Các tổ chức nhân quyền yêu cầu mọi trẻ em tầm trú tại Nauru phải được thẩm định sức khỏe ngay lập tức

Dr Beth O'Connor from Medecins Sans Frontieres  addresses the media in Sydney, Thursday, October 11, 2018

Dr Beth O'Connor from Medecins Sans Frontieres addresses the media in Sydney, Thursday, October 11, 2018. Source: AAP Image/Danny Casey

Lời kêu gọi được đưa ra giữa lúc các chuyên viên y tế bày tỏ lo ngại về an sinh của những người tầm trú trên đảo Nauru.


Lời kêu gọi

Ủy ban Giám sát Nhân quyền Úc kêu gọi chính phủ hãy gấp rút thẩm định sức khỏe của mọi trẻ em xin tầm trú tại Úc hiện đang bị tạm giam trên đảo Nauru.

Ủy ban thúc giục giới chức Úc và Nauru phải bảo đảm rằng bất kỳ đứa trẻ nào cần được chăm sóc y tế phải được chuyển đến Úc ngay lập tức.
"Ưu tiên cấp bách là chính phủ phải đưa mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ra khỏi Manus và Nauru sau khi họ đã phải chịu đựng những sự vi phạm nhân quyền trong suốt 5 năm qua dưới chính sách này." Giám đốc Human Rights Watch Australia Elaine Pearson
Ủy ban Giám sát nhân quyền đưa ra lời kêu gọi này sau khi các chuyên viên của Tổ chức cứu trợ Y Sĩ Không Biên giới Doctors Without Borders (MSF) bị yêu cầu phải rời khỏi Nauru hồi gần đây.

Nhận định của các chuyên viên y tế 

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Beth O'Connor là một trong những chuyên viên y tế của MSF từng dành thời gian cho người tầm trú trên đảo Nauru cho rằng việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp cho tất cả những người tị nạn và người tầm trú tại Nauru là vấn đề cấp thiết.

Bà nói: "Trong hơn 11 tháng ở Nauru, chúng tôi đã điều trị cho những người tị nạn và người tầm trú bị các chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng hậu khủng hoảng (PTSD). Và như một hệ quả của những sự rối loạn này, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy họ cố hủy hoại chính bản thân mình, cố tự tử hoặc có ý định muốn làm chuyện đó."

Tiến sĩ O'Connor nói rằng trẻ em trên Nauru đang có những biểu hiện đáng ngại sức khỏe tâm thần của các em bị suy giảm: "Chúng tôi cũng đã thấy trong những đứa trẻ này những biểu hiện về hội chứng tự cô lập do bị khủng hoảng và đây là những đứa trẻ trước đây từng nói chyện với chúng tôi trong các cửa tiệm rồi sau đó chúng bắt đầu tự cô lập mình và chán nản. Rồi khi chúng tôi đến nơi các em ở để thăm các em thì thấy các em nằm suốt trên giường, không ăn uống đủ để duy trì cuộc sống của mình, thậm chí còn không thể đi tiêu tiểu được.

Các thỏa thuận trao đổi người tầm trú

Thủ tướng Scott Morrison nói rằng ông chia sẻ những lo ngại của bác sĩ về sức khỏe của trẻ em ở Nauru: "Tôi cam kết rằng chúng tôi có thể giải quyết những khó khăn liên quan đến trẻ em và tôi sẵn sàng lắng nghe mọi đề nghị hợp lý có thể giúp chúng ta tránh được tình trạng có thêm trẻ em tầm trú đến Úc."

Dù vậy, chính phủ Úc vẫn không đồng ý ký thoả thuận theo đề nghị của Tân Tây Lan. Thoả thuận này cho phép 150 người tỵ nạn tại Nauru sẽ được tái định cư tại New Zealand.

Trong khi đó, thỏa thuận trao đổi người tỵ nạn hiện tại giữa Úc với Hoa Kỳ đang bị chỉ trích về số người tầm trú đã bị bác đơn.
"Tôi cam kết rằng chúng tôi có thể giải quyết những khó khăn liên quan đến trẻ em và tôi sẵn sàng lắng nghe mọi đề nghị hợp lý có thể giúp chúng ta tránh được tình trạng có thêm trẻ em tầm trú đến Úc." Thủ tướng Scott Morrison
Tổng trưởng Nội vụ Peter Dutton đã tiết lộ trường hợp của 13 trẻ em tị nạn tại đảo Nauru có cha mẹ bị Hoa kỳ thẩm định là có thể gây nguy hại cho nền an ninh nước này và quyết định vừa kể sẽ khiến các em không còn cơ hội được tái định cư tại một nước thứ ba.

Ý kiến của Human Rights Watch in Australia 

Giữa lúc hàng trăm người tầm trú đang đối diện với tương lai rất bấp bênh, tổ chức nhân quyền cho rằng Úc chưa thực hiện đầy đủ việc thẩm định sức khoẻ cho người tầm trú.

Giám đốc Tổ chức này bà Elaine Pearson nói rằng tất cả những người tị nạn và người tầm trú cần phải được đưa ra khỏi đảo Nauru và Manus ngay lập tức: "Ưu tiên cấp bách là chính phủ phải đưa mọi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em ra khỏi Manus và Nauru sau khi họ đã phải chịu đựng những sự vi phạm nhân quyền trong suốt 5 năm qua dưới chính sách này."

Bất cứ ai cần giúp đỡ hoặc muốn có thông tin về vấn đề phòng chống tự tử có thể liên lạc với đường dây đặc biệt Lifeline qua số 13 11 14.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share