Vấn đề người tị nạn ở Châu Âu làm sao để đối xử công bằng như với người từ Ukraine?

Ukrainian refugees at the Main Railway Station in Prague, Czech Republic

Ukrainian refugees at the Main Railway Station in Prague, Czech Republic Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trên khắp châu Âu, các quốc gia, các thị trấn và nhà dân đã và đang mở cửa đón những người Ukraine chạy nạn chiến tranh, thế nhưng cùng lúc đó, thì cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc báo cáo rằng số lượng người gia tăng từ Trung Đông và châu Phi đang chết khi họ cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu. Và nếu họ vượt qua được, họ có thể phải đợi một thời gian dài và không chắc chắn trước khi được chấp nhận làm người tị nạn.


MILLER: "Xin chào, tôi tên là Barbara Miller. Tôi là điều phối viên của Hello Welcome. Hello Welcome là điểm hẹn của tất cả mọi người, cho người Thụy Sĩ, di dân hay người tị nạn.

Reporter: "Và họ đến từ những quốc gia nào?"

MILLER: "Chúng tôi có nhiều người đến từ Afghanistan, Eritrea, Kurdistan, Somalia."

Một điểm chung mà tất cả mọi người tại Hello Welcome cần phải có là sự kiên nhẫn.

Có thể mất nhiều năm để các nhà chức trách Thụy Sĩ quyết định tương lai của họ.

Farit từng là giáo viên tiếng Anh ở vùng người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ nằm một trong số những người tị nạn tại Hello Welcome.

"Mọi người tốt bụng và hay giúp đỡ, nhưng quá trình xin tị nạn đôi khi rất lâu. Riêng với tôi thì phải mất đến hai năm. Hai năm đó thật không dễ dàng vì không có gì là chắc chắn." 

Đối với Mohammad từ Iraq, thời gian chờ đợi thậm chí còn lâu hơn.

Năm nay anh 24 tuổi, thế nhưng Mohammad đã ở Thụy Sĩ sáu năm, và vẫn chưa có gì cho biết là anh sẽ được chấp nhận cho tị nạn.

"Tôi không có gì, thậm chí không có giấy tờ tùy thân. Tôi chỉ ngồi đây cả ngày và không thể làm gì cả. Cảm giác này thật là tồi tệ. Nó khiến tôi phiền muộn thậm chí gọi điện thoại cũng không muốn."

Cách đó không xa, Anastasia và chị gái đến từ Ukraine đang ổn định cuộc sống mới.

Chỉ trong vài tuần, Thụy Sĩ đã tiếp nhận hơn 50.000 người tị nạn từ Ukraine.

"Trước thách thức to lớn với cuộc khủng hoảng người tị nạn này, cho đến nay các nhà chức trách đã làm khá tốt."

Đó là Eliane Engeler thuộc Hội đồng Người tị nạn Thụy Sĩ. Bà cho biết chính phủ giải quyết nhanh chóng, không quan liêu đối với những người mới đến, bao gồm cả giấy phép cư trú hoàn toàn mới cho người tị nạn Ukraine.

"Người tị nạn từ Ukraine có được quy chế bao gồm tự do đi lại, được nhanh chóng đoàn tụ gia đình cũng như tiếp cận với các biện pháp hội nhập và có thể làm việc ngay lập tức."

Nhưng bà Engeler lo ngại rằng sự chào đón nồng nhiệt này đang tạo ra một hệ thống hai cấp.

"Bạn biết đấy, khi bạn có những người tị nạn chiến tranh khác, thì những người này trước tiên họ phải đến một trung tâm tị nạn liên bang, và họ chờ đợi ở đó hàng tháng trời. Và bây giờ họ thấy người Ukraine vào trại và ra khỏi trại chỉ trong một ngày. Vì vậy, rõ ràng, họ thất vọng là điều hoàn toàn có thể hiểu được và chúng tôi yêu cầu đối xử bình đẳng."

Thụy Sĩ không phải là quốc gia châu Âu duy nhất thể hiện sự linh hoạt dành cho người Ukraine.

Các nhà chức trách nói rằng đó là cách thực tế duy nhất để đối phó với tình trạng nhiều người đến nhanh như vậy.

Thế nhưng trong khi đó thì người Syria, Afghanistan và những người khác đang chết đuối ở Địa Trung Hải khi tìm đường đến châu Âu.

Trở lại Trung tâm Hello Welcome, nhiều người tị nạn vẫn đang chờ đợi để biết tương lai của mình đi về đâu. Và Farit hy vọng rằng sự hào phóng dành cho những người đến từ Ukraine giờ đây sẽ được mở rộng đến tất cả mọi người.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Tải để nghe SBS Tiếng Việt bất cứ lúc nào

 


Share