Hàng ngàn người biểu tình ủng hộ và chống đối chính phủ trên khắp Iran

Iran's President Hassan Rouhani

Iran's President Hassan Rouhani Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố trong khi người dân Iran có quyền chỉ trích nhà cầm quyền, thế nhưng hành động của họ không nên dẫn đến bạo động hay phá hoại.


Đây là lời bình luận đầu tiên của ông được đưa ra sau các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn tra trước đó, cũng như
hàng ngàn người biểu tình khác ủng hộ chế độ Iran đã xuống đường tại các thành phố khắp nước để biểu dương sức mạnh.

Việc nầy diễn ra trong lúc nhà cầm quyền cảnh cáo chống các cuộc biểu tình chống chính phủ, trong đó có Hoa kỳ.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, trong khi người dân nước nầy có quyền chỉ trích nhà cầm quyền, thế nhưng hành động của họ không nên dẫn đến bạo động hay phá hoại.

Đây là lời bình luận đầu tiên của ông, kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra trong những ngày qua.

Có tin 2 người biểu tình bị giết trong các cuộc biểu tình, được xem là lớn nhất kể từ khi các vụ xuống đường lớn lao đòi dân chủ hồi năm 2009.

Tổng thống Rouhani cho biết, các cuộc biểu tình nên hướng đến những thay đổi tích cực.

"Điều rõ ràng đối với mọi người là chúng ta là dân tộc tự do, theo đúng Hiến Pháp và quyền của con người, mọi người có quyền lên tiếng chỉ trích và phản đối. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý đến cách thức của sự chỉ trích và biểu tình, nên được diễn ra theo một cách thức để dẫn đến sự cải thiện cho dân tộc và quốc gia".

Ông Rouhani cũng bác bỏ các lời bình luận của Tổng thống Donald Trump, khi ông nầy ngõ ý ủng hộ những người biểu tình.

Được biết cảnh sát Iran đã dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán hàng trăm người biểu tình chống chính phủ, khi họ xuống đường lần thứ hai.

Họ bất mãn với vật giá gia tăng, sau một thập niên chính phủ không đáp ứng với mức sống căn bản của người dân.

Thế nhưng cũng có người bất mãn rộng rãi, trước nạn tham nhũng và những người trong chính quyền.

Nhiều người thất vọng với Tổng thống Iran Hassan Rouhani và lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Kamenei.

Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahagiri cho rằng, những kẻ chống đối đường lối bảo thủ của Tổng thống Rouhani, chịu trách nhiệm trong các cuộc biểu tình.

"Các chỉ dấu về kinh tế của nước nầy đều tốt đẹp, vâng, có sự gia tăng giá cả của một vài mặt hàng và chính phủ hiện tìm cách điều chỉnh nguyên nhân của sự tăng giá. Một số sự kiện khác đã diễn ra trong những ngày qua được cho là hậu quả của nền kinh tế, thế nhưng còn có những lý do khác. Những người đứng sau chuyện nầy nghĩ rằng, họ có thể làm tổn hại đến chính phủ".     

Các cuộc biểu tình ở thành phố phía tây là Kadmanshar, hiện lan rộng đến các thành phố nhỏ hay lớn khác trên khắp nước.

Từ cổ thành Hamadan cho đến thủ đô Teheran, đây là đợt biểu tình lớn nhất kể từ năm 2009.
"Chính phủ Iran nên tôn trọng quyền hạn của người dân nước họ, trong đó có quyền bày tỏ ý kiến của chính họ", thông cáo của Tòa Bạch Ốc.
Và với các vụ phản đối ngày càng gia tăng, là những vụ bất mãn lan rộng.

Phân tích gia về các vấn đề Ba Tư là ông Karsa Naji cho đài BBC biết, những người biểu tình tỏ ra phẫn nộ với phiến quân Shia do Iran hậu thuẩn và sự can thiệp của Iran, trong các cuộc xung đột quân sự ở các nước láng diềng như Syria và Yemen.                   

"Có những bất mãn lan rộng tại Iran là chuyện tiêu tiền vào các cuộc chiến ở hải ngoại, hay quảng bá chủ nghĩa Shia ở ngoại quốc".

Trong khi đó, Phó Giáo sư Nader Hashemi cho đài Al Jazeera biết, với câu chuyện cũng tương tự.

"Thực sự có sự liên kết giữa chính sách ngoại giao của Iran trong vùng, đặc biệt với những than phiền về mặt kinh tế, khi nhiều người cảm thấy cuộc sống của mọi người đã bị hạ thấp".

Căng thẳng ngày càng gia tăng, khi mức thất nghiệp hiện gần ở mức 12,5 phần trăm.

Trong khi đó, các hứa hẹn trước đây của Tổng thống Rouhani về một nền kinh tế tốt đẹp hơn, sau một thỏa ước với Tây phương khi giới hạn các hoạt động nguyên tử, thì nay chẳng ai thấy chi cả.

Người đứng đầu Ủy ban Quốc gia Mỹ-Iran là ông Trita Parsi cho đài BBC biết rằng, các cuộc biểu tình nên được xem là một lời cảnh cáo đối với Tổng thống Rouhani.

"Vâng tôi nghĩ có nhiều người hy vọng là chính phủ sẽ tiếp nhận những khiếu nại nầy một cách nghiêm chỉnh hơn, họ đã làm từ trước đến nay. Và tôi nghĩ, đây cũng là một lời cảnh cáo cho chính phủ Rouhani rằng, trong khi ông nầy đã đạt những thắng lợi lớn lao về thiện chí chính trị qua việc ký kết thỏa ước về nguyên tử, thì hậu quả của việc nầy và sự thịnh vượng kinh tế đã được hứa hẹn, vẫn chưa thấy được".

Thế nhưng không phải ai cũng bất mãn với chính phủ Iran hiện nay, hàng ngàn người ủng hộ chính quyền đã xuống đường tại các thành phố trên khắp nước, để biểu lộ sức mạnh của họ.

Trong khi đài truyền hình nhà nước chỉ nhắm vào các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ, thì Hoa kỳ trong số những thành phần khác, hiện cảnh cáo chống lại việc làm ngơ trước sự giận dữ của công chúng.

Trong một thông cáo của Tòa Bạch Ốc, Hoa kỳ cảnh cáo Iran là cả thế giới hiện theo dõi tình hình tại nước nầy.

"Chính phủ Iran nên tôn trọng quyền hạn của người dân nước họ, trong đó có quyền bày tỏ ý kiến của chính họ". 

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 
                                                                                                                   




Share