Thêm nhiều khổ đau khi Ngân Hàng Dự Trữ Úc Châu tăng lãi suất lần nữa

Interest rates up again

Interest rates up again: A general view of the Reserve Bank of Australia headquarters in Sydney Source: AAP / BIANCA DE MARCHI

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Ngân hàng Dự trữ Úc Châu đã một lần nữa tăng lãi suất, khi đổ lỗi cho lạm phát cao đang làm xói mòn tiền tiết kiệm và làm tổn hại đến ngân sách gia đình. Ngân hàng tăng tỷ lệ tiền mặt thêm ¼ %, lãi suất thành 4,1 %. Đó là lần tăng thứ 12 chỉ trong hơn một năm và là mức cao nhất trong 11 năm.


Các tình nguyện viên tại tổ chức People's Pantry ở Mascot thuộc Sydney, đang chuẩn bị cho một tuần cứu trợ thực phẩm lớn, khi đóng gói các gói quà cho ngày mai.

Bà Alison Leader là một trong những người giúp đỡ tại tổ chức đó.

“Mùa đông là thời điểm thực sự khó khăn về tình trạng mất an ninh lương thực và mất an ninh tài chính nói chung".

"Mọi người đang phải đối mặt với những hóa đơn lớn hơn và đặc biệt vất vả vì bệnh tật”, Alison Leader.

Được biết chi phí sinh hoạt tăng vọt, gây tác động đến những người cần giúp đỡ và ngay cả những người giúp đỡ kẻ khác.

Ngoài ra lạm phát cùng với lãi suất gia tăng, có nghĩa là nhiều người quyên góp các mặt hàng thiết yếu, nay buộc phải cho đi ít hơn.

“Vì vậy những người có khả năng hiến tặng trước đây, trong nhiều trường hợp không còn có thể cho đi nữa".

"Điều đó có tác động đến khả năng cung cấp cứu trợ thực phẩm cho cộng đồng của chúng tôi và đó là một mối quan tâm lớn”, Alison Leader.

Và hôm nay, không có ngơi nghỉ hoặc một chút giây phút dễ thở, cho những người mua nhà trả góp.

Ngân hàng Dự trữ đã nâng tỷ lệ tiền mặt lên 1/4 phần trăm, lên mức lãi suất mới 4,1 phần trăm.

Đây là lần tăng thứ 12 kể từ tháng Năm năm rồi và chỉ tạm dừng hồi tháng Tư.

Tỷ giá lãi suất tiền mặt hiện ở mức cao nhất, kể từ tháng 4 năm 2012.

Trong khi đó Tổng Trưởng Ngân Khố Jim Chalmers thừa nhận, đây là một ngày khó khăn đối với nhiều người.

“Tôi nghĩ trong cộng đồng, những người đang chịu áp lực sẽ thấy quyết định này khó đối phó và họ sẽ cần sự giúp đỡ để hiểu được nó”, Jim Chalmers.

Được biết các đường dây điện thoại trợ giúp tài chính, đã tràn ngập các cuộc gọi đến để được hỗ trợ.

Các báo cáo về căng thẳng trong việc mua nhà trả góp, hiện chiếm ưu thế.

Bà Claire Tacon là cố vấn tài chính, tại trung tâm luật hành động của người tiêu dùng ở Melbourne.

“Lần đầu tiên ở Victoria, căng thẳng về mua nhà trả góp là vấn đề chính, mà họ gọi đến chúng tôi để nhờ cố vấn".

"Bạn biết đấy chắc chắn có những người nói rằng, họ sẽ không có bữa ăn và chi phí y tế, rồi họ không đi gặp bác sĩ, không mua thuốc mà họ đang cần”, Claire Tacon.
Vì vậy, tỷ lệ tăng hôm nay không phải vì ngân sách và nó không phải là bởi vì những người có mức lương tối thiểu đang được trả quá nhiều, Jim Chalmers.
Trong khi đó Thống đốc Ngân Hàng Dự Trữ Úc Châu, ông Philip Lowe cảnh báo về nguy cơ lạm phát có thể gia tăng.

Tính đến tháng 4, vật giá đã tăng gần 7%, cao hơn mục tiêu từ 2 đến 3%.

Ông viết rằng, việc tăng thêm lãi suất này là để mang lại niềm tin lớn hơn, với hy vọng lạm phát ở trong mục tiêu vào một khung thời gian hợp lý.

Trong khi đó bà Su-Lin Ong, là trưởng kinh tế gia tại thị trường vốn RBC.

“Thông điệp quan trọng mà tôi nghĩ từ Ngân hàng Dự trữ, là nếu lạm phát không giảm mà vẫn giữ nguyên và duy trì ở mức cao, thì nó sẽ gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế”, Su-Lin Ong.

Cũng đè nặng lên tâm trí của Hội đồng Quản trị của Ngân Hàng Dự Trữ, là quyết định của Ủy ban Công bằng vào tuần trước, qua việc tăng lương cho hơn 2 triệu rưỡi công nhân.

Hội đồng Quản trị nói rằng, tăng trưởng tiền lương sẽ không gây nguy hiểm cho mục tiêu lạm phát thấp đó, miễn là năng suất kinh tế được cải thiện.

Tuần trước Thống đốc Ngân hàng Dự trữ đã làm giảm nhẹ, tác động của ngân sách liên bang hồi tháng trước.

Thế nhưng Phát ngôn nhân đối lập về Ngân khố là ông Angus Taylor, đã đổ lỗi cho người đồng cấp Lao động của mình, về việc tăng lãi suất.

“Đây là mức gia tăng lãi suất của Lao động, là mức tăng thuộc về chính phủ".

"Rõ ràng là lạm phát đến từ Canberra, không phải từ Điện Kremlin, hay từ bất kỳ nơi nào khác”, Angus Taylor.

Trong khi đó ông Chalmers đưa ra lời biện hộ mạnh mẽ, khi bác bỏ tuyên bố cho rằng việc chính phủ đẩy mạnh việc tăng lương, sẽ khiến vật giá và mọi thứ đều tăng thêm.

“Cho dù đó là Ngân hàng Dự trữ hay Tổng Trưởng Tài chính hoặc Ủy ban Công bằng, đều nói rõ rằng họ không thấy giá lương tăng theo vòng xoáy trong nền kinh tế".

"Vì vậy, tỷ lệ tăng hôm nay không phải vì ngân sách và nó không phải là bởi vì những người có mức lương tối thiểu đang được trả quá nhiều”, Jim Chalmers.

Share