Hội nghị của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu diễn ra khi nhiệt độ tăng cao

Vùng Barcaldine của Queesland khô hạn được lượng mưa kỷ lục

Vùng Barcaldine của Queesland khô hạn được lượng mưa kỷ lục Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết các kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu tiếp tục bị phá vỡ, với những trường hợp nóng bức gay gắt tiếp tục gia tăng.


Các dữ kiện mới diễn ra khi các nước nhóm họp tại Morocco, để thảo luận về , nhằm giảm bớt lượng khí thải nhà kính.

Nhiệt độ nóng, rồi nóng hơn và nóng nhất, dường như mỗi năm thời tiết còn nóng hơn năm trước.

Tổ chức về Thời tiết của Liên hiệp quốc đã công bố một bản phúc trình cho thấy, nhiệt độ toàn cầu hiện gia tăng và các sự kiện thời tiết ngày càng tăng thêm, trong khi thế giới nóng dần lên.

Phó Tổng Thư Ký Tổ chức Khí tượng Thế giới, tức gọi tắt WMO,  là bà Elena Mananenkova cho biết, thời kỳ từ năm 2011 đến 2015 là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất, kể từ khi các kỷ lục được bắt đầu thiết lập.

“Các kết luận thật quá rõ ràng, đó là thời kỳ 5 năm nóng kỷ lục. Chúng tôi cũng xác nhận rằng, năm 2015 là một năm mà nhiệt độ trên bề mặt địa cầu tăng hơn một độ và điều nầy liên kết với cuộc thảo luận tại hội nghị về khí hậu và các mục tiêu của Hiệp định Paris”.

Riêng về năm 2015 là một năm đặc biệt đáng chú ý, với danh hiệu là một năm riêng rẻ nóng nhất và lần đầu tiên, nhiệt độ trung bình tăng thêm một độ Celcius.

Trong khi đó, Hiệp định Paris đề ra mục tiêu nhằm giới hạn tình trạng nóng ấm toàn cầu, một cách lý tưởng là chỉ tăng 1,5 độ so với mức độ của thời kỳ tiền kỷ nghệ, mặc dù cho đến nay các hứa hẹn đều không đáp ứng được mục tiêu nầy.

Trong khi đó, số lượng thán khí thải ra vốn là thành phần chính yếu của khí thải nhà kính, lần đầu tiên đã gia tăng đến mức là 400 phần triệu.

Tuy nhiên nếu các khuynh hướng trong dài hạn là đúng, thì các kỷ lục nầy dường như sẽ kéo dài rất lâu.

Khoa học gia lão thành Omar Baddour nói, ông và những người khác tin rằng, khí hậu thay đổi cũng đang đóng một vai trò ngày càng gia tăng các thiên tai.

“Từ bản phúc trình nầy, có khoảng 79 trường hợp về khí hậu đã được phân tích trong thời kỳ từ năm 2011 đến 2015, kết quả cuộc phân tích cho thấy, ít nhất 50 phần trăm các trường hợp nhiệt độ khắc nghiệt như vậy, do loài người gây nên trực tiếp hay gián tiếp”.

“Như chúng tôi thường nói, Hiệp định Paris là một bước tiến hết sức lớn lao và những gì kế tiếp còn quan trọng hơn nữa”. Người đứng đầu ngành Tiên đoán và Thực hiện thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, ông Maxx Dilley nói.


Các thiên tai bao gồm, nạn đói xảy ra trong năm 2011 và 2012 tại vùng Sừng Phi châu hay , khiến hơn một phần tư triệu người chết.

Rồi đến cơn siêu bão xảy ra năm 2013 tàn phá Phi luật Tân, với gần 8 ngàn người thiệt mạng, còn tại Mỹ là cơn siêu bão .

Ông Baddour cho rằng, các thiên tai hiện gia tăng cường độ và với mức độ thường xuyên hơn.

“Thêm vào một số các trường hợp khí hậu cực độ, người ta nhận thấy những vụ nầy có thể xảy ra gấp 10 lần, điều đó có nghĩa là một đợt nắng nóng chẳng hạn, vốn thường xảy ra theo chu kỳ 50 năm, nay có thể diễn ra với chu kỳ 5 năm mà thôi”.

Trong khi đó, nhiều chính phủ hiện đặt hy vọng vào Hiệp định Paris năm 2015, nhắm vào việc đối phó với hiện tượng nóng ấm toàn cầu.

Cho đến nay có 100 quốc gia đã chính thức gia nhập hiệp ước, bao gồm Liên Âu và các quốc gia thải khí nhiều như Trung quốc và Hoa kỳ.

Được biết Mỹ, Úc và nhiều quốc gia tùy thuộc vào nguồn dầu hỏa, là những thủ phạm thải khí tệ hại nhất tính theo đầu người.

Các phái đoàn hiện nhóm họp tại thủ đô của Morocco trong 2 tuần lễ, để xúc tiến các điểm đề ra trong Hiệp định, cũng như làm thế nào để đo lường và theo dõi việc thải khí, hầu có thể buộc các quốc gia thủ phạm chịu trách nhiệm.

Người đứng đầu ngành Tiên đoán và Thực hiện thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, ông Maxx Dilley cho biết việc tuân thủ đầy đủ Hiệp định nầy, là điều thiết yếu.

“Mức độ băng tan chẩy và mức độ khí thải nhà kính gia tăng, cùng với nhiệt độ cũng tăng vọt, đó là những vấn đề hết sức nghiêm trọng”.

“Ngay cả nếu quí vị vượt ra ngoài lãnh vực khoa học và nhìn vào các hiện tượng thời tiết nầy, thì chúng cũng gây nhiều quan ngại”.

“Như chúng tôi thường nói, Hiệp định Paris là một bước tiến hết sức lớn lao và những gì kế tiếp còn quan trọng hơn nữa”. Người đứng đầu ngành Tiên đoán và Thực hiện thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới, ông Maxx Dilley nói.



 


Share