Lòng tham của các tập đoàn và sự yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây vụ hỏa hoạn tòa nhà Grenfell

Tributes are seen on the Grenfell Tower memorial wall (AAP)

Tributes are seen on the Grenfell Tower memorial wall Source: AAP / Vuk Valcic / SOPA Images/Vuk Valcic / SOPA Images/Sipa USA

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cách đây 7 năm, vụ cháy tòa nhà Grenfell ở quận North Kensington của London khiến 72 người chết gây kinh hoàng và được xem là một trong những vụ cháy thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất tại Anh kể từ sau Đệ Nhị Thế chiến.


Sau hơn 6 sáu năm điều tra, báo cáo cuối cùng về vụ hỏa hoạn này vừa được công bố trong đó chỉ ra rằng lòng tham của các tập đoàn và sự yếu kém của chính phủ là nguyên nhân chủ yếu.

"Kể từ đêm đó, tôi không còn là người như trước nữa. Tôi bị PTSD Rối loạn tâm thần hậu chấn động, và rõ ràng là vì những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, nó đã khiến tôi mất việc."

Francis Dean là một trong những người sống sót sau vụ cháy Grenfell năm 2017 ở quận North Kensington của London khiến 72 người thiệt mạng.

Đám cháy bắt đầu từ vụ chập điện tủ lạnh ở một căn hộ tầng bốn và lớp ốp bên ngoài đã khiến ngọn lửa lan nhanh.

Matt Wrack là tổng thư ký của Liên đoàn Cứu hỏa cho biết những người thuê nhà đã biết có vấn đề - nhưng không ai sửa chữa chúng.

"Những người thuê nhà trong tòa nhà đã cảnh báo chủ nhà về các vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy của tòa nhà, và họ đã bị chủ nhà phớt lờ. Họ hoàn toàn không có lỗi trong vụ cháy này vì họ đã đưa ra những cảnh báo trước đó rồi."

Một báo cáo cuối cùng kết quá của cuộc điều tra kéo dài sáu năm về thảm kịch này vừa được công bố, nêu chi tiết về người phải chịu trách nhiệm.

Sir Martin Moore-Bick là chủ tịch của cuộc điều tra đó nói.

"Sự thật đơn giản là tất cả những cái chết đã xảy ra đều có thể tránh được, và những người sống trong tòa tháp đã bị những người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tòa nhà và cư dân của tòa nhà phớt lờ trách nhiệm trong nhiều năm và theo nhiều cách khác nhau."

Sadiq Khan là thị trưởng London cho biết không ai phải chịu trách nhiệm sau ngần ấy thời gian.

"Vì vậy, tôi kêu gọi chính phủ cấm bất kỳ công ty nào có tên nêu ra trong báo cáo hôm nay được làm bất kỳ công việc gì, dù là với chính phủ, với Cơ quan Chính quyền trong và ngoài London GLA , với các hội đồng, với các hiệp hội nhà ở. Không thể chấp nhận các công ty bị nêu tên hôm nay lại có thể được hưởng lợi từ các hợp đồng của người nộp thuế."

Thủ tướng Anh hiện nay là Keir Starmer đã nói rằng ông xin lỗi vì sự thiệt hại mà vụ hỏa hoạn gây ra.

"Thưa Ngài Chủ tịch, tôi muốn nói chuyện trực tiếp với các gia đình có người thân đã mất, những người sống sót và những người trong cộng đồng Grenfell lân cận, một số người trong họ đang ở cùng chúng ta trong phòng trưng bày hôm nay. Ngài Martin đã kết thúc bài phát biểu vào sáng nay, và tôi e rằng không có cách nào để nhắc lại điều này mà không gây đau đớn, ông ấy nói sự thật đơn giản là những cái chết đã xảy ra đều có thể tránh được... Vì vậy, Thưa Ngài Chủ tịch, tôi muốn bắt đầu bằng một lời xin lỗi... Đất nước đã không hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhất của mình là bảo vệ các bạn và những người thân yêu của các bạn."

Thủ tướng cũng đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với đề xuất về trách nhiệm giải trình của Thị trưởng London.

"Tôi có thể nói với Hạ viện hôm nay rằng chính phủ này sẽ viết thư cho tất cả các công ty mà cuộc điều tra phát hiện ra họ là một phần của những sai sót khủng khiếp này. Đây là bước đầu tiên để ngăn họ không thể nhận các hợp đồng của chính phủ, và tất nhiên, chúng tôi sẽ hỗ trợ Cảnh sát đô thị và các công tố viên khi họ hoàn tất cuộc điều tra của mình."

Khi những điều này được phơi bày ra thì đối với Matt Wrack nguyên nhân của vụ cháy Grenfell dẫn đến thiệt hại nhân mạng nặng nề của nó còn sâu sắc và rộng hơn rất nhiều.

"Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã có các bộ trưởng chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng, về chính sách an toàn phòng cháy chữa cháy, rồi thì các thủ tướng đã khăng khăng xóa bỏ các quy định đó. Những quy định đó là cách để bảo đảm an toàn cho các tòa nhà mà người dân sinh sống. Thật sốc khi nghe rằng đã có các chính phủ giám sát việc gỡ bỏ quy định và biến các tòa nhà thành những nơi không an toàn để sống."

Matt Wrack lo ngại rằng có thể có một thảm họa khác nếu không có sự thay đổi khẩn cấp.

"Rõ ràng là tất cả chúng ta đều mong rằng sẽ không bao giờ có một vụ Grenfell nào nữa, nhưng thực tế, số liệu thống kê cho thấy có hàng ngàn tòa nhà vẫn còn hệ thống ốp không an toàn, hoặc vẫn còn những khiếm khuyết khác về an toàn cháy nổ hoặc những tòa nhà chưa được đề cập đến. Chỉ tính trong số những khiếm khuyết được xác định ở Anh, có khoảng một nửa được thực hiện nào sửa chữa các khiếm khuyết. Một nửa còn lại không hề được thực hiện bất kỳ công việc khắc phục nào."

Vẫn chưa rõ có kế hoạch nào để giải quyết những vấn đề này.

Sir Martin hy vọng báo cáo của ông sẽ là lộ trình hướng đến sự thay đổi tích cực.

"Những sai sót có thể được truy ngược lại trong nhiều năm và những nỗ lực của chúng tôi để tìm ra gốc rễ của những sai sót và nguyên nhân của nó, điều đó lý giải cho độ dài của báo cáo và thời gian chúng tôi mất để lập báo cáo. Tuy nhiên, nếu một cuộc điều tra như thế này muốn tạo ra bất cứ điều gì có giá trị, thì những người có thể ảnh hưởng đến định hướng tương lai của ngành xây dựng, các dịch vụ cứu hỏa và cứu nạn, quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà và lập kế hoạch phục hồi, cần phải hiểu chính xác những sai sót đã xảy ra ở đâu và làm thế nào để tránh chúng trong tương lai."

Đối với một số gia đình, như người họ hàng Hisam Choucair, cuộc điều tra là một trải nghiệm phiền muộn và thương tổn.

"Chúng tôi bị đẩy vào cuộc điều tra này mà không có tiếng nói. Chúng tôi không được tham vấn. Và như tôi đã nói, với một số người, nó đưa ra câu trả lời. Và với một số người, nó không làm gì cả ngoại trừ việc đóng thêm một chiếc đinh vào quan tài, như cách người ta vẫn nói, vào trái tim chúng tôi."

Họ đồng ý rằng các tiêu chuẩn an toàn nên được cải thiện trên toàn quốc.

Nhưng như Maria Jafari giải thích, họ cũng muốn một điều nữa.

"Cuối cùng, bảy năm đã trôi qua và chúng tôi vẫn chưa có công lý - và chúng tôi phải chiến đấu một lần nữa. Tôi không biết phải mất bao nhiêu năm nữa. Và không ai biết ai sẽ sống sót để đòi công lý. Có thể không phải tôi, có thể không phải mẹ tôi. Vậy thì ai sẽ nói cho chúng tôi biết, những gì đã xảy ra sau tôi?"

Share