Vắc xin ngừa COVID-19 cho toàn cầu sẽ không đạt đến trong 6 năm

Infectious diseases physician Sanjaya Senanayake at the National Press Club in Canberra on Wednesday, 10 February.

Infectious diseases physician Sanjaya Senanayake at the National Press Club in Canberra on Wednesday, 10 February. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà nghiên cứu thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã hoàn thành sứ mạng trong 28 ngày tại Trung Quốc, để tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch COVID-19. Các thành viên trong toán cho biết, có thể cần đến hàng năm để xác định rõ chuyện nầy, thế nhưng công việc sơ khởi của họ đã hé lộ một vài bằng chứng.


Sau nhiều tháng bị nhà cầm quyền Trung Quốc ngăn cản, một toán các nhà khoa học thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã đến Vũ Hán hôm 14 tháng 1.

Đây là thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, ở trung tâm Trung Quốc là nơi phát hiện ra virus lần đầu tiên trên thế giới hồi năm 2019.

Kể từ đó, có hơn 106 triệu ca nhiễm và 2,3 triệu người chết trên khắp thế giới.

Sau hai tuần bị cách ly, các nhà khoa học đã bị theo dõi thật sát, khi họ viếng thăm các địa điểm then chốt, bao gồm chợ bán hải sản Hoa Nam, vốn được biết là nơi xảy ra đợt lây nhiễm đầu tiên và Viện Vi Trùng Học Vũ Hán, có liên quan đến việc nghiên cứu về coronavirus.

Khám phá của phái đoàn được trình bày trong cuộc họp báo dài 3 tiếng đồng hồ tại Vũ Hán.

Ông Lương Văn Niên, một chuyên gia thuộc Ủy ban Y tế Trung Quốc, lên tiếng trước khi cho rằng vẫn chưa rõ loại sinh vật nào đầu tiên lây nhiễm COVID-19 sang cho con người.

“Bằng chứng từ các cuộc khảo sát và các nghiên cứu cho đến nay cho thấy rằng, coronavirus hầu như rất giống với virus SARS-CoV-2, vốn được tìm thấy rất nhiều ở loài dơi và con tê tê, cũng như cho thấy các con vật nầy có thể chứa nhiều virus gây ra COVID-19, trên căn bản là rất giống về chuỗi di truyền của mẫu virus và SARS-CoV-2".

'Tuy nhiên, virus được xác định cho đến nay chẳng phải là loại SARS-CoV-2, được xem là nguyên bản trực tiếp của loại nầy”, Lương Văn Niên.

Ông lập lại lời kêu gọi của các viên chức Trung Quốc yêu cầu điều tra thêm về khả năng virus có thể lây sang người qua việc chuyên chở các thực phẩm đông lạnh.

“Sự lây lan sớm của SARS-CoV-2 qua các cuộc nghiên cứu được xuất bản, các nghiên cứu nầy từ các quốc gia khác nhau cho rằng, chúng dẫn đầu trong việc khám phá sớm các trường hợp trong vài tuần lễ".

"Một số mẫu mã nghi ngờ dương tính đã được phát hiện, ngay cả sớm hơn cà trường hợp đầu tiên được báo cáo".

"Việc nầy cho thấy, khả năng của sự thiếu sót về sự lây lan, tại những vùng khác biệt”, Lương Văn Niên.

Các thành viên của WHO đã ủng hộ lời kêu gọi nầy.

Ông Peter Ben Embarek, người đứng đầu phái đoàn WHO cho rằng, mục tiêu có thể chuyển sang việc truy tầm dây chuyền cung cấp cho chợ hải sản Hoa Nam tại Đông Nam Á.

“Việc lây nhiễm có thể xảy ra từ các chủng loại các con vật nguyên thủy xuất phát từ chợ Hoa Nam, có thể đã mất một quãng đường rất dài, liên quan đến các hoạt động qua biên giới, việc đi lại vân vân, trước khi đến chợ Hoa Nam”, Peter Ben Embarek.

Ông bác bỏ một giả thiết, theo đó virus vô tình bị thất thoát từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

“Các khám phá cho thấy giả thiết cho rằng, có vụ việc thất thoát từ phòng thí nghiệm là hết sức hiếm hoi, để giải thích về việc virus đi vào con người".

"Vì vậy, đó không phải là một giả thiết dành cho các nghiên cứu trong tương lai của chúng ta, hầu hiểu rõ về nguồn gốc của virus”, Peter Ben Embarek.

Trước đó, cựu Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã cổ xúy rộng rãi một giả thiết không có bằng chứng, là virus được chế tạo tại một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, để sử dụng như là một vũ khí sinh học.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Ned Pike đã tách biệt chính phủ Biden khỏi cáo buộc đó.

“Tôi nghĩ thay vì vội vã đi đến kết luận, vốn có thể bắt nguồn từ động lực khác hơn là khoa học, chúng ta cần thấy rõ dữ kiện nào hướng dẫn chúng ta, loại thông tin khoa học nào được cung cấp, cũng như mọi kết luận sẽ được dựa trên các sự kiện đó”, Ned Pike.

Được biết cuộc điều tra vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi nhất, và có thể kéo dài nhiều năm, các viên chức WHO hứa hẹn sẽ có việc xem xét mạnh mẽ và minh bạch các dữ kiện và nghiên cứu của Trung Quốc cũng như của các nước khác.

Trong những tin tức khác, việc phong tỏa toàn diện mới đã được áp đặt tại vùng Attica đông dân nhất ở Hy Lạp, trong đó bao gồm thủ đô Athens.

Được biết có đến phân nửa các ca nhiễm mới trong 24 giờ qua diễn ra ở Athens, với tổng số là 1526 trường hợp nhiễm bệnh mới.

Quốc gia nầy ghi nhận có 6017 người chết kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Thủ Tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết, việc phong tỏa sẽ kéo dài cho đến cuối tháng.
"Chúng ta thấy những người thân và các đồng nghiệp đang chịu khổ đau về chuyện nầy. Vì vậy chúng ta quyết định, được rồi chúng ta sẽ bắt đầu việc gây quỹ để tài trợ cho các máy trợ thở”, Melissa Fathallah.
Trong khi đó, tại tiểu bang California ở Mỹ, các viên chức quyết tâm nỗ lực hơn nữa để bảo đảm vắc xin đến được với các nhóm thiểu số.

Các dữ kiện của chính phủ cho thấy, cư dân da đen hay La tinh trong tiểu bang hiện được chủng ngừa với mức độ thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác.

Mặc dù các nhóm gốc La tinh chiếm hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong, họ nhận được 15 phần trăm việc tiêm chủng, chỉ bằng phân nửa mức độ của cư dân da trắng ở California.

Tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ là Los Angeles với dân số 10 triệu người, chỉ có 7 phần trăm cư dân da đen tuổi từ 65 hay cao hơn đã tiêm chủng mũi đầu tiên, so với 17 phần trăm của những người cao niên da trắng.

Trong khi đó, quốc gia Trung Đông bị virus ảnh hưởng nặng nề nhất là Iran đã bắt đầu chương trình chủng ngừa qui mô.

Nước nầy nhận được 10 ngàn trong số 2 triệu thuốc chủng Spunik 5 đã đặt hàng và dự tính chủng ngừa cho khoảng 1,3 triệu người cho đến ngày 20 tháng 3.

Bác sĩ và y tá là những người được tiêm chủng đầu tiên.

Tổng Thống Iran Hassan Rouhani tri ân các nhân viên y tế đã bỏ mình vì COVID-19 và cho biết ông sẵn sàng nhận mũi tiêm chủng đầu tiên, để trấn an mọi người là chuyện chủng ngừa là an toàn.

“Tôi sẵn sàng là người đầu tiên chủng ngừa vắc xin nầy, để mọi người biết rằng khi chúng tôi loan báo chuyện gì, chúng ta tin tưởng vào chuyện đó”, Hassan Rouhani.

Được biết virus đã lây nhiễm 1,4 triệu người tại Iran và giết chết hơn 58600 người.

Còn Peru bắt đầu việc tiêm chủng cho các nhân viên y tế với loại vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, khi nước nầy đối phó với đợt lây nhiễm thứ hai khiến cho hệ thống y tế nước nầy sụp đổ.

Đại học Y khoa Peru cho biết, có 302 bác sĩ qua đời và hơn 12 ngàn người khác nhiễm bệnh.

Bác sĩ Carlos Santilla là một trong số những người nhận được vắc xin tại bệnh viện San Bartolome ở Lima.

"Tất cả chúng ta đều sợ hãi, thế nhưng chúng ta không nên sợ như vậy".

'Hàng triệu vắc xin đã được cấp phát và chúng ta nên biết rõ phản ứng về chuyện chết chóc không còn nữa, quí vị sẽ không chết vì tiêm chủng”, Carlos Santilla.

Trong khi đó, một nhân viên thuộc tổ chức vô chính phủ NGO bắt đầu việc gây quỹ để mua các máy thở, cho biết về tình trạng thiếu hụt tại Lebanon.

Bà Melissa Fathallah từ tổ chức có tên là ‘Nhà của Chúng tôi là của Các Bạn’ cho biết, 48 máy đã được giao cho các bệnh nhân COVID-19 trên khắp nước.

“Khi chúng ta có một chính phủ thất bại cùng một hệ thống y tế thất bại, chúng ta nhận ra rằng bạn bè và chính gia đình chúng ta đang bị COVID-19".

'Không ai được miễn trừ từ coronavirus, chẳng ai có sự miễn nhiễm siêu phàm".

"Chúng ta thấy những người thân và các đồng nghiệp đang chịu khổ đau về chuyện nầy".

"Vì vậy chúng ta quyết định, được rồi chúng ta sẽ bắt đầu việc gây quỹ để tài trợ cho các máy trợ thở”, Melissa Fathallah.

Lebanon ghi nhận có hơn 324 ngàn trường hợp nhiễm bệnh kể từ tháng 3 năm rồi, với con số ca nhiễm hàng ngày đạt mức kỷ lục trong những tuần lễ vừa qua.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share