Ủy ban Thượng Viện nghe các quan ngại về việc giảm bớt trợ cấp JobSeeker

Generic image of Centrelink signage at the Prahran office in Melbourne.

Generic image of Centrelink signage at the Prahran office in Melbourne. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc điều tra của Quốc Hội xem xét việc gia hạn JobSeeker được biết, việc gia tăng mức trợ cấp khiến những người nhận không muốn trở lại làm việc. Trong khi đó, các nhóm tranh đấu xã hội cũng xuất hiện trước cuộc điều tra và kêu gọi nên gia tăng thường trực trong loại trợ cấp xã hội nầy.


Các nhóm tranh đấu cho an sinh xã hội nhấn mạnh về các quan ngại qua việc cắt giảm trợ cấp coronavirus, trong cuộc điều trần trước một Ủy ban Điều tra của Thượng Viện tại Canberra.

Mục đích của cuộc điều tra, là để theo dõi các hoạt động của chính phủ, cũng như xác định các vấn đề cần được xem xét về mặt luật pháp và đề nghị hành động lên Thượng Viện.

Đạo luật hiện được xem xét, là đề nghị gia hạn trợ cấp tạm thời trong thời buổi đại dịch là JobSeeker.

Bà Cassandra Goldie, thuộc Hội đồng Các Dịch vụ Xã hội Úc Châu, hiện vận động cho việc gia tăng thường trực.

“Mọi người cần có đủ tiền khi nhận trợ cấp JobSeeker, để có thể chi trả các nhu cầu căn bản nhất như thực phẩm, nhà cửa, thuốc men".

"50 đô la một ngày mà chính phủ dự tính bắt đầu vào ngày 1 tháng giêng, thì không đủ".

"Rõ ràng là có hơn 3 triệu người bị ảnh hưởng, cùng một triệu trẻ em, đây là chuyện hết sức quan trọng khi cắt giảm lợi tức của những người không có đủ, để trang trải những thứ cần nhất".

"Chúng ta sẽ thấy những khó khăn tài chính hết sức nghiêm trọng, trước ngày Giáng Sinh và Năm mới”, Cassandra Goldie.

Hồi tháng nầy, chính phủ liên bang loan báo sẽ cắt giảm mức trợ cấp JobSeeker trong 2 tuần lễ, mà trước đây được gọi là Newstart, xuống còn 150 đô la mỗi hai tuần, mà hiện nay là 565 đô la 70 xu mỗi 2 tuần.

Hồi tháng 9, trợ cấp coronavirus là 250 đô la thêm vào mức căn bản, thế nhưng trợ cấp nầy sẽ giảm xuống 150 đô la vào ngày 1 tháng giêng.

Điều nầy có nghĩa là những người hưởng trợ cấp sẽ bị cắt giảm xuống còn 715 đô la mỗi 2 tuần.

Giám đốc tổ chức Anglicare là bà Kasy Chambers cho biết, điều nầy không thể chấp nhận được vì sự bất định gây nhiều tổn thất cho những người lãnh trợ cấp xã hội.

“Đây là sự chọn lựa rõ ràng: hoặc là tăng số người sống với mức lợi tức nầy trở lại ở trên mức nghèo khó, tiêu tiền và giữ cho người dân Úc khỏi cảnh nghèo khó, trong khi có một triệu trẻ em Úc lệ thuộc vào họ".

"Hoặc giảm bớt mức đó xuống còn 238 đô la mỗi tuần và lên án những người nầy cùng con cái của họ,bị rơi trở lại vào cảnh nghèo khó”, Kasy Chambers .

Từ lâu đảng Lao Động đã kêu gọi nên có việc gia tăng thường trực cho các trợ cấp xã hội, cùng những thay đổi toàn diện để hỗ trợ cho nền kinh tế qua thời đại dịch.

Chính phủ liên bang cho biết, hiện xem xét việc nầy đối với mức trợ cấp JobSeeker, thế nhưng hiện nay vẫn trì hoãn một quyết định chung cuộc, cho đến khi tình hình kinh tế hiện tại được sáng sủa.

Ông Jaiden Coonan là cố vấn về chính sách của Nghiệp đoàn Công nhân Bị Thất nghiệp Úc Châu, vốn là một tổ chức thiện nguyện và độc lập do những người thất nghiệp tranh đấu cho người mất việc.

Mục tiêu của tổ chức, là bảo vệ quyền hạn và phẩm giá của các công nhân mất việc và những người về hưu.

Ông nói rằng, việc cắt giảm phần bổ túc trong thời buổi đại dịch coronavirus, tạo nên những rào cản mới cho người thất nghiệp Úc, vốn sẽ không tránh khỏi những khó khăn thêm nữa, để thoát ra cảnh không có việc làm.

“Mọi người thực sự kinh hãi về những gì xảy ra cho họ".

"Hệ thống an sinh xã hội của Úc hiện hủy hoại quyền hạn của người Úc, vốn cần được hỗ trợ trong hàng thập niên qua".

"Mọi hành động đơn lẻ cũng góp phần vào nỗi thống khổ và nguy hại mà họ trải qua".

"Đã quá đủ rồi, việc sống trong cảng nghẻo khó làm thương tổn mọi người".

"Nó gây tổn hại về thể xác và tinh thần chúng ta".

"Người tỵ nạn đi lánh nạn, lại đương đầu với một tình trạng bạo lực tại một quốc gia, lẽ ra có thể giúp đỡ cho họ".

"Quí vị đã loại họ ra khỏi việc hỗ trợ và từ chối quyền cuả họ trong thời buổi đại dịch chì vì tình trạng visa cuả họ”, Jaiden Coonan.
"Yêu cầu của chúng tôi là chính phủ nên luôn luôn gia tăng mức trợ cấp của JobSeeker và các phụ cấp khác lên mức có thể sống được”, Elizabeth Stary.
Hiện tại có hơn một triệu rưỡi người, lệ thuộc vào trợ cấp JobSeeker.

Hồi tháng rồi, bộ Ngân khố tiên đoán con số nầy sẽ gia tăng lên đến 1,8 triệu người thất nghiệp, vào dịp lễ Giáng Sinh.

Bà Elizabeth Stary, thuộc Hiệp hội Cố vấn Tài chính Victoria, nói rằng phần trợ cấp hỗ trợ cho JobSeeker có một hậu quả tích cực, trên đời sống của các thân chủ của bà.

Bà cho biết, việc giảm bớt sẽ xóa bỏ các tiến triển đã thực hiện được.

“Chúng ta đã chứng kiến nhiều người có thể trả tiền nhà, điện nước và gas, hóa đơn điện thoại và internet, họ có thể ăn đủ thực phẩm bổ dưỡng, chi trả cho các sinh hoạt của con cái, mua quần áo giày dép, tham gia các sinh hoạt và ngay cả trả được nợ cũ".

"Chúng ta cũng thấy các phụ nữ có thể tái lập cuộc sống sau khi ra khỏi gia đình bị bạo hành, giảm bớt các căng thẳng cũng hồi phục và vãn hồi niềm tin".

"Yêu cầu của chúng tôi là chính phủ nên luôn luôn gia tăng mức trợ cấp của JobSeeker và các phụ cấp khác lên mức có thể sống được”, Elizabeth Stary.

Còn giáo sư Jeff Borland thuộc đại học Melbourne, chuyên nghiên cứu về hậu quả việc gia tăng JobSeeker đối với sáng kiến chấp nhận công việc.

Ông cho biết không có bằng chứng nào cho thấy, mức chi trả nhằm hỗ trợ JobSeeker lại có tác dụng dẫn đến tình trạng làm nản lòng những người tìm việc.

Tuy nhiên ông thấu hiểu rằng, có những quan ngại chính thức từ giới doanh nghiệ,p vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên mới, thế nhưng ông cho rằng việc nầy không tạo nên một bằng chứng, về việc người nhận trợ cấp không muốn đi làm nữa.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share