Thêm nhiều quốc gia ủng hộ Mỹ điều tra về nguồn gốc COVID-19

A worker directs members of the WHO team upon their arrival in Wuhan, January 14, 2021

A worker directs members of the WHO team upon their arrival in Wuhan, January 14, 2021 Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trung Quốc đã phản ứng sau khi Tổng Thống Joe Biden ra lệnh cho các cơ quan tình báo, phải gia tăng nỗ lực để tìm ra nguồn gốc của coronavirus. Trung Quốc cáo buộc Mỹ tìm cách khuynh đảo chính trị và đổ lỗi, khi tin tức báo chí cho biết có khả năng virus xuất phát do sai sót từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.


Việc Hoa Kỳ thúc đẩy một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của coronavirus, tiếp tục đạt được nhiều quan tâm khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng, ông ủng hộ hành động này.

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cho các cơ quan tình báo của nước này 90 ngày, để tìm câu trả lời về việc làm thế nào, mà loại virus được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, lại xuất hiện.

Ông Biden nói rằng, họ đang theo đuổi các giả thiết bao gồm khả năng xảy ra tai nạn tại phòng thí nghiệm vi trùng học ở Vũ Hán và sẽ công bố báo cáo đầy đủ cho công chúng, sau khi hoàn thành.

Để đối phó với cuộc tranh luận mới, Facebook không còn xóa các bài đăng cho rằng, virus là do con người tạo ra.

Trong khi đó, Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa COVID-19 và phòng thí nghiệm vi trùng học của họ.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách biến Trung Quốc trở thành vật tế thần.

“Phía Hoa Kỳ không quan tâm đến sự thật, cũng như không quan tâm đến việc truy tìm nguồn gốc khoa học một cách nghiêm chỉnh, mà chỉ muốn sử dụng đại dịch để bêu xấu và thao túng chính trị, trốn tránh trách nhiệm của mình".

'Điều này là thiếu tôn trọng khoa học và vô trách nhiệm với cuộc sống của con người, hơn nữa nó còn làm hao mòn những nỗ lực chống dịch và sự đoàn kết toàn cầu”, Triệu Lập Kiên.

Tại Anh quốc, Thủ Tướng Anh Boris Johnson bác bỏ các cáo buộc từ vị cố vấn cao cấp của ông khi cho rằng, việc đối phó với đại dịch COVID-19 khiến hàng ngàn người thiệt mạng oan uổng.

Ông Dominic Cummings cáo buộc phản ứng của chính phủ trước đại dịch, là xem thường và hành động thiếu khả năng.

Thế nhưng ông Johnson cho biết, các cáo buộc là không đúng.

“Ở mọi giai đoạn chúng tôi điều hành với quyết tâm bảo vệ sự sống, cứu mạng và chắc chắn rằng Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS của chúng ta không bị quá tải".

'Chúng tôi đã làm theo những khuyến cáo tốt nhất, về các dữ liệu và hướng dẫn mà chúng tôi đã có".

"Còn những gì chúng tôi đang làm bây giờ vẫn là theo dõi dữ liệu, vẫn đang xem xét rất cẩn thận đường lối đang tiến hành và theo dõi những gì đang xảy ra với biến thể mới”, Boris Johnson.

Trong khi đó, các trường hợp nhiễm biến chủng virus tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ, gần như tăng gấp đôi tại Anh quốc kể tử tuần qua đến gần 7 ngàn vụ.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cảnh cáo rằng, kế hoạch cuả nước nầy nhằm dở bỏ các hạn chế còn lại, có thể bị đình hoãn.

“Chúng tôi sẽ đưa ra thẩm định chính thức trước ngày 14 tháng 6, về những gì có thể thực hiện vào ngày 21 và trong đó cùng với các dữ liệu, chúng tôi sẽ được cố vấn và hướng dẫn một cách khoa học".

'Chúng tôi sẽ hoàn toàn minh bạch, cả với Quốc Hội và với công chúng trong những quyết định đó”, Matt Hancock.
"Chúng sẽ tấn công mạnh hơn vào các quốc gia có đột biến mới, cũng như có khả năng lây lan ở các quốc gia đã được tiêm chủng, với nhiều biến thể kháng thuốc hơn”, Emmanuel Macron.
Còn Ấn Độ tiếp tục ghi nhận mức gia tăng hàng ngày cao nhất trong số các trường hợp COVID-19 trên khắp thế giới, với tổng số hiện tại là 27,37 triệu ca nhiễm.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích vì không bảo đảm số lượng vắc xin, khi đợt thứ hai tàn phá khiến số người chết ở Ấn Độ tăng trên 315 ngàn người.

Ấn Độ nhất định tiến hành các thử nghiệm vắc xin địa phương, trước khi chấp thuận sử dụng chúng.

Tuy nhiên hiện Ấn đang bãi bỏ chính sách đó với các mặt hàng nước ngoài có uy tín, để đẩy mạnh việc nhập cảng vắc xin Pfizer và các loại do Johnson & Johnson và Moderna phát triển.

Tiến sĩ Vinod Kumar Paul là thành viên của viện Chính sách Công của chính phủ Ấn Độ.

“Chúng tôi hợp tác với Pfizer, vì họ cho biết có sẵn một lượng vắc xin trong những tháng tới, có thể bắt đầu từ tháng 7".

'Chúng tôi xem xét kỳ vọng của họ, cũng như họ cũng đang xét đến các hy vọng của chúng tôi”, Vinod Kumar Paul .

Còn Phi Châu cũng đối diện với tình trạng thiếu hụt vắc xin, khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết lục địa nầy cần ít nhất 20 triệu liều vắc xin AstraZeneca trong vòng 6 tuần lễ, nếu những người đã chích mũi thứ nhất sẽ tiêm mũi thứ hai đúnghạn, để được bảo vệ tối đa.

Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron cũng đưa ra lời kêu gọi, khi ông viếng thăm Rwanda.

“Hãy giúp châu Phi đặc biệt là ở Rwanda, qua việc tiêm chủng cho các nhân viên y tế, những công dân dễ bị tổn thương nhất, như chúng ta đã làm và sau đó dần dần đến phần còn lại của dân số, để đạt được miễn dịch cộng đồng".

"Mục đích trước hết là nghĩa vụ đạo đức nhưng cũng là lợi ích của tất cả các quốc gia khác trên thế giới".

"Nếu chúng ta không tiêm phòng càng sớm càng tốt ở bất cứ đâu, virus sẽ tiếp tục phát triển và tìm ra các đột biến mới".

"Chúng sẽ tấn công mạnh hơn vào các quốc gia có đột biến mới, cũng như có khả năng lây lan ở các quốc gia đã được tiêm chủng, với nhiều biến thể kháng thuốc hơn”, Emmanuel Macron.

Phi Châu ghi nhận có hơn 4,7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 và gần 130 ngàn người chết, kể từ khi đại dịch khởi phát.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share