Thiên tài công nghệ IT 16 tuổi vừa học đại học vừa kinh doanh

16 year old Kaushal Ottem balances school, university and two IT businesses.

16 year old Kaushal Ottem balances school, university and two IT businesses. Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi năm học mới bắt đầu, nhiều sinh viên đang được nhận vào các đại học dưới tuổi thông thường là 18. Trong lúc các bạn lớn tuổi bận rộn với chương trình học tập, thể thao cùng các bạn bè, thì một thiếu niên ở Melbourne hiện bận bịu qua việc điều hành 2 công ty tin học sau giờ học ở trường và đang bắt đầu khóa học cấp tốc tại đại học RMIT.


Quả thật chẳng bất thường khi trẻ em chơi game sau giờ học, thế nhưng với thiếu niên nầy thì em là người sáng tạo ra các trò chơi đó.

Kaushal Ottem 16 tuổi là một sinh viên ban ngày và là một doanh nghiệp về tin học ban đêm.

“Tôi bắt đầu công việc kinh doanh lúc 9 tuổi và làm chuyện nầy trong 7 đến 8 năm".

"Tôi khởi nghiệp là một doanh nghiệp đơn lẻ, với tư cách như một nhà thầu ở tuổi 11 hay 12 chi đó, khi tôi biết được cách nạp đơn để xin phát triển doanh nghiệp, lúc đó là khoảng 13 hay 14 tuổi".

"Tôi bắt đầu thành lập một công ty, sau khi có một vài kinh nghiệm. Khi tôi 14 tuổi, tôi đã có một công ty và tiếp tục công việc từ đó”, Kaushal Ottem.

Làm việc trong thế giới của tin học, cậu ta phát triển các chương trình an ninh mạng và các giải pháp về đám mây trong máy điện toán, cho các khách hàng như ngân hàng Commonwealth, công ty Dell và hãng bảo hiểm ING.

Thiếu niên nầy đến Úc lúc 9 tuổi, một vài năm sau khi cha mẹ di dân từ Ấn độ đến Úc năm 2008.

Em dường như thừa hưởng khả năng về tin học của bà mẹ là bà Veena Kontam Lucky, vốn là một giảng viên về tin học tại một đại học ở thành phố miền Nam Ấn độ là Hyderabad.

“Tôi là một giảng viên về môn máy điện toán tại đại học Hyderabad. Vào lúc 3 tuổi, Kaushal thường đến trường đại học với tôi".

"Nó quanh quẩn ở phòng thí nghiệm, lục tung các dây nhợ, hay ngồi vào hệ thống máy tính rồi xóa bỏ các hồ sơ ..vân..vân”, Veena Kontam Lucky.

Niềm đam mê về máy điện toán bắt đầu, khi bà mẹ để một số sách giáo khoa về thảo chương, trong phòng của cậu con trai.

“Bà ta lấy các quyển sách ở đâu đó rồi bỏ trong phòng tôi chẳng với mục đích nào cả, bà có thể lấy chúng và bỏ ở một nơi nào khác, thế nhưng các quyển sách có ở đó, tôi đọc xong rồi xếp vào trong tủ sách của tôi”, Kaushal Ottem.

Các thầy giáo ở bậc tiểu học cũng cảm thấy tài năng của cậu bé, khi vào học trường tiểu học phía bắc Clayton ở Melbourne hồi 7 năm trước.

Một trong các thầy cô giáo là bà Radhika Srinivas, cảm thấy đây chỉ là bước đầu, để cậu bé đạt được những thành tích xuất sắc xa hơn.

“Kaushal là một trong các đứa trẻ muốn tự mình giải quyết vấn đề".

"Chúng tôi thường có những bài học dưới hình thức các câu hỏi và nó sẽ đưa ra các câu hỏi với những suy nghĩ rất sâu xa".

"Tôi đã dạy học trong 10 năm và nó là một trong các đứa trẻ mà tôi còn nhớ rất rõ, có một số sinh viên tôi nhớ rất nhiều và nó là một trong số đó".

"Tôi chắc chắn nó vẫn còn tiến bộ thêm nữa và hiện vẫn tiến triển”, Radhika Srinivas.
"Một đề tài là về sự an toàn của phụ nữ, việc khác là giúp các sinh viên quốc tế có thể đi khắp nước Úc và vấn đề nữa là về các nông gia”, Kaushal Ottem.
Nay các quan tâm về điện toán đã đưa cậu bé vào đại học, khi đã hoàn tất lớp 12 cũng như bằng đại học trong 5 năm, vốn là một phần của chương trình giảng dạy cấp tốc.

Các dữ kiện mới nhất của Bộ Giáo dục, Tài Năng và Nhân dụng cho thấy vào năm 2018, gần 4 ngàn sinh viên tuổi 16 hay trẻ hơn, đã bắt đầu học đại học trên khắp nước Úc.

Con số đó chiếm 0,6 phần trăm tổng số các sinh viên chưa tốt nghiệp ở bậc Cử Nhân.

Còn việc được học hỏi các khóa cấp tốc có thể mang lại nhiều căng thẳng, thế nhưng đại học RMIT đề ra sự hỗ trợ qua hình thức cố vấn và hướng dẫn tại trường và qua trang mạnh.

Thế nhưng Kaushal chẳng quan tâm đến chuyện nầy.

“Hãy xem, khi quí vị có thể giải quyết các căng thẳng ở tuổi 16, việc nầy sẽ gia tăng khả năng của bạn, để có thể giải quyết thêm nhiều căng thẳng nữa".

"Đó là chuyện gia tăng khả năng để đối phó với các khó khăn, trong một cách thức tốt hơn trong tương lai".

"Đó là một số chuyện cũng thúc đẩy quí vị trong nội tâm, khi tự nhủ ‘bạn phải làm được chuyện nầy’.

"Quí vị không thể ngưng cuộc hành trình được và tôi đã làm như vậy kể từ 8 năm qua, vì vậy tôi không thể từ bỏ vào tuổi 16 cho được”, Kaushal Ottem.

Chuyện giải quyết và đối phó với các căng thẳng là những kỷ năng dễ dàng tìm thấy cần thiết trong thế giới các doanh nghiệp.

Với tuổi 16 hợp pháp, cậu bé nay có thể làm chủ 2 công ty hiện điều hành.

Từ nay, mẹ cậu là giám đốc cho các công ty, thế nhưng khi được 18 tuổi, chủ nhân sẽ là cậu bé.

Hiện nay cậu ta đang thực hiện việc phát triển một chiếc đồng hồ thông minh để giúp cho giới phụ nữ được an toàn và một diễn đàn nhằm giúp đỡ cho các sinh viên quốc tế tại Úc.

“Các dự án hiện tại của tôi toàn là về chuyện tương lai, khi nghĩ đến những chuyện tới 15 hay 20 năm nữa và sẽ được công bố nay mai".

"Một đề tài là về sự an toàn của phụ nữ, việc khác là giúp các sinh viên quốc tế có thể đi khắp nước Úc và vấn đề nữa là về các nông gia”, Kaushal Ottem.

Tất cả mọi chuyện nói trên được biết sẽ diễn ra trước sinh nhật thứ 17 của thiếu niên nầy.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share