Việt Nam sẽ tự sản xuất vắc xin "made in Vietnam"?

Motorists wear protective face masks to prevent the spread of Covid-19 in Hanoi, Vietnam.

Motorists wear protective face masks to prevent the spread of Covid-19 in Hanoi, Vietnam. Source: MANAN VATSYAYANA/AFP via Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Giữa bối cảnh làn sóng vi-rút mới đang hoành hành ở Đông Nam Á trong sáu tuần qua, Việt Nam đang tiếp tục gây ấn tượng với bạn bè quốc tế khi tuyên bố 'tự sản xuất vaccine để dùng vào năm sau'.


Việt Nam đang phát triển 4 loại vaccine riêng mang tên mình.

Trong đó, hai loại đang được sản xuất bởi các công ty nhà nước tiền thân là công ty sản xuất thuốc Nanogen, đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng ở Hà Nội) và có tham vọng trở thành ứng cử viên vắc xin toàn cầu COVID-19 Nanocovax.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Sydney Morning Herald và The Age, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Nanogen, Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ cho biết ông hy vọng loại vắc xin này sẽ sớm được chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. 

Theo ông, công ty có trụ sở tại Sài Gòn có khả năng sản xuất 120 triệu liều vaccine mỗi năm. Các thỏa thuận để mở rộng công suất đó đang được thảo luận với các nhà máy sản xuất của Ấn Độ và Hàn Quốc.

Theo tin trong nước, Nanogen đang gấp rút thực hiện giai đoạn ba của các thử nghiệm lâm sàng, một số thử nghiệm trong số đó được ông cho biết sẽ tiến hành ở Philippines và Bangladesh vì Việt Nam có số ca mắc thấp hơn nên rất khó để chứng minh đầy đủ hiệu quả của vắc-xin.

Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ cho biết, điểm hấp dẫn của Nanocovax không giống như yêu cầu bảo quản dưới 0 của vắc xin mRNA. Nó có thể được giữ ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, lý tưởng để phân phối trên khắp Việt Nam và các nước trong khu vự

Việt Nam đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới để chuyển giao công nghệ cho phép một công ty trong nước bắt đầu sản xuất vắc xin dựa trên mRNA, mô hình mà các mũi tiêm Pfizer-BioNTech và Moderna đã được phát triển.

Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục vào năm ngoái, Việt Nam đã chống lại sự gia tăng đột biến của nhiễm COVID với chiến lược bao gồm chốt chặn cục bộ, truy tìm nguồn lây nhiễm nhanh chóng và kỹ lưỡng, đồng thời tuân thủ việc đeo khẩu trang bắt buộc và giãn cách xã hội.

Ngay cả những chiếc loa phóng thanh ở Hà Nội - nơi từng được sử dụng để cảnh báo về các cuộc tấn công trên không trong Chiến tranh Việt Nam - đã được đưa vào sử dụng trở lại để đưa ra chỉ thị về các mối đe dọa virus.

Làn sóng dịch bệnh thứ tư đang khiến cả nước Việt Nam phải cảnh giác cao độ.

Đến nay, có hơn 800 trường hợp nhiễm mới trên 25 tuổi trong số 63 tỉnh thành của Việt Nam kể từ cuối tháng trước.

Những con số này nhạt nhòa so với mức tăng đáng báo động trong tháng qua ở nước láng giềng Campuchia, đã tăng vọt từ tổng số 500 ca vào tháng 2 lên hơn 20,000 ca và ở Thái Lan, có ít hơn 7,000 ca dương tính vào năm ngoái và hiện có số ca nạp gần 90,000 ca .

Tiến sĩ Nguyễn Thu Anh, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Viện Nghiên cứu Công Woolcock tại Hà Nội và Đại học Sydney, cảnh báo đợt bùng phát hiện nay khác với đợt bùng phát virus trước đây.

Dịch nay đã lan rộng khắp các tỉnh thành cả nước.

Share