Liệu Úc và Việt Nam sẽ ký kết quan hệ đối tác chiến lược?

Prime Ministers Malcolm Turnbull and Nguyen Xuan Phuc hold bilateral talks in November 10 2017 during Apec Summit in Da Nang.

Prime Ministers Malcolm Turnbull and Nguyen Xuan Phuc hold bilateral talks in November 10 2017 during Apec Summit in Da Nang. Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong chuyến thăm sắp tới đây của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Úc (17-18/3), mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước có thể được nâng lên thành đối tác chiến lược, một tầm mức mà bấy lâu nay Úc vẫn còn lưỡng lự chưa ký với Việc Nam. Nếu mối quan hệ này được nâng tầm thì cộng đồng người Việt sẽ có vai trò cũng như ảnh hưởng như thế nào trong mối quan hệ mới này? Giáo sư Carlye Thayer từ Học Viện Quốc Phòng Úc có câu trả lời.


Mai Hoa: Thưa Giáo sư, nhân chuyến thăm Úc của Thủ tướng Viêt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhìn lại mối quan hệ ngoại giao giữa Úc và Việt Nam thì câu hỏi đầu tiên là tại sao hai nước vẫn chưa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược như Việt Nam đã có với các nước khác?

Giáo sư Carlye Thayer: Năm 2008, Thủ tướng Kevin Rudd đã bỏ qua đề nghị của Việt Nam về một quan hệ đối tác chiến lược vì ông không muốn ký một thỏa thuận mà chủ yếu chỉ mang tính tượng trưng và vì ông không nghĩ rằng mối quan hệ song phương hai nước đã đạt đến mức độ gần gũi cần thiết để có thể thiết lập mối quan hệ song phương như vậy.

Ông Rudd có vẻ như đã đặt nặng về quốc phòng và an ninh vào khía cạnh chiến lược. Trong khi Việt Nam sử dụng quan hệ đối tác chiến lược theo một nền tảng rộng hơn để nói về mối quan hệ với các nước.

Năm 2009, khi Julia Gillard làm Thủ tướng, quan hệ song phương với Việt Nam đã được nâng lên thành mối quan hệ đối tác toàn diện.

Năm 2015, khi Tony Abbott làm thủ tướng, hai nước đã đồng ý tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và tiếp tục bàn thảo để tiến tới là đối tác chiến lược. Vì vậy có thể hy vọng là tương lai hai nước có thể có mối quan hệ đối tác chiến lược.

Mai Hoa: Trong một bài báo ông có nhận định rằng vấn đề dối tác chiến lược giữa hai nước sẽ được đưa lên bàn nghị sự trong chuyến thăm Úc của Thủ tướng Viêt Nam Nguyễn Xuân Phúc, tại sao thưa ông ?

Giáo sư Carlye Thayer: Kể từ năm 2009, mối quan hệ của Australia với Việt Nam đã tăng lên về chiều rộng cũng như chiều sâu. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ tám của Australia, trong khi Australia là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Việt Nam.

Thương mại hàng hóa hai chiều giờ đây đã hoàn toàn vượt quá 10 tỉ đô la Úc. Việt Nam là thị trường gia súc sống và lúa mì lớn thứ hai của Australia. Doanh số bán than luyện kim đã tăng lên. Xuất khẩu các dịch vụ giáo dục là xuất khẩu lớn nhất của Úc sang Việt Nam. Và sau 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như tám năm là đối tác toàn diện, cả hai bên đã phát triển một phương thức vững chắc về niềm tin chiến lược đối với hầu hết các thách thức an ninh mà khu vực và thế giới đang phải đối mặt.
image005.jpg
Photo: Giáo sư Carlye Thayer

Việt Nam được xem như là có một vai trò tích cực trong khu vực, đặc biệt là ở trong ASEAN. Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với mười một quốc gia bao gồm bốn trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ.

Về mặt thực tế, chính Úc mới là nước cần phải quan tâm đến việc đạt được một thỏa thuận hợp tác chiến lược với Việt Nam vì nó tạo điều kiện cho Thủ tướng của chúng ta tiếp cận với bốn nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam - Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc Hội.

Phải mất đến gần hai năm để Úc và Việt Nam đạt được thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược. Thỏa thuận này đã được thông báo tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo APEC ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm ngoái.

Tôi tin là quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ được chính thức hóa khi Thủ tướng Phúc thăm chính thức Canberra.
Mai Hoa: Vậy thì cộng đồng người Việt tại Úc sẽ có vai trò gì trong mối quan hệ đối tác mới này nếu nó được thiết lập thưa ông?

Giáo sư Carlye Thayer: Có các nhóm khác nhau trong cộng đồng người Việt tại Úc. Có những người có khuynh hướng thuận lợi cho chính phủ Việt Nam và họ đã và đang có những đóng góp to lớn trong quan hệ song phương ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ, giáo dục và văn hoá.

Nhưng vẫn có nhiều phạm vi cho sự liên kết giữa người và người và sự trao đổi lẫn nhau. Có những người Việt Nam ở Úc có quan điểm ít thân thiết đối với chính phủ Việt Nam. Cộng đồng này có thể đóng góp vào quan hệ song phương bằng cách nuôi dưỡng di sản văn hoá của họ trong xã hội đa văn hóa của Úc.

Họ cũng có thể sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của họ để thông báo cho cộng đồng Úc rộng hơn về những phát triển ở Việt Nam. Cụ thể hơn, họ có thể truyền đạt những quan ngại của họ, như nhân quyền, cho các thành viên quốc hội và chính phủ.

Rõ ràng là việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và blogger đang diễn ra là một mối đe dọa trong mối quan hệ khắn khít giữa hai nước.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share