Phụ nữ vẫn bị trả lương thấp hơn nam giới

A businesswoman in her office

A businesswoman in her office Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy mức cách biệt về lương bổng giữa nam nữ vẫn còn ở mức thấp nhất trong 20 năm qua, thế nhưng phụ nữ vẫn kiếm trung bình hơn nam giới hơn 240 đô la mỗi tuần.


Cách biệt về lương bổng theo giới tính hiện ở mức thấp nhất trong 20 năm qua, là 14 phần trăm.

Thế nhưng tin tức xấu đó lại còn tệ hại hơn, là muốn có cùng số tiền như nam giới trong năm tài chính vừa qua, thì phụ nữ Úc phải làm việc thêm 59 ngày nữa.

Các dữ kiện mới từ Cơ quan Công bằng Giới Tính tại Nơi Làm Việc tiết lộ rằng, Ngày Công bằng Lương Bổng diễn ra vào ngày 28 tháng 8 năm nay, đánh dấu số ngày làm thêm vào cuối năm tài chính trước đây, mà giới phụ nữ lẽ ra phải làm việc, để được cùng thu nhập như nam giới trong năm đó.

Đây là một sự kiện mà công chúng Úc, không thể quên được.

“Có phải chúng ta được hưởng lương công bằng cho một ngày làm việc giống nhau không, bất kể là giới tính thế nào, bạn nên được trả lương về công sức bạn đã bỏ ra”

“Một yếu tố có lẽ là họ không thương thảo về lương bổng như nam giới, tôi đoán có lẽ họ không nghĩ đến chuyện đó mà chỉ bắt đầu lo sự nghiệp của mình mà thôi. Phụ nữ thường lấy nhiều ngày nghỉ hơn nam giới, dù đó là nghỉ hộ sản hay nghỉ để chăm sóc con cái”.

“Tôi nghĩ có đôi chút định kiến trong chuyện nầy, bạn biết nó cũng giống như những gì đã diễn ra qua nhiều thế hệ, trong nhiều năm qua. Vì vậy đến lúc đề thay đổi thói quen đó, về cách thức mà họ suy nghĩ”.

Bà Angela Tomazos giám đốc về chính sách tại hệ thống Phụ nữ trong giới Doanh Thương và Chuyên nghiệp Úc châu, cho SBS biết rằng những thay đổi diễn ra hàng ngày, thế nhưng mức độ thay đổi cần được gia tăng.

“Mặc dù mức cách biệt lương bổng giữa nam nữ đã giảm bớt trong những năm qua, một điều khiến người ta quan ngại là phải còn bao lâu nữa để khoảng cách nầy được lấp đầy".

"Những gì tìm ra lại với các bằng chứng rõ ràng là, khi có các hành động tranh đấu thì chúng ta thấy khoảng cách đó được giảm bớt”, Angela Tomazos.

Được biết các ước lượng gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, sự quân bình lương bổng trên toàn cầu sẽ mất 200 năm nữa mới đạt được.

Trong vai trò của mình, bà Tomazos vận động chính phủ về các vấn đề liên quan đến phụ nữ nơi làm việc hiện phải quan ngại, trong đó có chuyện trả lương công bằng.

Bà nói rằng, cần có nhiều quan tâm về việc thay đổi nhận thức của xã hội hiểu biết về vai trò của việc chăm sóc, dù đó là chăm sóc trẻ em hay người cao niên.

“Về chuyện nghỉ phép của cha mẹ, hiện có các định kiến xem là đương nhiên là người phụ nữ luôn là người chăm sóc chính yếu".

"Phụ nữ lấy ngày phép trong công việc, để chăm sóc cho người thân".

"Đó là một nhận thức rằng, đó không chỉ phụ nữ là người chăm sóc chính, mà việc nầy được chia đều giữa vợ chồng”, Angela Tomazos.

Trong khi đó, bà Leonora Risse là một kinh tế gia cũng đồng ý rằng, nghề nghiệp là một yếu tố khiến cho phụ nữ kiếm ít tiền hơn nam giới trong cùng một nghề, thế nhưng đó không chỉ là yếu tố duy nhất.
"Và thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng đó là bất cứ điều gì mà nhiều người phụ nữ hy vọng sẽ phải hành động”, Jane Garvey.
Bà nói rằng, một yếu tố khác là nam và nữ cuối cùng làm việc trong các ngành kỹ nghệ khác nhau, với mức lương khác nhau.

“Vì vậy chúng ta có nhiều nam giới trong các công việc xây dựng, hầm mỏ và chuyên chở chẳng hạn, đây là những ngành thường được trả lương cao, bất kể nam hay nữ".

"Ngược lại chúng ta có nhiều phụ nữ hướng đến những ngành trả lương thấp hơn, như chăm sóc y tế và giáo dục cũng như trợ giúp về xã hội”, Leonora Risse.

Bà cho biết, sự kiện là nam giới thường đảm nhận chức vụ quan trọng hơn, đã phản ảnh thực sự về các định kiến về việc xã hội nghĩ thế nào, về vai trò lãnh đạo và xem xét nam giới theo các cách thức khác nhau, hơn là những phương thức xét đoán người phụ nữ.

Năm nay nước Úc đánh dấu 50 năm về án lệ có tính cách lịch sử, với Lương bổng Ngang Bằng hồi năm 1969, theo đó phán quyết rằng phụ nữ phải được trả lương bằng với nam giới, trong cùng một công việc.

Thế nhưng bà Leonora Risse cho rằng, nếu quí vị nhìn vào mọi việc trên thực tế, thì chuyện đó không đơn giản chút nào.

“Khi phân tích kỹ hơn một chút, quí vị thường thấy trung bình mức thu nhập của nam giới có khuynh hướng tăng thêm, như tiền thưởng hay hy sinh tiền lương trước thuế – salary sacrifice và rất nhiều thành phần tài chính quan trọng khác”.

Vấn đề nầy không chỉ xảy ra tại nước Úc mà thôi.

Đài BBC tại Anh quốc tìm thấy, chính họ cũng ở ngay tâm điểm của những tranh cãi công khai gây nhiều bối rối, khi đài nầy tiết lộ rằng một số nữ xướng ngôn viên truyền hình hay phát thanh viên, đã được trả lương thấp hơn đáng kể so với nam giới, khi cùng làm một công việc.

Sự bất mãn đó được thấy, qua thông tín viên nổi tiếng và rất được tôn trọng về vấn đề Trung quốc, là bà Carrie Gracie từ chức, sau khi khám phá ra rằng bà kiếm được ít hơn 100 ngàn bảng Anh, so với thông tín viên BBC tại Hoa Thịnh Đốn.

Một trong những xướng ngôn viên BBC, dẫn đầu chiến dịch đòi hỏi trả lương công bằng là bà Jane Garvey, vốn là xướng ngôn viên của đài BBC ,về chương trình rất phổ thông và kéo dài rất lâu, có tên là ‘Giờ của Phụ nữ’ Woman’s Hour.

Bà cho biết, tiến trình để khiếu nại không phải là dễ dàng.

“Đối với bất cứ phụ nữ nào than phiền về chuyện lương bổng, thực hiện theo thủ tục đó, luôn là mất thời gian và nhiều phụ nữ gặp rất nhiều căng thẳng và không dễ dàng thực hiện".

"Và thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng đó là bất cứ điều gì mà nhiều người phụ nữ hy vọng sẽ phải hành động”, Jane Garvey.

Được biết giám đốc của Cơ quan Công bằng Giới Tính Nơi Làm Việc là bà Libby Lyons nói rằng, mọi người dân Úc đều xứng đáng để có các trải nghiệm nơi làm việc, nơi không có sự kỳ thị, định kiến hay bất công dựa trên căn bản giới tính.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share