Xuất hiện thông tin sai lệch về bầu cử trên Wechat

An item about Scott Morrison appearing on WeChat

An item about Scott Morrison appearing on WeChat Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

So với lần bầu cử trước thì lần này người sử dụng Wechat - một ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc - trở nên thận trọng hơn với tin tức mà họ nhận được. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch vẫn được lưu truyền và lần này là trong các nhóm trò chuyện riêng tư có thể có hàng trăm thành viên. Có khoảng 3 triệu người sử dụng Wechat ở Úc.


Siêu ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc, Wechat có khoảng 3 triệu người ở Úc sử dụng.

Trên ứng dụng này, SBS News đã nhìn thấy nhiều áp phích sai hoặc gây hiểu lầm được chia sẻ trong các cuộc trò chuyện nhóm riêng tư.

Ví dụ, một áp phích sử dụng một quảng cáo hiện có của nhóm vận động hành lang bảo thủ Advance Australia ... nhưng nó cắt bỏ câu cho biết thông tin được ủy quyền và thay vào đó áp hích này gắn thêm vào dòng chữ: một lá phiếu cho Lao động là một lá phiếu ủng hộ phong trào chuyển giới.

Một áp phích khác cũng được dàn dựng kỹ lưỡng cảnh báo rằng nếu đảng Lao động thắng, hàng ngàn người tị nạn sẽ tràn vào Úc và khiến đất nước này thiệt hại hàng ngàn tỷ đô la.

Rất khó để đo lường mức độ chia sẻ của loại nội dung này.

Wilfred Wang là một nhà nghiên cứu truyền thông Trung Quốc từ Đại học Melbourne.

“Lần này rất nhiều thông tin trao đổi và tin nhắn các loại đã chuyển sang chế độ riêng tư. Có rất nhiều những thông tin trao đổi qua lại này đang tích cực thảo luận về cuộc bầu cử, về chiến dịch chính trị là nằm trong các nhóm riêng tư đó.”

Fang Yang và nhóm các nhà nghiên cứu của cô từ Đại học Deakin và Đại học Monash đã theo dõi các bài viết và bình luận chính trị trên các tài khoản đăng ký công khai WeChat trong năm ngoái và nhận thấy người dùng ngày càng nghi ngờ về tin tức mà họ nhận được.

“Ngày càng có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của các lá phiếu của họ và ngày càng có nhiều nhận thức hơn về khả năng chính trị của họ."

Các chuyên gia tin rằng những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm đang được chia sẻ trong các cuộc trò chuyện nhóm riêng bởi những người ủng hộ hoặc những người thân tín của các ứng cử viên chính trị, đặc biệt là ở những ghế có tỷ lệ cử tri Úc gốc Hoa cao.

Tencent là tên công ty mẹ của WeChat nói với SBS rằng họ cấm phổ biến tin tức giả mạo và rằng các thông tin sai lệch cùng nhiều hình ảnh thì có vẻ như là được chia sẻ trong các nhóm trò chuyện riêng tư chứ không phải là một phần của bất kỳ nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội nào.

Liên Đảng đã không trả lời yêu cầu bình luận của SBS News về vấn đề này.

Lao động thì cho biết Wechat là một trong nhiều cách để giao tiếp với người Úc, còn Ủy ban Bầu cử Úc xác nhận họ đã có hành động đối với nội dung trái phép trên WeChat.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào


Share