Trump đe dọa cắt viện trợ các nước về chuyện Jerusalem tại Hội Đồng Bảo An

The Security Council votes on a resolution concerning Jerusalem's status at United Nations headquarters.

The Security Council votes on a resolution concerning Jerusalem's status at United Nations headquarters. Source: UN Photo

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa sẽ cắt giảm viện trợ tài chính cho những nước bỏ phiếu thuận đối với nghị quyết của Liên hiệp quốc kêu gọi Mỹ rút lại quyết định nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.


Lời bình luận của ông Trump được đưa ra  sau khi đại sứ Hoa kỳ tại Liên hiệp quốc Niki Haley cho biết bà sẽ ghi nhận danh sách các nước trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc.

Trong khi đó Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bác bỏ quyết định của Mỹ khi tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel, với 128 phiếu thuận và 35 phiếu trắng trong đó có nước Úc.

Hồi đầu tháng nầy Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump loan báo Mỹ chính thức nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Tel Aviv sẽ chuyển đến Jerusalem nay mai.

Quyết định nầy đảo ngược chính sách của Mỹ trong hàng thập niên, liên quan đến các vấn đề quan trọng nhất giữa Israel và Palestine và tuyên bố nầy của ông Trump, đã gây các làn sóng phản đối trên khắp thế giới.

Nay trong vụ bỏ phiếu tại Liên hiệp quốc, đã có 193 quốc gia hội viên chống lại bất cứ việc nhìn nhận nào, để Jerusalem là thủ đô của Israel.

Cho đến nay, Tổng thống Trump dường như không lay chuyển trong quyết định của mình, mà còn tuyên bố trong một cuộc họp nội các rằng, bất cứ nước nào bỏ phiếu chống lại Mỹ sẽ bị Washington cắt bỏ viện trợ tài chính.

"Tất cả các nước nầy nhận tiền bạc của chúng ta và rồi lại bỏ phiếu chống lại chúng ta tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, hay bỏ phiếu chống lại Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, khi họ nhận hàng trăm triệu đô la và ngay cả hàng tỷ đô la".

"Hãy để họ bỏ phiếu chống lại chúng ta và chúng ta theo dõi những nước nào đã bỏ phiếu như vậy. Họ bỏ phiếu chống lại chúng ta, thì chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều".

"Chúng ta không quan tâm đến chuyện những người chán nản với Mỹ,  trong khi người dân Mỹ sống trên đất nước nầy yêu mến nước nầy, họ chán nản vì Hoa kỳ bị lợi dụng và chúng ta sẽ không còn bị lợi dụng nữa", Donald Trump.

Giọng điệu đe dọa của ông Trump diễn ra, sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc bỏ phiếu chống lại quyết định của ông với 14 phiếu thuận và 1 phiếu chống, khiến Hoa kỳ phải dùng quyền phủ quyết để ngăn chận nghị quyết.

Trong một thông tư gởi đến 180 nước hội viên sau cuộc bỏ phiếu, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley cảnh cáo rằng bà và chính quyền Trump, sẽ ghi nhận mọi lá phiếu trong cuộc bỏ phiếu.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Metvu Cavusoglu, chỉ trích chiến thuật của Mỹ.

"Mỹ nói rằng 'Chúng tôi sẽ theo dõi những ai bỏ phiếu và sẽ báo cáo lại cho Tổng thống, chúng tôi sẽ thu thập tên những nước nầy'. Quí vị sẽ làm gì khi thu thập tên của các nước? Quí vị sẽ cho phép nhiều vụ xâm lăng những nước nầy hay trừng phạt họ?" T

"hế giới nay đã thay đổi, ý niệm về chuyện 'Tôi là kẻ mạnh, vì vậy tôi luôn luôn đúng' đã thay đổi rồi. Ngày nay thế giới đang lên tiếng về những điều bất công, từ nay không có quốc gia nào cúi đầu trước áp lực như vậy", Metvu Casusoglu.

Ông Cavusoglu đưa ra lời bình luận nói trên, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Palestine Riyad el Maliki, ông nầy cũng lên án những lời lẽ của ông Trump.

"Đây quả là một cách định nghĩa mới của trật tự thế giới về mặt chính trị, nọ có vẻ như hành pháp Hoa kỳ đóng dấu lên mọi thực thể chính trị mớimà nhiều nước chống đối lại".

"Ngày may chúng ta sẽ thấy được có bao nhiêu quốc gia sẽ bỏ phiếu theo lương tâm, bỏ phiếu theo công lý và bỏ phiếu thuận với nghị quyết của Liên hiệp quốc", Al-Maliki.
"Lập trường của Trung quốc về Palestine vẫn nhất quán, chúng tôi luôn luôn ủng hộ và đề cao tiến trình hoà bình Trung đông, ủng hộ chính nghĩa của Palestine trong các quyền lợi hợp pháp của quốc gia họ và lập trường nầy không bao giờ thay đổi", Hoa Xuân Oánh.
Tin tức cho biết nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ, hiện bác bỏ ngôn từ nói trên như là một lời đe dọa tỗng tuếch, thế nhưng một số nước trong đó có Canada, Hungary và Cộng hoà Tiệp có thể chìu theo áp lực và không ủng hộ nghị quyết của Liên hiệp quốc.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết, chính phủ Úc đang xem xét hành động kế tiếp.

"Nước Úc hiện thẩm định hậu quả của nghị quyết được đề nghị nầy, nó không trái ngược với lập trường chính yếu của Úc, liên quan đến việc chúng ta ủng hộ giải pháp hai quốc gia, cũng như ủng hộ vị thế chính trị của Jerusalem là một vấn đề của các cuộc thương thuyết".

"Tuy nhiên chúng ta nhìn lại tất cả các nghị quyết đề nghị về mặt nội dung, liệu chúng có đóng góp cho nền hoà bình trường cửu hay không, vì vậy chúng tôi sẽ thẩm định theo chiều hướng đó", Julie Bishop.

Tin tức mới nhất cho biết, Úc đã bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc

Trong khi đó, nữ phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung quốc là bà Hoa Xuân Oánh, dường như ủng hộ nghị quyết.

"Những gì tôi muốn nói là vấn đề Palestine là trung tâm của chuyện Trung đông và là vấn đề căn bản trong tiến trình hoà bình Trung đông".

"Dự thảo nghị quyết do Ai cập đề nghị, nêu cao tinh thần và nội dung của các nghị quyết trước đây của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc".

"Chúng tôi kêu gọi Hội đồng và cộng đồng quốc tế, hãy đoàn kết và đóng góp các nỗ lực tích cực nhằm giảm bớt căng thẳng tại Jerusalem, để bảo vệ hoà bình và an toàn cho toàn thể tiến trình hoà bình Trung đông".

"Lập trường của Trung quốc về Palestine vẫn nhất quán, chúng tôi luôn luôn ủng hộ và đề cao tiến trình hoà bình Trung đông, ủng hộ chính nghĩa của Palestine trong các quyền lợi hợp pháp của quốc gia họ và lập trường nầy không bao giờ thay đổi", Hoa Xuân Oánh.

Không giống như tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, các nghị quyết tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc không có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý.

Thế nhưng các nghị quyết nầy, rõ ràng phản ảnh quan niệm của thế giới và có thể dẫn đến một sự thẩm định tệ hại về vai trò Tổng thống của ông Donald Trump.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share