WHO liệu có thiên vị Trung Quốc trong cuộc chiến chống COVID-19?

Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus, Director General of the WHO

Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus, Director General of the WHO. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Y tế Thế giới W-H-O có nghĩa vụ chăm sóc an sinh của mọi người ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, trong trận đại dịch toàn cầu đầu tiên này, W-H-O liên tục trở thành tâm điểm bị chỉ trích. W-H-O bị cáo buộc đã quá chậm trễ trong việc công bố tình trạng sức khoẻ khẩn cấp quốc tế và thiên vị Trung Quốc trong cuộc chiến chống dịch.


Các phần thuyết trình của Tổ chức Y tế Thế giới về Coronavirus có khuynh hướng đi sâu vào chi tiết số liệu thống kê và các tuyên bố, thay vì thể hiện bất kỳ quan điểm nào.

Nhưng tất cả đều đã thay đổi với đại dịch COVID-19.

 Người đứng đầu của tổ chức W-H-O , Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đưa ra những lời nhận xét khiến mọi người phải bất bình, đặc biệt là những phát ngôn của Tiến sĩ Tedros về Trung Quốc.
"Tôi vẫn sẽ ca ngợi Trung Quốc hết lần này đến lần khác. Bởi vì hành động của họ thực sự đã giúp giảm sự lây lan của coronavirus sang các nước khác. Sự cam kết của giới lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc bắt đầu từ chính Chủ tịch nước của họ. Trình độ của ông ấy quả thật rất tuyệt vời."
Trung Quốc đã được ca tụng mạnh mẽ về nhiều mặt trước phản ứng của họ đối với COVID 19-đặc biệt là hiệu quả của việc nước này phong tỏa toàn quốc.

Tiến sĩ Tedros đã khen ngợi chính phủ Trung Quốc chỉ vài tuần sau khi lan truyền tin tức chính phủ nước này đã tìm cách bưng bít mọi thông tin liên quan đến vi-rút, cũng như đàn áp và tìm cách ‘bịt miệng’ các bác sĩ lên tiếng về tình trạng lây lan của dịch bệnh.

Theo Lawrence Gostin, Giáo sư Luật Sức khỏe Toàn cầu tại Khoa Luật Đại học Georgetown ở Washington, tiến sĩ Tedros sau đó đã từ chối các yêu cầu ông tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đến tận cuối tháng 1 - và mục đích chính của sự chậm trễ là nhằm không làm Trung Quốc phật lòng.

"Trung Quốc thích tự chứng tỏ với thế giới rằng mình là quốc gia  có năng lực cao. Như việc Trung Quốc tuyên bố thể xây dựng một bệnh viện chứa một ngàn giường trong vòng một tuần ngụ ý rằng họ đã kiểm soát được tình hình. Nếu W-H-O tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước đó, thì sẽ chứng minh rõ ràng sự thật rằng Trung Quốc không hề kiểm soát được dịch này. Trong suốt thời gian đó, Tổ chức Y tế Thế giới còn ca tụng Trung Quốc bởi vì tổ chức này chịu sức ép từ phía Trung Quốc."

Tổ chức Y tế Thế giới là một tổ chức hoạt động khác biệt so với những tổ chức  quốc tế khác.

W-H-O tuy là một cơ quan của Liên hợp quốc; nhưng nó được điều hành bởi các quốc gia thành viên.

Các quốc gia này cử đại biểu bỏ phiếu về các quyết định; và W-H-O đứng ra hỗ trợ các chính sách y tế quốc gia - có nghĩa là hỗ trợ các chính phủ trong các chính sách mà họ chọn. 

Đó là một cách tiếp cận khiến W-H-O bị cản trở nghiêm trọng.

"Tổ chức Y tế Thế giới nhận được khoản tài trợ khổng lồ từ Hoa Kỳ" 

Rất nhiều sự chỉ trích đã hướng về phía  W-H-O kể từ khi dịch coronavirus bùng phát.

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, gần đây đã tuyên bố rằng cho tổ chức này.
"Chúng tôi sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới. Tài trợ cho tổ chức này là điều tốt nhưng khi họ đưa ra toàn những quyết định sai lầm thì chuyện đó sẽ không xảy ra nữa."
Đó là một lời đe dọa đáng lo ngại cho một tổ chức  vốn đã bị cắt giảm ngân sách trong những năm gần đây. 

Tuy nhiên,  theo Kelley Lee, điều này nên là một mối lo cho tất cả chúng ta.

Bà giúp W-H-O làm việc với các học giả và những người khác trong lĩnh vực tăng cường sức khỏe.

Bà cho biết nếu W-H-O không cải thiện ngay bây giờ, chúng ta nên xem xét việc tăng cường quyền lực của tổ chức này, thay vì làm suy yếu chúng - bởi vì chưa bao giờ sức khỏe của thế giới lại bị đe dọa nghiêm trọng như vậy.

"Nhiều người tin rằng đại dịch COVID-19 này chỉ mới là sự khởi đầu cho một đợt bùng phát nghiêm trọng hơn, vì vậy đây là lúc để thực sự suy nghĩ về những quyền lực nào chúng ta cần đối với tổ chức W-H-O. Thứ mà tổ chức này không có là quyền hạn thực thi các biện pháp đối với một quốc gia thành viên. Chúng ta có cần trao cho họ quyền siêu quốc gia không? Chúng ta hiện có thời gian để nghĩ lại xem W-H-O cần phải là tổ chức như thế nào để chúng ta có thể đối phó với sự kiện nghiêm trọng hơn trong tương lai ".

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese

 


Share