Tranh đấu để giữ các công ty khai thác dầu khí khỏi Great Australian Bight

Matthew Coman

Matthew Coman Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các nhà tranh đấu cho môi sinh cảnh cáo một thảm họa có thể xảy ra về việc khoan dầu trong vịnh được gọi là Great Australian Bight, thuộc vùng lãnh hải của Tây Úc, Nam Úc, Victoria và Tasmania.


Được biết tập đoàn Statoil của Na Uy  là công ty khai thác dầu khí lớn nhất hiện xin giấy phép để khoan dầu noài khơi duyên hải Nam Úc.

"Có một con hải sư thật lớn đang đi lại trên bờ biển ở đàng xa kia, đó là một trong các con sư tử biển đực".

Vùng duyên hải dài và uốn cong của tiểu bang Nam Úc chạy dài theo vịnh được gọi là Great Australian Bight, vốn là quê hương của việc hội tụ đặc biệt của các con vật dưới biển.

Hải sơ hay sư tử biển, các con ráy cá và những con cá mập trắng lớn, là những con vật trong số các chủng loại sống trong vùng nước sâu và lạnh lẽo.

Nhờ vị trí xa xôi và vùng biển thường ở trong tình trạng động, nên đây là một nơi chốn tương đối không có dấu chân con người.

Bà Jodia Rummer thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Tnh Trạng các Rặng San Hô, thuộc Hội Đồng Nghiên Cứu Úc Châu ở đại học James Cook, cho biết vùng vịnh nầy là một trong các hệ sinhthái hải dương ít được biết đến trong lãnh hải của Úc.

"Vịnh Great Australian Bight là quê hương của các loài đa dạng sinh học như vậy, tôi nghĩ có từ 80 đến 85 phần trăm chủng loại có mặt tại đây đều có tính chất địa phương, vì vậy chúng chỉ được tìm thấy tại khu vực nầy vốn là một điều khá đặc biệt".

Trong những năm gần đây, một số côngty khai thác dầu khí quan trọng đã quan tâm đến vùng nầy.

Công ty Statoil của Na Uy là công ty mới nhất, sau khi đã được hai giấy phép thăm dò từ tập đoàn BP hồi năm rồi.

Ông Matthew Doman là giám đốc vùng Nam Úc và Lãnh Thổ Bắc Úc, thuộc Hiệp Hội Thăm Dò và Khai Thác Dầu Khí Úc Châu cho biết, nếu việc khai thác dẫn đến việc khám phá vùng vịnh nầy thì việc nầy có thể mang lại những lợi lộc đáng kể về kinh tế,

"Việc nầy có thể có ảnh hưởng như tại  eo biển Bass, các hoạt động khai thác dầu khí ở eo biển nầy đã tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho Victoria và cũng cho thấy nhiều lợi lộc đáng kể cho các cộng đồng ở các địa phương".

Ông cũng nói rằng, Statoil hiện chuẩn bị kế hoạch về môi trường để đệ trình lên cơ quan điều hành là NOPSEMA.

Nếu kế hoạch của họ được chấp thuận, Statoil có thể bắt đầu khoan tìm dầu tại một nơi ngoài khơi, cách bờ biển Nam Úc độ 200 kí lô mét. sớm nhất là vào cuối năm tới.

Thị trưởng của Port Lincoln là ông Bruce Green nói rằng, cả hai ngành kỹ nghệ quan trọng của thành phố nầy là ngư nghiệp và nông nghiệp đã phát triển và một hoạt động kinh tế khác là điều đáng hoan nghênh.

"Tôi muốn nói là chúng tôi hiện tranh đấu để giữ cho mức phát triển riêng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi hy vọng bất cứ dự án phát triển nào trong vịnh Great Australian Bight sẽ thpc sự mang lại sự phát triển kinh tế cho nhiều khu vực thuộc bán đảo Eyre ở Nam Úc".

Thế nhưng tại thành phố kế cận là Elliston, có những lo ngại là việc tràn dầu sẽ gây tại họa lớn lao cho vùng nầy, phá hủy ngành du lịch và việc xản xuất hải sản.

"Nếu có việc gì sai trái xảy ra, quí vị có thể chỉ treo tấm bảng 'Đóng cửa thương vụ', bởi vì quí vị làm hư hại vùng duyên hải xinh đẹp của chúng tôi".

Được biết 8 năm trước, dàn khoan có tên là Deepwater Horizon của tập đoàn BP đã phát nổ trong vịnh Mexico và làm tràn  đến 750 triệu lít dầu trong vịnh.

"Đừng khoan dầu trong vịnh, đừng khoan dầu trong vịnh".

Đó là tiếng của những người biểu tình tranh đấu cho môi sinh, khi họ cho rằng có khả năngvề bất cứ việc tràn dầu nào xảy ra trong vịnh Bight và đó sẽ là một nguy cơ lớn lao.

Vào đầu tháng 5, một toán các nhà tranh đấu cho môi sinh thuộc nhóm Greenpeace đã xem xét vùng hải phận ngoài khơi Port Lincoln, hầu gây chú ý cho chính nghĩa tranh đấu của họ.

Bà Aud Nordo thuộc Greenpeace giải thích.

"Những gì chúng ta thấy được mới đây là mức độ các tai nạn về an toàn có thể xảy ra và thực sự diển ra, trong kỹ nghệ dầu hỏa thì chúng đang gia tăng, vì vậy đó là một quan ngại rất đáng báo động".

Trong khi đó khoa học gia Jodia Rummer thuộc đại học James Cook, vốn nghiên cứu hậu quả của dầu đối với các loài cá.
"Điều quan trọng là chúng ta có kế hoạch đối phó trong các tình huống đó, thế nhưng không phải là những gì chúng ta nghĩ là sẽ xảy ra", Matthew Boman
Bà cho biết ngay cả một vụ tràn dầu nhỏ bé cũng có thể gây nên một thảm họa.

"Vâng tôi nghĩ chuyện nầy đặc biệt đáng báo động, trong các khám phá của chúng tôi được thực hiện với ít tập trung về chuyện khai thác dầu khí".

"Vì vậy quí vị có thể nghĩ về một vài giọt dầu trong một hồ bơi cỡ xử dụng trong Thế Vận Hội, thì nó thực sự lan ra một số lượng dầu lớn".

"Một sự rò rỉ dầu dù rất nhỏ ngay cả diễn ra sau đó, hay ngay cả sau khi chúng ta nghĩ là đã làm sạch dầu, nó vẫn thực sự gây ra những hậu quả tệ hại cho các loài cá, mà còn cho cả môi trường sinh thái", Jodie Rummer

Năm rồi công ty dầu khí Chevron đã bỏ việc khai thác dầu khí trong vùng vịnh nầy do giá dầu trên thế giới xuống quá thấp.

Còn BP rút ra hồi tháng 10 năm 2016 và cho biết họ nhắm vào các dự án khác.

Một tháng trước đó, BP công bố một kiểu mẫu tràn dầu tệ hại nhất cho thấy hậu quả của một sự kiệnnhư vậy có thể trải dài dọc theo duyên hải của nước Úc, từ Tây Úc sang Victoria rồi đến Tasmania.

Thế nhưng ông Matthew Boman thuộc Hiệp Hội Thăm Dò và Sản Xuất Dầi Khí Úc Châu cho biết, nội dung của kiểu mẫu nói trên là điều quan trọng cần ghi nhớ.

"Thật là điều rất quan trọng để hiểu về các kiểu mẫu nầy đại diện cho những gì".

"Chúng đại diện cho một tình huống khi một biến cố đáng kể xảy ra và chẳng có gì để đáp ứng với chuyện đó".

"Chuyện đó không xảy ra, không có vẻ thật và là những tình trạnghết sức tệ hại".

"Điều quan trọng là chúng ta có kế hoạch đối phó trong các tình huống đó, thế nhưng không phải là những gì chúng ta nghĩ là sẽ xảy ra", Matthew Boman

Còn công ty Statoil cho biết, vấn đề an toàn là ưu tiên hàng đầu khi đưa ra trong một thông cáo là "Chúng tôi chỉ khoan dò nếu có thể làm việc nầy một cách an toàn và phù hợp với các qui tắc điều hành và bảo vệ môi sinh nghiêm nhặt của Úc".

Trong khi chờ đợi được chấp thuận, Statoil có thể bắt đầu việc khoan dò tìm vào cuối năm nay.

Và nếu họ tìm thấy những gì mà họ mong đợi, thì sẽ có thêm các công ty khác có thể theo chân.

Santos, Kagoon Gas và Bight Petroleum cũng có giấy phép thăm dò trongvùng vịnh Great Australian Bight, thế nhưng họ chưa xác định bất cứ kế hoạch thăm dò nào.

Được biết SBS đến viến thăm vùng duyên hải của bán đảo Eyre ở Nam Úc, với tư cách khách mời của tổ chức Greenpeace.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share