Hoa Kỳ xác nhận sẽ quyết dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu

Huawei CFO suing Canada, its border agency and the RCMP

Huawei CFO suing Canada, its border agency and the RCMP Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các quan chức Hoa Kỳ đã xác nhận kế hoạch của họ nhằm dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.


Bà Mạnh bị bắt tại Vancouver vào ngày 1/12 theo yêu cầu của Hoa Kỳ với cáo buộc bà đã đã đưa thông tin sai lệch về mối liên hệ của Huawei với một công ty bán thiết bị cho Iran bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xác nhận sẽ yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, 47 tuổi, giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei, hiện đang được tại ngoại ở Canada.

Hoa Kỳ cáo buộc bà Mạnh đã sử dụng một công ty con của Huawei có tên là Skycom để né các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran từ năm 2009 đến 2014.

Cả bà Mạnh lẫn tập đoàn Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.

Đổi lại, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh cáo buộc Hoa Kỳ và Canada "lạm dụng tùy tiện" hiệp ước dẫn độ của họ với trường hợp này và kêu gọi Canada thả bà Châu.

Bà Oánh nói:”Trung Quốc đã khẳng định rõ lập trường của mình đối với vụ án bà Mạnh Vãn Châu. Bất cứ ai có tư duy bình thường đều có thể thấy rằng, Canada đã phạm sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu, vì rõ ràng vụ án của bà Mạnh Vãn Châu không phải là một vụ án tư pháp thông thường. Hành động của Canada lạm dụng hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Canada cũng như vi phạm nghiêm trọng đến quyền được an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Trung Quốc”.

Vụ án của bà Mạnh đã khiến quan hệ giữa Canada và Trung Quốc thêm căng thẳng.

Ông Julian Ku, một giáo sư luật tại Đại học Hofstra ở New York, Hoa Kỳ, cho biết, ông thấy bất ngờ trước những đe dọa của chính phủ Trung Quốc.

Ông Ku nói: “Vài năm qua, Hoa Kỳ đã bắt giữ một số công dân Trung Quốc. Họ bị cáo buộc với nhiều hành vi gồm vi phạm lệnh trừng phạt hay thực hiện gián điệp kinh tế, rồi đánh cắp bí mật thương mại. Hoa Kỳ đã bắt giữ họ, họ bị dẫn độ từ các quốc gia khác và tống vào tù. Trước đây, Trung Quốc chưa có động thái gì cả. Nên giờ thì thực sự là giờ không rõ Trung Quốc sẽ làm gì và tại sao họ lại phản ứng khác với trước đây như vậy, bởi đây không phải là lần đầu tiên một công dân Trung Quốc bị Hoa Kỳ bắt vì vi phạm luật pháp Hoa Kỳ”.

Ông Ku tin rằng, vị trí của bà Mạnh lý giải cho sự đối xử khác biệt của Trung Quốc trong trường hợp này.

Ông nói rằng, ông đặt ra 2 giải thiết về chuyện này: “Đó là bởi tự thân Huawei là một công ty quan trọng và bà ấy cũng nổi trội một cách bất thường. Còn những người khác, từng bị Hoa Kỳ cáo buộc là nhân viên tình báo của Trung Quốc, nhưng họ lại không nổi tiếng. Đó là một lý do. Một lý do khác có lẽ là, Trung Quốc đang cố gắng ngăn không để Hoa Kỳ và các nước khác tiếp tục bắt giữ các công dân Trung Quốc thực hiện các hành vi gián điệp kinh tế, vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Bởi vậy, một giải thiết đặt ra là, đây là thông điệp mạnh mẽ gửi đến các nước kiểu như Canada, những nước thường hợp tác với Hoa Kỳ trong việc bắt giữ hoặc dẫn độ ai đó, theo các hiệp ước mà các nước này đã ký với Hoa Kỳ. Đây là lời cảnh cáo gửi đến các quốc gia đó, nếu họ cứ tuân thủ theo các yêu cầu của phía Hoa Kỳ”.
"Nếu chúng ta không làm gì, điều đó khiến họ nghĩ rằng, họ có thể bắt giữ người một cách bất kỳ và sử dụng họ như những món hàng trao đổi, thì điều đó sẽ lại càng xảy ra thường xuyên hơn" - ông Bill Hayton
Hôm thứ Hai, một nhóm 140 học giả và nhà ngoại giao phương Tây đã gửi thư ngỏ tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đề nghị thả 2 công dân Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor.

Cả hai người này đều đang bị giam giữ tại Trung Quốc sau khi bị cáo buộc tội gián điệp.

Ông Michael Kovrig là một cựu nhân viên ngoại giao, còn ông Michael Spavor, một doanh nhân của Canada. Họ bị bắt giữ hồi tháng trước, sau khi bà Mạnh Vãn Châu bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Bill Hayton, nhà nghiên cứu thuộc chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House, một viện Think Tank ở London, Anh, và cũng là người ký tên vào bức thư, cũng như từng quen biết ông Michael Kovrig.

“Tôi cho rằng, có lý do về phía cá nhân, nhưng cũng có cảm giác rằng, dường như bất cứ ai đến Trung Quốc đều có nguy cơ bị bắt giữ. Nếu quý vị đang nghiên cứu về các chủ đề nhạy cảm, như Biển Đông hoặc Bắc Hàn chẳng hạn, dường như, họ sử dụng chúng như một cái cớ để bắt giữ” – ông Hayton nói.

Ông Bill Hayton cũng cho biết là, gia đình ông Michael Kovrig đang rất lo lắng cho ông.

Ông nói là họ được gặp ông ấy mỗi tháng có một lần. Còn điều kiện trong tù thì khá tồi tệ. Đèn được bật suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhằm khiến tâm lý của ông Kovrig suy sụp.

Chính phủ Canada nói nhiều lần khẳng định rằng, họ không thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa vụ bắt giữ bà Mạnh và việc giam giữ công dân Canada.

Tuy nhiên, các chuyên gia và học giả Trung Quốc nói rằng, họ tin là, các vụ giam giữ công dân Canada là cách Trung Quốc "ăn miếng trả miếng".

Ông Hayton hy vọng, bức thư sẽ khiến chính phủ Trung Quốc suy nghĩ cẩn trọng về việc bắt giữ công dân nước ngoài như một động thái đáp trả trong bang giao quốc tế.

“Tôi hy vọng bức thư sẽ khiến họ thấy thêm khó chịu. Ý tôi là, nếu chúng ta không làm gì, điều đó khiến họ nghĩ rằng, họ có thể bắt giữ người một cách bất kỳ và sử dụng họ như những món hàng trao đổi, thì điều đó sẽ lại càng xảy ra thường xuyên hơn. Tôi nghĩ, đó là cảm nhận của tất cả chúng tôi. Chúng tôi không muốn thành con tốt trong trò chơi quyền lực quốc tế, trong khi những gì chúng tôi quan tâm là cố gắng thúc đẩy sự hiểu biết ở các khía cạnh khác nhau của những vấn đề nhạy cảm” – ông Hayton cho biết.

Tuần trước, một tòa án Trung Quốc đã kết án tử hình một công dân Canada vì buôn lậu ma túy.

Vụ này đã khiến Thủ tướng Canada Justin Trudeau cáo buộc Trung Quốc kết án tử hình một cách tùy tiện.

Thời hạn cuối cùng để Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu chính thức để dẫn độ bà Mạnh là ngày 30/1

Sau khi nhận được yêu cầu chính thức, tòa án Canada có 30 ngày để quyết định có thông qua hay không và Bộ trưởng Tư pháp Canada phải ban hành lệnh chính thức.


Share