Việc phân phối không đồng đều vắc xin khi WHO báo cáo số ca nhiễm mỗi tuần cao nhất chưa từng có

Director-General Director General Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus

Director-General Director General Dr Tedros Adhanom Ghebreyesus Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Việc phân phối không đồng đều vắc xin chống COVID-19 ngày càng rõ nét, khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết số ca nhiễm bệnh cao nhất chưa từng có, trong đại dịch 16 tháng qua. Trong khi đó, cô gái vận động biến đổi khí hậu Greta Thunberg hiến tặng hơn 150 ngàn Úc kim để chống lại việc phân phối vắc xin không công bằng, đồng thời chỉ trích các chính phủ, các hãng dược phẩm cùng cộng đồng quốc tế về khuyết điểm nói trên.


Cô Greta Thunberg là thiếu nữ hoạt động tranh đấu cho các vấn đề khí hậu nói rằng, thế giới nên hành động tốt hơn để chống lại tình trạng bất công trong việc phân phối vắc xin chống COVID-19.

“Thế nhưng cho đến nay, tính trung bình thì cứ 4 thì có một người tại các nước có lợi tức cao đã được chủng ngừa vắc xin, so với đến 500 người mới chỉ có 1, tại các quốc gia có lợi tức trung bình".

"Cộng đồng quốc tế, các chính phủ và các hãng chế tạo vắc xin, phải gia tăng nỗ lực trong việc đối phó với sự bất công trong việc phân phối vắc xin”, Greta Thunberg.

Được biết Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO loan báo có 5,2 triệu trường hợp nhiễm coronavirus mới trong tuần lễ mới nhất.

Đây là con số cao nhất chưa từng có trong một tuần lễ trong suốt thời gian đại dịch kéo dài 16 tháng qua.

Cô Thunberg cho biết, mọi người trên khắp thế giới ở tuyến đầu khi đương đầu với virus, nên được chủng ngừa trước những người khác.

“Quả là vô đạo đức khi các quốc gia có lợi tức cao, hiện chủng ngừa vắc xin cho những người trẻ và những người khỏe mạnh".

'Nếu điều đó xảy ra, thì đúng là lấy đi vắc xin của những người thuộc nhóm dễ gặp nguy hiểm, cũng như những người ở tuyến đầu, thuộc các quốc gia có lợi tức trung bình và thấp”, Greta Thunberg.

Được biết thiếu nữ người Thụy Điển nổi tiếng qua chiến dịch vận động về môi sinh có tên là ‘Ngày Thứ Sáu Dành Cho Tương Lai’, đã quyên góp được 155 ngàn Úc kim, tương đương với 100 ngàn đồng euro, từ hiệp hội từ thiện của cô cho WHO, để mua vắc xin chống COVID-19 cho các quốc gia cần đến nhất, bất chấp là nước giàu hay nghèo.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, con số mới những người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã gia tăng trong 8 tuần lễ liên tiếp.

“Trong tuần qua, các trường hợp mới nhiễm COVID-19 gia tăng cho đến tuần lễ thứ 8, với hơn 5,2 triệu trường hợp được báo cáo và đó là mức gia tăng cao nhất từ trước đến nay".

"Số tử vong gia tăng suốt 5 tuần lễ và có hơn 3 triệu người chết hiện nay, được báo cho WHO”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, một trong những nước tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới là Israel cho biết, họ được bảo đảm hàng triệu liều vắc xin sau khi ký hợp đồng với Pfizer.

Chính phủ nước nầy nói rằng, thỏa thuận bao gồm một chọn lựa cho việc giao vắc xin trong tương lai, có thể đối phó với loại biến chủng mới, cũng như các thỏa thuận tương tự với Moderna hiện được xúc tiến.

Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu nói rằng, nước nầy sẽ không cần đến biện pháp phong tỏa nữa.

“Trong những ngày gần đây, tôi đã nói chuyện với bạn bè về các giám đốc của Pfizer và Moderna".

"Có một số trở ngại ở Israel mà chúng tôi phải vượt qua và chúng tôi đã tìm ra cách để vượt qua chúng".

"Nếu không có gì bất ngờ ở dạng biến thể coronavirus mà vắc-xin không vượt qua được, thì chúng tôi đã mua hàng triệu vắc-xin bổ sung với Pfizer, tôi hy vọng cũng sẽ sớm có Moderna".

'Điều này có nghĩa là chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có đủ vắc xin, cho cả người lớn và trẻ em".

"Israel một lần nữa sẽ dẫn đầu thế giới, trong cuộc chiến chống lại COVID-19".

"Sẽ không còn chuyện phong tỏa nữa, vì chúng tôi đã thoát khỏi nó”, Benjamin Netanyahu.
"Hiện đất nước không có nhiều vụ việc xảy ra, nhưng chúng ta phải làm mọi biện pháp để tránh làn sóng thứ ba như các biện pháp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và chủng ngừa, để tránh làn sóng thứ ba”, Jean Robert Makulo.
Được biết lời loan báo của Israel không cho biết số lượng vắc xin mà nước nầy đặt mua, hay họ đã trả bao nhiêu tiền.

Israel là quốc gia hàng đầu thế giới tính theo đầu người, kể từ khi phát động chiến dịch chủng ngừa hồi tháng chạp năm rồi.

Nước nầy bảo đảm một số lượng vắc xin cung cấp, sau khi ký hợp đồng với Pfizer.

Hơn phân nửa người dân Israel hay 53 phần trăm của dân số 9,3 triệu người, đã được tiêm chủng 2 mũi vắc xin Pfizer/BioNTech và các trường hợp nhiễm bệnh đã sụt giảm, sau khi lên đến cao điểm hồi tháng giêng đầu năm nay.

Lời loan báo của Israel diễn ra, khi Cộng Hòa Dân chủ Congo ở Phi Châu bắt đầu việc chủng ngừa đầu tiên.

Đã một tháng qua, kể từ khi nước nầy nhận được vắc xin AstraZeneca, qua chương trình Covax do sáng kiến của WHO.

Bộ Trưởng Y tế Eteni Longondo và các viên chức khác, có mặt trong số những người đầu tiên được tiêm chủng.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của vắc xin và nói rằng, ông muốn làm gương cho những người quan ngại về việc tiêm chủng và nói thêm ‘vắc xin luôn tốt, hơn là tệ hại’ khi được tiêm chủng.

Bác sĩ Jean Robert Makulo, người đứng đầu bệnh viện thuộc đại học Kinshasa, là một trong những người đầu tiên nhận được vắc xin.

“Tôi không sợ, việc tiêm chủng là một cơ hội để khởi động lại nền kinh tế và cũng là cơ hội cùng với các biện pháp khác, để chấm dứt đại dịch đang trải qua trên toàn thế giới này".

"Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe quan trọng".

"Hiện đất nước không có nhiều vụ việc xảy ra, nhưng chúng ta phải làm mọi biện pháp để tránh làn sóng thứ ba như các biện pháp giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và chủng ngừa, để tránh làn sóng thứ ba”, Jean Robert Makulo.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share