Ứng viên chuyển giới đầu tiên tranh ghế Thủ tướng Thái Lan

Thai prime ministerial candidate Pauline Ngarmpring is interviewed in Bangkok

Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ứng cử viên chuyển giới đầu tiên cho vị trí Thủ tướng của Thái Lan phát biểu rằng đất nước của bà vẫn còn cách xa với khái niệm 'thiên đường' dành cho cộng đồng LGBTIQ+, mặc dù quốc gia này nổi tiếng là nơi chấp nhận sự đa dạng và việc chuyển đổi phái tính. Pauline Ngarmpring thừa nhận rằng triển vọng cho bà giành được phiếu bầu vào Chủ nhật là rất mong manh, nhưng bà hy vọng việc ứng cử của mình sẽ truyền cảm hứng cho sự thay đổi trong cộng đồng.


Hầu hết những chính trị gia có xu hướng tránh xa các khu đèn đỏ khét tiếng ở Bangkok bởi đây là địa điểm dành cho những cơ sở kinh doanh mại dâm. Nơi này dường như không phải là nơi thường thấy để thực hiện các chiến dịch chính trị .

Tuy nhiên, giữa những ánh đèn rực rỡ, những quán bar lập lòe và các đám đông khách du lịch là những nhóm người ủng hộ nhiệt tình nhất của Pauline Ngarmpring.

Tại đây, ứng cử viên Thủ tướng chuyển giới đầu tiên của Thái Lan là một nhân vật nổi tiếng.

Khi bà đang di chuyển qua những con đường hẻm với một nhóm vận động theo sau, những người bán hàng rong, chủ quán bar và những người biểu diễn vây quanh và xin chụp hình cùng bà.

Bà Ngarmpring đã thực hiện chuyển giới ở tuổi 49.

Trước đó, bà là một người chuyên tổ chức các cuộc thi đấu thể thao nổi tiếng và thành công.

“Trước đây tôi đã từng cho rằng mình đều có thể làm tốt những việc này và tôi có thể được chấp nhận bởi mọi người xung quanh trong hình dáng của một người đàn ông. Nhưng lúc đó, tôi đã không biết rằng mình có thể làm tốt hơn như vậy nữa khi tôi trở thành Pauline hiện tại.”

Bà Ngarmpring là một trong ba ứng cử viên của Đảng Mahachon ở Thái Lan đang chạy đua cho vị trí hàng đầu trong cuộc bầu cử này.

Mười trong số 20 đảng viên tranh cử một ghế trong quốc hội là người chuyển giới.
“Nhận thức của những người đến thăm Thái Lan và xem quốc gia của chúng tôi như một thiên đường dành cho giới LGBT - chỉ đến từ góc độ du lịch. Sự phân biệt đối xử xảy ra ở các công ty, trong trường học, trong các cơ quan dịch vụ công cộng, trong mọi thứ", theo lời bà Ngarmpring.
Bà Ngarmpring nói rằng việc hợp pháp hóa mại dâm & thúc đẩy các quyền của cộng đồng LGBTIQ + rộng lớn hơn là một trong những chính sách quan trọng của đảng bà.

"Tôi chỉ muốn  cho họ biết rằng họ đều có giá trị riêng, và ít nhất có một người trong chính trị quan tâm đến họ."

Trong mắt nhiều bạn bè trên thế giới, Thái Lan dường như là thiên đường của cộng đồng LGBTIQ+.

Chủ sở hữu của 1 quán  bar đồng tính cho biết trong nhiều năm, qua,  cuộc sống về đêm sôi động ở Bangkok, đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây.

“Những người đồng tính trên khắp thế giới đến Bangkok vì chúng tôi có cách nhìn rất thoáng về họ."

Tại Patong, một trong những khu phố đèn đỏ nổi tiếng bậc nhất của Bangkok,những gì xảy ra mỗi ngày ở đây đều dễ dàng cho ta thấy tại sao Thái Lan lại đạt được danh tiếng như một quốc gia chấp nhận sự đa dạng và chuyển đổi về phái tính.

Nhưng bà Ngarmpring nói đằng sau các ánh đèn neon, các quán bar và những đám đông khách du lịch tấp nập kia, sự thật bên trong không mấy sáng sủa như vẻ ngoài của chúng.

“Nhận thức của những người đến thăm Thái Lan và xem quốc gia của chúng tôi như một thiên đường dành cho giới LGBT - chỉ đến từ góc độ du lịch. Sự phân biệt đối xử xảy ra ở các công ty, trong trường học, trong các cơ quan dịch vụ công cộng, trong tất cả mọi thứ."

Năm 2017, Kath Khangpiboon, một giảng viên chuyển giới tại Đại học Bangkok Tham Thamatat, đã bị đình chỉ sau khi cô này đăng một ảnh thỏi son hình dương vật lên trang Instagram của mình.

Cô nói rằng trường đại học cho rằng  đó là hành vi không phù hợp, nên cô đã đưa vụ này vào pháp lý.

“Tôi nghĩ rằng nó không phải là lý do chính - đằng sau đó là sự phân biệt đối xử dựa trên chuyện phái tính và vì vậy tôi đã đưa chuyện đó ra tòa án hành chính."

Cô Khangpiboon đã thắng kiện và sau đó được phục hồi vị trí của mình.

“Vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị ở đây, rất nhiều sự phân biệt đối xử ở Thái Lan. Rất nhiều sự phân biệt đối xử trong môi trường việc làm , giáo dục và chăm sóc sức khỏe."

Pauline Ngampring nhận thức được rằng bà khó  có cơ hội trở thành Thủ tướng trong cuộc bầu cử vào Chủ nhật, nhưng bà hy vọng rằng  việc ứng cử của mình sẽ thay đổi thái độ của cộng đồng .

"Ở Thái Lan, chúng tôi có bác sĩ chuyển giới, chúng tôi có giáo viên chuyển giới .”

Hy vọng của bà đó là vào một ngày không xa, Thủ tướng cũng sẽ nằm trong danh sách đó.

Share