Làm sao để giữ an toàn trên sông biển ở Úc?

Safety flags at a beach.

Swim between the flags. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Người Úc rất yêu thích đắm mình trong các sinh hoạt dưới nước, nhưng thảm kịch lại thường diễn ra vào mùa hè.


Trong thập niên qua đã có gần 1,000 vụ chết đuối được ghi nhận.
Trên các bãi biển ở tiểu bang Queensland, có gần phân nửa các vụ chết đuối là người di dân hay khách viếng thăm ngoại quốc.
Cơ quan Royal Life Saving Australia đã nhận diện những người thuộc nguồn gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn và Mã Lai có nguy cơ bị chết đuối.
Cơ quan Surf Life Saving tiểu bang Queensland gần đây đã phát hành một tập sách nhỏ bằng nhiều ngôn ngữ nói về vấn đề an toàn ở sông biển, nhằm giúp cho các nhân viên cứu sinh giao tiếp với những người đi bơi thuộc nguồn gốc không nói tiếng Anh.
Úc hiện có trên 11,000 bãi biển nhưng chỉ có 4% các bãi biển này có nhân viên tuần tra.
Cô Chantrel Fife nói rằng những ngưòi không tự tin trong bơi lội chỉ nên đến những bãi biển có nhân viên cứu sinh canh giữ.
"Những điều chính yếu khi đi xuống bãi biển là tìm  lá cờ, bơi ở giữa hai lá cờ và bơi lội trong thời gian có người tuần tra.  Quý vị được bảo đảm an toàn ở đó và nếu quý vị gặp rắc rối, chẳng hạn như bị con sứa chích, thì quý vị  có thể đến gặp một nhân viên trợ sinh để được giúp đỡ. "
Úc hiện có trên 11,000 bãi biển nhưng chỉ có 4% các bãi biển này có nhân viên tuần tra.
Các dòng nước xoáy vẫn là mối đe dọa chính yếu.
Có nhiều người chết vì bị mắc kẹt trong nước xoáy nhiều hơn là số người bị cá mập tấn công - với trung bình mỗi năm có 21 sinh mạng bị chết do nước xoáy.
Câu cá ở ghềnh đá đưọc xem là môn thể thao nguy hiểm nhất ở Úc.
Một cuộc nghiên cứu của Tổ chức cứu sinh NSW tìm thấy có trung bình 17 vụ chết đuối có liên quan đến việc câu cá giải trí hàng năm trong thời gian từ 1 tháng Bảy 2000 đến 30 tháng Sáu 2007. Ở NSW, những người gốc Á Châu chiếm 59% các vụ tử vong do câu cá ở ghềnh đá trong cùng thời gian.
Chỉ cần một vài giây đồng hồ để cho một người câu cá ở ghềnh đá  bị cuốn ra biển. Trước khi chìm xuống nước, còn có nguy cơ bị đập đầu vào các tảng đá.
Nhưng không chỉ có bãi biển là nơi những người bơi lội gặp rắc rối.
Ông Craig Roberts cho hay sông ngòi là địa điểm số một gây chết chóc cho di dân ở Úc.
"Thường thì mặt nước phẳng lặng trên sông trông có vẽ an toàn, nhưng bên dưới mặt nước là điều đáng ngại. Cây cối và những vật như thế cùng với dòng nước xoáy là điều khá nguy hiểm, có thể gây tai nạn hay chết đuối."
Theo ông cần phải xác định những nguy hiểm chung quanh truớc khi bơi lội trong dòng sông.
"Một trong những điều then chốt cần phải đoan chắc trước khi quý vị bước xuống sông là hỏi dân chúng địa phương về những nguy hiểm có thể xảy ra, biết rõ những nguy hiểm ở bên dưới mặt nước, phải mặc áo phao, học cách làm hô hấp nhân tạo, tức CPR, và luôn luôn bơi lội cùng với một người nào đó."
Có nhiều người chết vì bị mắc kẹt trong nước xoáy nhiều hơn là số người bị cá mập tấn công - với trung bình mỗi năm có 21 sinh mạng bị chết do nước xoáy.
Và trong khi điều thiết yếu là phải được thông tin đầy đủ về các bãi biển hay sông ngòi, thì quan trọng không kém là phải biết rõ về vấn đề an toàn ở các hồ bơi.
Với những phúc trình thưòng xuyên về các vụ trẻ em chết đuối ở các hồ bơi trong vườn sau nhà, tổ chức cứu sinh NSW đã thúc giục các bậc cha mẹ hãy theo dõi con cái vào mọi lúc. Ông Carig Roberts cũng khuyến khích mọi người học cách hô hấp nhân tạo.
"Một yếu tố quan trọng trong việc cứu tính mạng của một người là tiếp cận sớm với người đang bị chìm xuống nước và bước kế tiếp là làm hô hấp nhân tạo. Chúng tôi khuyến khích mọi người hãy học khóa hô hấp nhân tạo, vì có thể một ngày nào chính gia đình hay bạn hữu của quý vị là người mà quý vị sẽ phải cứu."

Muốn biết thêm chi tiết viết bằng một số ngôn ngữ ngoaì tiếng Anh hãy vào trang mạng  
Còn có  những tin tức về an toàn trên bãi biển bằng nhiều ngôn ngữ, có thể đưọc tìm thấy trên trang mạng của cơ quan


Share