Úc đang chuẩn bị triển khai vắc-xin Covid-19 như thế nào?

Coronavirus vaccine

How will vaccine information be best communicated. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Anh Quốc đã triển khai tiêm vắc-xin Covid-19, khi nào sẽ đến lượt Úc? Chính phủ liên bang đã chuẩn bị một kế hoạch triển khai toàn diện, trong khi các nhà hoạt động y tế nói rằng chiến lược của chính phủ cần phải tương tác tốt hơn với các cộng đồng nhập cư, nơi mà nhiều người thường khó nắm bắt thông tin chính xác trong thời kỳ đại dịch.


Tốc độ phát triển quá nhanh của vắc-xin đã làm kinh ngạc nhiều người trên thế giới. Anh đã chuẩn thuận vắc xin Pfizer BioNtech và triển khai chiến dịch tiêm chủng đại trà từ tuần trước.

Nhưng tốc độ phát triển nhanh cũng dẫn đến một số do dự và hoài nghi về sự an toàn của vắc-xin.

Tại Úc, Bác sĩ gia đình Abhishek Verma có phòng khám tại Melbourne đã nỗ lực xóa tan những lo lắng của bệnh nhân về loại vắc xin tiềm năng. Rất nhiều người đã hỏi ông rằng có bắt buộc phải tiêm vắc-xin hay không, và liệu nó có an toàn không.

“Những gì chúng tôi đang làm là giải thích với bệnh nhân về mối quan tâm của họ mỗi khi họ đến phòng khám. Bệnh nhân có thể lo lắng về sự an toàn của việc tiêm chủng, và muốn biết là có bắt buộc phải tiêm hay không. Chúng tôi cố gắng giải thích dựa trên dữ liệu từ bộ y tế cũng như các thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi dựa trên bằng chứng thực tế để nói rằng chúng tôi tin việc tiêm chủng là an toàn và hiệu quả.”

Hiện việc triển khai chương trình tiêm chủng đại trà của Úc đã đến giai đoạn nào?

Trước quyết định ngừng phát triển vắc xin của Đại học Queensland do khả năng gây ra hiện tượng dương tính giả với HIV, chính phủ đã đầu tư vào ba phương án.

Một là mua thêm vắc xin Astra Zeneca của Đại học Oxford lên 53,8 triệu liều. Loại vắc-xin này vẫn chưa được phê duyệt, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả 90%.

Hai là đặt mua 51 triệu liều của công ty Hoa Kỳ Novavax, loại vắc-xin này vẫn cần thử nghiệm thêm.

Và đặt mua 10 triệu liều vắc-xin Pfizer BioNtech - được đánh giá là hiệu quả 95% - nhưng công nghệ RNA thông tin của vắcxin này chưa thể được sản xuất tại Úc.

Nhà dịch tễ học từ Đại học Nam Úc, Giáo sư Adrian Esterman cho biết Úc cũng đã tham gia sáng kiến ​​COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, với hơn 189 quốc gia đã cam kết chia sẻ bất kỳ loại vắc xin thành công nào.

"Điều đó cho phép chúng tôi tiếp cận với khoảng mười loại vắc xin khác hiện đang được phát triển. Một trong số đó là Moderna, vừa được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép khẩn cấp.”

Nhưng vẫn chưa rõ khi nào những vắc xin đó sẽ được phân phối ở Úc. Giáo sư Esterman cho biết cơ quan quản lý dược phẩm của Úc có những hướng dẫn rất nghiêm ngặt khi phê duyệt vắc xin. Và ông nói rằng trong tình hình kiểm dịch hiện tại thì Úc không cần phải vội vàng.

“Ở Úc, chúng ta đã có một số ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng. Chúng ta đang ở một vị trí rất tốt. Và thực sự bây giờ chẳng có gì phải vội vàng để chủng ngừa. Vì vậy, Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chức năng Trị liệu TGA sẽ chờ đợi để có được kết quả thử nghiệm đầy đủ, xem xét cẩn thận, ra quyết định và sau đó chúng ta có thể bắt đầu tiêm chủng. Điều đó sẽ xảy ra với vắc-xin Pfizer BioNtech vào khoảng tháng Ba năm sau.

Nhưng để chiến dịch tiêm chủng thành công, hầu hết người dân cần nắm bắt thông tin đầy đủ và sẵn sàng.

Bác sĩ Verma cho biết một số cộng đồng nhập cư gặp rào cản ngôn ngữ và thiếu các lựa chọn chăm sóc sức khỏe phù hợp với văn hóa của họ.

“Họ thường cảm thấy khó khi khó tham gia vào việc khám bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tôi nghĩ sẽ có những rào cản cụ thể, họ có thể bị thiếu thông tin từ các nguồn chính xác.”

Các cơ quan chính phủ liên bang và tiểu bang trong năm nay đã bị chỉ trích vì lỗi chuyển tải thông tin đến các cộng đồng nhập cư trong đại dịch.

Từ lỗi thông dịch kém, đến việc thiếu tham vấn với các nhà lãnh đạo cộng đồng, đã khiến nhiều người thường chuyển sang tìm các nguồn không chính thức.

Adel Salman, người phát ngôn của Hội đồng Hồi giáo Victoria cho biết ông đã nghe nói về thông tin sai lệch được lan truyền trực tuyến trong cộng đồng Hồi giáo của Úc.
“Rất nhiều thông tin sai lệch đang lan truyền trên mạng. Tôi nghĩ điều quan trọng là thông điệp chính xác được truyền đi một cách hiệu quả, bởi vì sẽ có rất nhiều nỗi sợ hãi, nhiều thuyết âm mưu lan truyền. Chúng tôi cần bảo đảm thông điệp đúng đắn có thể vượt qua tất cả những điều đó.”
Ông Salman nói rằng một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi với các nguồn đáng tin cậy và đa dạng là rất quan trọng.

"Tôi biết rằng đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau thì vắc xin này mới được triển khai, nhưng họ nên bắt đầu chiến dịch thông tin và nâng cao nhận thức ngay từ bây giờ."

Bộ Y tế Úc nói với SBS News trong một tuyên bố rằng họ sẽ “tiếp tục tham vấn và tìm kiếm lời khuyên cũng như khuyến nghị từ các tổ chức đa văn hóa và các bên liên quan về phản ứng với COVID-19, bao gồm việc phát triển và cung cấp chiến lược truyền thông và triển khai vắc xin. "

"Nhóm tư vấn sức khỏe COVID-19 cho cộng đồng đa văn hóa và ngôn ngữ" do Bộ Y tế Úc thành lập cũng đã nhóm họp lần đầu tiên trong tuần này.

Share