Thuốc chủng coronavirus tỏ ra hữu hiệu hơn dự tính

علامت شرکت فایزر

علامت شرکت فایزر Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các kết quả sau cùng của loại thuốc chủng Plizer và BioNTech cho thấy, vắc xin nầy đạt được 95 phần trăm hữu hiệu và chẳng gây phản ứng phụ chi cả. Loại vắc xin nầy cũng bảo vệ cho những người trên 65 tuổi, vốn là hạng tuổi có nhiều nguy cơ tử vong vì COVID-19.


Hiện nay niềm hy vọng ngày càng dâng cao khi biết rằng COVID-19 có thể trở thành một chuyện của quá khứ, sau khi công ty dược phẫm Plizer và BioNTech loan báo vắc xin thử nghiệm của họ hữu hiệu hơn người ta nghĩ trước đây.

Trong khi các dữ kiện sơ khởi của các cuộc thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối cho thấy, vắc xin hoạt động trong 90 phần trăm thời gian và dữ kiện cuối cùng cho biết nó hữu hiệu đến 95 phần trăm.

Cho đến nay các phân tích cho thấy loại thuốc chủng nầy dung nạp với mọi hạng người và cũng cung cấp sự bảo vệ cho những người trên 65 tuổi.

Tổng Giám Đốc của BioNTech là giáo sư Ugur Sahin cho biết, đó là một kết quả tuyệt vời.

“Chúng tôi phải hiểu rằng đây là một loại mầm bệnh mới, trong khi chẳng hiểu gì về mầm bệnh nầy cả, khi bắt đầu phát triển loại vắc xin".

"Chúng tôi có thể phát triển vắc xin nầy trong 10 tháng, với tốc độ siêu việt và sự hữu hiệu tuyệt đối".

"Vì vậy các chuyên gia trong lãnh vực nầy mong đợi, mức độ hữu hiệu từ 60 đến 75 phần trăm”, Ugur Sahin.

Trong khi đó, tiến sĩ Mike Ryan là người đứng đầu chương trình khẩn cấp thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, cho biết trong khi các loại vắc xin là phương tiện hữu hiệu để chiến đấu chống lại COVID-19, thì tự chúng không chấm dứt trận đại dịch.

“Có thêm loại vắc xin là giúp chúng ta có cơ may lớn lao, thế nhưng nếu chúng ta thêm thuốc chủng và quên đi những chuyện khác, thì COVID-19 không bị mất đi".

"Chúng ta cần thêm vắc xin cho các biện pháp hạn chế thực tế hiện nay, cũng như nên cẩn thận trong vấn đề vệ sinh".

"Nếu chúng ta thêm vào chuyện giữ khoảng cách và vệ sinh, rồi có thêm vắc xin nữa, tôi nghĩ chúng ta sẽ đi một đoạn đường dài trước khi tận diệt virus”, Mike Ryan.

Cả hai công ty Plizer và BioNTech đều cho biết, trong vòng vài ngày họ sẽ nạp đơn xin sử dụng khẩn cấp loại vắc xin tại Mỹ, khi số tử vong COVID-19 vượt quá 250 ngàn người.

Trong khi các ca nhiễm tại Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng trong tháng nầy, các viên chức chính phủ tại ít nhất 18 tiểu bang đã ban hành các biện pháp y tế công cộng rộng rãi, từ việc giới hạn nghiêm ngặt về việc tụ tập và các doanh nghiệp không cần thiết, cho đến chuyện bắt buộc mang khẩu trang cũng như đóng cửa trường học.

Thượng nghị sĩ Joe Biden hứa hẹn sẽ hoàn thành chiến thuật mạnh mẽ cuả ông để đối phó với cuộc khủng hoảng.

Thế nhưng ông cảnh cáo chính phủ của ông Donald Trump tiếp tục không nhìn nhận kết quả bầu cử và việc nầy có thể làm chậm trễ kế hoạch đó.

"Mọi chuyện không sẵn sàng cho chúng tôi, trừ khi chúng trở nên sẵn sàng nay mai, thì chúng ta sẽ đi chậm hơn vài tuần lễ hay cả tháng, để có thể tập hợp mọi sáng kiến liên quan đến hứa hẹn lớn nhất, mà chúng tôi đã đưa ra".

"Hiện nay chúng ta có 2 công ty dược phẩm, tìm được vắc xin hữu hiệu đến 95 phần trăm”, Joe Biden.
"Dựa trên tình hình lây nhiễm hiện tại, tôi không nghĩ rằng cần phải thống nhất yêu cầu, không di chuyển hay đi lại đến các tỉnh khác", Katsunobu Kato.
Trong khi Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất của COVID-19, các dữ kiện cho thấy Âu Châu cũng chiếm gần phân nửa trong số 4 triệu ca nhiễm mới hồi tuần qua.

WHO cho biết, 54 quốc gia Âu Châu tiếp tục báo cáo các vụ lây nhiễm mới nhiều nhất, so với bất cứ vùng nào trên thế giới hồi tuần qua.

Nước Áo có mức gia tăng ca nhiễm mới cao nhất tại Âu Châu, tăng 30 phần trăm so với tuần lễ trước.

Trong khi đó, mọi giường trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU tại Thụy Sĩ nay đã kín chỗ và mức độ tại các bệnh viện ở Ý đã bị vượt quá tại 17 khu vực khác nhau.

Một câu chuyện tích cực tại quốc gia thấp với mặt biển, tại Bỉ lần đầu tiên có sự sụt giảm số người chết hàng ngày kể từ khi bùng phát đợt lây nhiễm thứ hai và các viên chức Hòa Lan hiện giảm bớt các hạn chế giữa lúc mức độ lây nhiễm sụt giảm.

Còn nước Pháp cũng ghi nhận mức giảm sụt đáng kể hàng ngày, từ 45 ngàn các ca nhiễm mới xuống còn 28 ngàn, trong 24 giờ qua.

Trong khi tháng chạp sắp đến gần, nhà cầm quyền tại Anh quốc hiện hướng các chú ý vào việc quản lý cuộc khủng hoảng trong mùa đầy các lễ hội.

Nước Anh hiện ở giữa thời gian phong tỏa 4 tuần lễ và sẽ kết thúc vào đầu tháng tới.

Giới truyền thông Anh quốc đề nghị chính phủ Anh xem xét lại một kế hoạch cho phép gia đình được gặp gỡ trong nhà trong thời hạn 5 ngày, bắt đầu vào đêm vọng Giáng Sinh.

Thế nhưng các nhà khoa học cảnh cáo rằng mỗi ngày với việc giảm bớt các giới hạn có thể đòi hỏi ít nhất là 2 ngày áp dụng các hạn chế gắt gao hơn nữa.

Tiến sĩ Susan Hopkins là cố vấn y tế cao cấp cho chương trình đáp ứng với COVID-19 của chính phủ.

“Chúng tôi rất thận trọng khi mùa Giáng Sinh bình thường ngày càng đến gần".

"Việc nầy đòi hỏi chúng tôi tạo mọi nỗ lực trong thời gian giới hạn trên toàn quốc nầy, ngay cả vào đầu tháng chạp, để giúp cho các trường hợp nhiễm bệnh càng xuống thấp càng tốt, cũng như giảm bớt nguy cơ lây nhiễm trong gia đình và giữa các gia đình với nhau”, Susan Hopkins.

Gần với nước Úc hơn, tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ghi nhận có gần 500 ca nhiễm coronavirus mới hàng ngày, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Một mức độ gia tăng từ từ với các ca nhiễm mới được ghi nhận, trên khắp Nhật Bản trong những tuần lễ vừa qua và các chuyên gia khuyến khích những viên chức, gia tăng các biện pháp phòng ngừa.

Ông Katsunobu Kato là Chánh Văn Phòng nội các Nhật Bản cho biết.

“Bằng cách thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp khi đi du lịch, chúng tôi tin rằng có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng".

"Dựa trên tình hình lây nhiễm hiện tại, tôi không nghĩ rằng cần phải thống nhất yêu cầu, không di chuyển hay đi lại đến các tỉnh khác", Katsunobu Kato.

Trong khi đó, Nam Hàn ghi nhận mức gia tăng lớn nhất trong một ngày với 313 ca nhiễm mới, sau gần 3 tháng nước nầy chuẩn bị việc thắt chặt qui tắc về khoảng cách xã hội, tại vùng đô thị Seoul.

Còn tại Samoa, có báo cáo về một ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, từ một thủy thủ từ Tân Tây Lan trở về trong một chuyến bay hồi hương.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share