Văn nghệ cuối tuần: Sắc tím trong tình ca của Hoàng Trọng

Jacaranda

Jacaranda Source: Tuan Ton

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nhạc sĩ Hoàng Trọng với tình yêu đang thăng hoa cùng nữ sĩ Vĩnh Phúc - con gái của người bạn vong niên với ông, mục sư Lưu Văn Mão, đã cho ra đời những 'Bản tình ca màu Tím', 'Tôi vẫn yêu hoa màu Tím' điệu Slow, 'Màu tím Pensee' điệu Rumba và 'Ngàn thu áo Tím' điệu Valse bất hủ trong làng tân nhạc Việt Nam thời Đệ nhất Cộng hòa.


Đoạn tuyệt quá khứ buồn và dắt díu con thơ vào Nam sinh sống, nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sống hết tình cho con cái cả mình.

Tài hoa và tuổi trẻ như nhạc sĩ Hoàng Trọng đã làm thổn thức biết bao trái tim của những cô gái miền Nam đương thời nhưng trái tim của ông chỉ dành cho trái tim của một cô gái hiền lành và tràn đầy mộng mơ.

Cô chính là con gái của Mục sư Lưu văn Mão và có tên là Vĩnh Phúc.

NS Hoàng Trọng vối có mối giao tình sâu đậm với vị mục sư này và ca gia đình, thường hay ghé nhà mục sư để đàm đạo chuyện đời và chuyện văn học nghệ thuật.

Cả gia đình mục sư đều biết làm thơ và làm khá hay để thành nguồn "Cung cấp" lời cho các nhạc phẩm của ông trong giai đoạn này.

Và như thế,tình yêu đến với ông cũng như những chuyện tình muôn thưở khác.

Oái oăm thay, cô con gái Bạch La của ông vì sợ cô Vĩnh Phúc chia sẽ bớt những tình cảm của cha mình nên đã cương quyết chống lại.

Gạt nước mắt để nuôi con, ông đành gác lại mối tình dỡ dang này và trút nỗi niềm vào trong những bản nhạc tình màu Tím, để nhiều năm sau này các thế hệ sau cảu Việt Nam vẫn luôn ngân nga.

Từ khi xa Anh,em vẫn yêu và nhớ,
Mà sao Anh đi,đi mãi không về nữa
Một bóng áo tím buồn ngẫn ngơ
Khóc trong chiều gió mưa
Khóc thương hình bóng xưa..."
...Cho một cuộc tình vọng động...!

Bản nhạc 'Ngàn thu áo tím' qua tiếng hát vượt thời gian của Thái Thanh.

Nhạc bản này (lời của Vĩnh Phúc) được coi là bài hay nhất của Hoàng Trọng về điệu Valse.

Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến Tiếng Tơ Ðồng, và ngược lại.

Ông đã để lại lịch sử âm nhạc Việt Nam ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của nhiều nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang của nền âm nhạc.

Khi được mời thành lập ban nhạc để trình diễn trên hệ thống truyền hình, Hoàng Trọng nhận lời.

Sau thời gian chuẩn bị chu đáo, ngày 30 tháng 8 năm 1957, Tiếng Tơ Ðồng xuất hiện trên đài Truyền Hình Việt Nam, qui tụ với khoảng 40 ca nhạc sĩ đã gây dấu ấn sâu sắc trong làng ca nhạc.

Từ đó, Tiếng Tơ Ðồng vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn giới mộ điệu, khán thính giả bốn phương và cũng là môi trường sinh hoạt, tiến thân của nhiều nghệ sĩ.

Trong nền điện ảnh Việt Nam, Hoàng Trọng viết nhạc cho rất nhiều phim, trong đó có những phim có tiếng như 'Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương', 'Giã Từ Bóng Tối', 'Người Tình Không Chân Dung', 'Sau Giờ Giới Nghiêm', 'Bão Tình'...

Có thể nói ông là lớp văn nghệ sĩ đầu tiên từ miền Bắc vào Nam sau năm 54,đã đi cùng thời với sự phát triển rực rỡ cuả VNCH trong giai đoạn này và cống hiến không nhỏ cho nền văn hóa nghệ thuật của miền Nam Việt Nam thời đó.

Vào mùa này ở Úc, hình như những bông hoa tím ngát của những hàng cây Jacaranda cũng đang thẩn thờ rơi theo tiếng hát của ca sĩ Thái Thanh vừa cất lên giao hòa với nỗi buồn man mác của người con gái trong bản nhạc bất hủ 'Ngàn thu áo Tím' của nhạc sĩ Hoàng Trọng.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share