Trẻ em tại Mỹ được tiêm vắc xin thế nhưng nhiều nơi tại Âu Châu tình hình tệ hại hơn

A Romanian man receives a Pfizer vaccine dose

A Romanian man receives a Pfizer vaccine dose Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi Hoa Kỳ bắt đầu việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, thì Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã chấp nhận vắc xin COVID-19 do Ấn độ sản xuất. Việc nầy diễn ra khi các viên chức WHO cảnh cáo về tình hình coronavirus nghiêm trọng tại Romania, trong lúc Liên Âu quan ngại về trường hợp gia tăng các ca nhiễm mới.


Hoa Kỳ bắt đầu chủng ngừa vắc xin chống COVID-19 cho trẻ em, tuổi từ 5 đến 11 vốn là nhóm đông nhất được phép tiêm chủng.

Một ngày trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn Ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đã đề nghị vắc xin Pfizer BioNtech được sử dụng rộng rãi trong nhóm tuổi đó, 4 ngày trước khi được Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép.

Tổng Thống Mỹ Joe Biden ca ngợi việc nầy như một bước tiến tích cực.

“Hôm nay là một ngày trọng đại cho các bậc cha mẹ, các gia đình và trẻ em ở Mỹ".

"Chúng ta thực hiện một bước tiến lớn lao, để gia tốc hơn nữa trên con đường thoát ra khỏi đại dịch".

"Sau nhiều tháng nỗ lực xem xét độc lập về khoa học, cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm FDA đã cho phép Trung tâm Kiểm soát và Ngăn Ngừa Dịch bệnh CDC, tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em tuổi từ 5 đến 11".

"Đối với các bậc cha mẹ trên khắp đất nước nầy, đây là một ngày vui mừng và nhẹ nhõm”, Joe Biden.

Tổng Thống Biden cho biết việc nới rộng tiêm chủng vắc xin là điều quan trọng, để giảm bớt sự lo lắng của các bậc cha mẹ.

“Gần 18 tháng lo âu và nóng ruột, khi con em cuả quí vị hắt hơi hay bắt đầu ho".

'Nay quí vị có thể bảo vệ cho chúng khỏi con virus dễ sợ nầy".

'Có 28 triệu trẻ em nay có thể được vắc xin bảo vệ và chính phủ của tôi đã sẵn sàng từ ngày đầu tiên tức là hôm nay”, Joe Biden.

Trong khi một số thanh thiếu niên bắt đầu nhận được mũi tiêm vào hôm thứ Tư, điều hợp viên phản ứng coronavirus của Tòa Bạch Ốc, ông Jeff Zient nói rằng chương trình sẽ hoạt động hết công suất vào tuần tới, với các bậc cha mẹ có thể đưa con cái của họ đến một trong hàng ngàn địa điểm bao gồm các hiệu thuốc, văn phòng bác sĩ nhi khoa, trường học và các địa điểm khác để chủng ngừa.

“Bộ Y tế tiểu bang và địa phương hiện có kế hoạch thiết lập hàng ngàn bệnh viện cộng đồng, bao gồm tại các địa điểm thể thao của giới trẻ, hội chợ, sở thú và các trung tâm cộng đồng".

'Trên khắp nước, các trường học sẽ cộng tác với các nhà cung cấp vắc xin để điều hành các nơi chủng ngừa, với hơn 6 ngàn nơi tại trường học hiện có kế hoạch trước khi nghỉ đông”, Jeff Zient.

Được biết việc tiêm vắc-xin Pfizer BioNTech có liều lượng 10 microgram cho trẻ em ở độ tuổi đi học, để bảo vệ chống lại biến thể Delta vốn đã dẫn đến hàng ngàn ca trẻ em phải vào bệnh viện.

Trong khi đó, Ủy viên Y tế Châu Âu bà Stella Kyriakides tuyên bố, Châu Âu đang ở giai đoạn quan trọng của đại dịch, trong một Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ở Bồ Đào Nha.

“Chúng ta đang ở một giai đoạn nghiêm trọng, bởi vì chúng ta thấy sau vài tuần lễ ổn định và sụt giảm, các ca nhiễm nay tăng lên và đặc biệt là các quốc gia thành viên có mức tiêm chủng thấp, hệ thống y tế của họ hiện bị thử thách".

"Vì vậy tôi muốn nói rằng chúng ta đang ở một giai đoạn hết sức nghiêm trọng của đại dịch và nó vẫn chưa kết thúc”, Stella Kyriakides.

Bà cho biết rất quan ngại về các quốc gia với mức độ tiêm chủng thấp, do các ca nhiễm ngày càng gia tăng.

“Các nước hiện nay đối diện với các thử thách lớn nhất liên quan đến áp lực trên hệ thống y tế, vốn là các quốc gia có mức chủng ngừa thấp như Romania, Bulgaria, Latvia, Lithuania và Estonia".

"Tôi đã liên lạc với Bộ Trưởng y tế các nước".

'Đối với một vài nước, chúng tôi huy động các cơ chế bảo vệ dân sự và việc nầy cho thấy tình đoàn kết tại Âu Châu".

'Đây là chuyện tham gia hỗ trợ cho họ với các trang thiết bị và thuốc men khi cần thiết, ngay cả việc tiếp nhận bệnh nhân từ các nước thành viên khác, khi các phòng ICU đông nghẹt”, Stella Kyriakides.
'Vì vậy tôi muốn nói rằng chúng ta hiện ở trong tình thế khá nghiêm trọng, hệ thống y tế quá tải và đó là thực sự những gì chúng tôi nhận xét về tính chất nghiêm trọng của tình hình”, Heather Papowitz.
Trong khi đó Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp thuận cho nhà sản xuất thuốc Ấn Độ Bharat Biotech, đưa vắc xin COVID-19 tự sản xuất vào danh sách sử dụng khẩn cấp, mở đường cho việc vắc xin này hợp lệ ở nhiều nước nghèo.

WHO cho biết nhóm cố vấn kỹ thuật của họ đã phán quyết rằng, lợi ích của thuốc chủng có tên là Covaxin, vượt trội hơn đáng kể so với rủi ro và đáp ứng các tiêu chuẩn WHO để bảo vệ chống lại COVID-19.

Giám đốc điều hành của công ty Bharat Biotech, Tiến sĩ Krishna Ella cho biết sự chấp thuận của vắc xin là rất quan trọng.

“Đây là một dịp quan trọng cho sự đổi mới của Ấn Độ, tinh thần kinh doanh, sự khởi nghiệp và khoa học của Ấn Độ".

'Với tư cách là một nhà khoa học, tôi cầu nguyện sự đổi mới của Ấn Độ đang bắt đầu và nó sẽ bùng nổ khi chúng ta tiến bước trên con đường nầy”, Krishna Ella .

Được biết Nhóm Cố vấn Chiến lược của WHO bao gồm các Chuyên gia về Tiêm chủng, đã đề nghị sử dụng Covaxin thành hai liều cách nhau bốn tuần, ở các nhóm tuổi từ 18 trở lên.

Covaxin đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ vào tháng Giêng, thậm chí trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối, sau đó cho thấy loại thuốc này có hiệu quả 78 phần trăm đối với COVID-19.

Điều này xảy ra khi các viên chức WHO đã cảnh báo vào hôm thứ Tư về tình trạng coronavirus nghiêm trọng ở Romania, sau chuyến viếng thăm thủ đô.

Bà Heather Papowitz, Chuyên gia Quản lý Khẩn cấp của WHO, cho biết trong một cuộc họp báo tại Bucharest rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia nầy đang ở trong tình hình nghiêm trọng.

“Chúng tôi vừa viếng thăm một bệnh viện và gặp các bệnh nhân, phòng cấp cứu đầy nghẹt bệnh nhân nhiễm COVID-19 và quả là chuyện khá bi quan trong khi việc nầy hiện ở mức độ cao".

"Con số các ca nhiễm cao và tôi biết con số tử vong cũng đạt mức cao nữa".

'Vì vậy tôi muốn nói rằng chúng ta hiện ở trong tình thế khá nghiêm trọng, hệ thống y tế quá tải và đó là thực sự những gì chúng tôi nhận xét về tính chất nghiêm trọng của tình hình”, Heather Papowitz.

Được biết tình hình xấu đi nhanh chóng ở Romania, quốc gia hiện có tỷ lệ tử vong do COVID-19 tồi tệ nhất trong Liên minh châu Âu, đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới phải cử các chuyên gia cao cấp đến, để hỗ trợ đối phó với đại dịch.

Số ca nhiễm coronavirus ở châu Âu đã tăng tuần thứ năm liên tiếp, khiến các nước này trở thành khu vực thế giới duy nhất có COVID-19 vẫn đang gia tăng.

WHO cho biết, sự gia tăng liên tục trong các trường hợp được xác nhận trên khắp châu Âu đặc biệt là tại Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/vietnamese.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share