Trump bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng.

US Defence Secretary Patrick Shanahan

US Defence Secretary Patrick Shanahan Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bổ nhiệm một tân Bộ trưởng Quốc phòng thay thế cho ông Jim Mattis.


Việc đề cử nầy diễn ra 2 tháng trước khi tướng Mattis dự tính ra đi và hiện được xem là một đòn phản công trước lá thư từ chức của ông Mattis và việc chê trách về chính sách ngoại giao của Tổng thống.

Các chỉ trích tiếp tục ngàng càng nhiều qua quyết định của ông Trump rút quân khỏi Syria.

Hồi cuối tuần qua vào ngày 19 tháng chạp, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố về một hành động khiến nhiều người, trong số có các thành viên nội các của ông, đều hết sức ngạc nhiên.

Ông ra lệnh rút quân toàn diện và nhanh chóng, với hơn 2 ngàn binh sĩ Mỹ tại Syria.

Việc nầy dẫn đến vụ từ chức của đặc sứ Mỹ, phụ trách công tác Liên Minh chiến đấu chống lại IS trên toàn cầu, đó là ông Brett McGurk.

Ông nầy cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, vốn cũng từ chức về vấn đề dị biệt trong chính sách.

Quyết định nói trên của Tổng thống Trump, hiện bị các đồng minh trong vùng chỉ trích, khi họ tranh luận rằng IS vẫn còn là một mối đe dọa và có thể tập hợp lại, trong cuộc nội chiến lâu dài tại Syria.

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, trận chiến vẫn chưa kết thúc.

“Về đồng minh Hoa kỳ của chúng ta, tôi thật tiếc nuối sâu xa trước quyết định rút quân khỏi Syria và tôi muốn cảm ơn cựu Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Mattis, cùng những lời ca tụng theo cùng với quyết định từ chức của ông”.

Trong một trang mạng Twitter, Tổng thống Trump nói rằng ông Patrick Shanaha, cựu giám đốc hãng hàng không Boeing vốn tham gia nội các của ông Trump từ năm 2017, sẽ đảm nhận vai trò Bộ trưởng Quốc phòng, vào ngày 1 tháng giêng năm tới.

Việc nầy xảy ra bất chấp lá thư từ chức của Tướng Mattis, mà vai trò của ông nầy sẽ kết thúc vào cuối tháng 2.

Tướng Mattis được xem là một lực lượng quân bình, trong chính phủ Trump.

Thượng nghị sĩ Dân chủ là ông Dick Durbin cho biết, ông bất mãn khi ông Trump tìm cách hành động nhanh chóng về tướng Mattis.

“Chúng tôi rất cần tiếng nói già dặn và nhiều kinh nghiệm của ông, cùng lòng yêu nước nồng nàn trong căn phòng, khi vị Tổng thống nầy đưa ra các quyết định sinh tử về an ninh quốc gia".

"Thế nhưng rõ ràng là nó đạt đến một điểm cân bằng, tôi cảm ơn ông về những năm tháng phục vụ trong Thuỷ quân lục chiến và cũng tương tự tại bộ Quốc phòng".

"Việc nầy làm đau nhói con tim tôi, khi ông phải từ chức. Chúng tôi mong đợi ông có mặt tại đây và ngăn chận vi Tổng thống nầy, trong những hành động tệ hại nhất của ông ta”, Dick Durbin.

Còn Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là ông Pat Toomey, bày tỏ sự kinh ngạc trong việc thay thế tướng Mattis, và tuyên bố với đài BBC rằng, ông Shanahan không phải là nhân tố thích hợp

“Về mặt lịch sử tôi sẵn lòng ngăn chận việc đề cử của Tổng thống".

"Tôi nghĩ tôi ủng hộ ba phần tư các ứng viên của Tổng thống Obama và chắc chắn là đa số lớn lao của Tổng thống Trump".

"Thế nhưng về vấn đề nầy, tôi nghĩ nó quá quan trọng và quan điểm của Tổng thống lại quá thiên lệch và chắc chắn là khác biệt với tôi, đây là một quyết định khó khăn".

"Tôi sẽ tìm kiếm một vị Bộ trưởng quốc phòng có thể chia xẻ một quan điểm truyền thống hơn, về vai trò của nước Mỹ trên thế giới”, Pat Toomey.
"Chúng ta có mặt ở đó và sẽ tiếp tục tiến hành công việc hết sức quan trọng, mà chúng ta đang thực hiện trên khắp Trung đông”, Scott Morrison.
Thượng nghị sĩ Toomey còn cho rằng, ông cũng quan ngại về chính sách của ông Trump có khuynh hướng quyết định một mình.

“Tôi nghĩ tướng Mathis đã có quyết định trong các vấn đề mà Tổng thống xét đến, một cách hết sức rõ ràng từ đại đa số các vị dân cử Cộng hòa và có lẽ Dân chủ, cả đắc cử và không đắc cử. Tôi nghĩ Tổng thống đã không chia xẻ quan điểm của tôi và tôi tin là vậy”.

Tổng thống Trump cũng biện minh cho quyết định của mình bằng cách nói rằng, lý do duy nhất khiến binh sĩ Mỹ ở tại Syria, là để đánh bại IS và nay sứ mạng hoàn tất, không còn lý do để họ ở lại nước nầy thêm nữa.

Các quốc gia khác như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, hoan nghênh quyết định nói trên.

Thế nhưng các đồng minh như Pháp cho biết, họ vẫn duy trì sự hiện diện tại Trung đông.

Tổng thống Pháp chỉ trích mạnh mẽ vai trò của Mỹ, với tư cách một đồng minh.

“Một đồng minh nên đáng tin cậy và cộng tác với các đồng minh khác, ông Mattis hiểu điều đó và đây là những gì tôi đã cam kết".

"Là một đồng minh có nghĩa là chiến đấu vai kề vai, đó là điều quan trọng nhất của một nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu quân đội".

"Điều đó có nghĩa là quí vị chấp nhận binh sĩ của mình chiến đấu và chấp nhận hiểm nguy bên cạnh các chiến sĩ khác và đôi khi phải hy vọng mạng sống cho lực lượng đồng minh”, Emanuel Macron.

Còn Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu nói rằng, Israel sẽ không đi theo Mỹ trong việc nầy.

“Quyết định rút 10 ngàn binh sĩ Mỹ khỏi Syria không làm thay đổi chính sách nhất quán của chúng tôi, đó là chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động chống lại âm mưu của Iran đang cố thủ quân đội tại Syria và nếu cần, chúng tôi sẽ bành trướng hoạt động tại đó".

"Tôi muốn trấn an những người nào quan tâm, là sự cộng tác của chúng tôi với Mỹ vẫn tiếp tục đầy đủ và diễn ra trên nhiều lãnh vực, như hành quân, tình báo và các vấn đề an ninh khác”, Benjamin Netanyahu.

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, lực lượng quốc phòng Úc sẽ tiếp tục vai trò của mình tại Trung đông.

“Tôi vừa mới ở Iraq và tôi đã được thuyết trình đầy đủ trong khi có mặt tại đó, tôi cũng gặp gỡ các đồng nghiệp cao cấp về an ninh không gian mạng, cùng các viên chức khác khi trở về Úc".

"Chúng ta phải rất cảnh giác, về khả năng của một sự nổi dậy nhanh chóng".

"Chúng ta có mặt ở đó và sẽ tiếp tục tiến hành công việc hết sức quan trọng, mà chúng ta đang thực hiện trên khắp Trung đông”, Scott Morrison.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share