Sau 8 năm ngăn cấm nay các gia đình Úc có thể nhận con nuôi từ Ấn Độ

Saroo Brierley

Saroo Brierley Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một người mẹ Úc và đứa con trai nuôi đã gây nhiều cảm hứng cho khán giả trong phim Lion của Hollywood cũng hậu thuẩn cho quyết định của chính phủ liên bang trong việc cho phép việc nhận lại con nuôi từ Ấn độ sau khi bị cấm đoán trong 8 năm qua.


Các bậc cha mẹ có ước muốn nuôi con nuôi đã không phí mất thời gian trong việc nạp đơn ngay với hy vọng đón chào những trẻ em Ấn độ về nhà họ vào dịp Giáng sinh sắp tới.

Người con trai nuôi có lẽ đã lớn, thế nhưng cái ngày mà bà Sue Brieley đưa đứa con nuôi về nhà từ Ấn độ thì vẫn còn hiện rõ trong tâm trí bà.

“Tôi thực sự tin rằng, những gì tôi cảm nhận được cũng không khác biệt, với bất cứ người mẹ nào khi họ nhìn con cái họ".

"Tôi chỉ gắn bó với ý nghĩ đó và đánh giá sự hân hoan tuyệt đối của mình, khi có thể mang một bé trai khỏe mạnh về nhà từ Ấn độ”, Sue Brieley.

Là một đứa trẻ tại Kolkata ở Ấn độ, Saroo Brieley lạc mất người anh của mình trong một chuyến xe lửa.

Cuối cùng em nầy đã được một đôi vợ chồng người Úc nhận làm con nuôi và sau đó em đã tìm người mẹ ruột của mình, qua ứng dụng của Google.

“Tôi nhận được sự cảm ơn ở đây, khi có một gia đình muốn chọn tôi làm con nuôi, vào lúc hết sức đau buồn khi tôi không thể đoàn tụ với gia đình tôi”.

Vào lúc cuốn phim được trình chiếu, người dân Úc không còn được phép nhận con nuôi như Saroo từ Ấn độ nữa, do các quan ngại về nạn buôn lậu trẻ em .

Nay chính phủ đã cho phép thủ tục nghĩa dưỡng được tái tục.

Saroo Breiley hy vọng câu chuyện đầy cảm động của anh có thể tạo nên sự khác biệt.

“Tôi nghĩ có thể cuốn phim kết thúc khi đánh động mọi con tim hiểu được những lề thói quan liêu, nên mở cánh cổng nầy một lần nữa”.

Người mẹ nuôi của anh, bà Sue Brieley cho biết chương trình nhận con nuôi từ Ấn độ, lẽ ra không bao giờ bị cấm đoán.

“Tôi hy vọng điều đó có thể là một hiệu quả của cuốn phim Lion, tôi cũng nghĩ rằng xã hội chúng ta nên biển chuyển đôi chút và mọi người nên xét đến lợi ích của việc nghĩa dưỡng”.

Phụ tá Tổng trưởng phụ trách về trẻ em, ông David Gillespie đã trình bày chuyện nầy trong một buổi họp tại Canberra.

Ông cho biết Ấn độ đã giải toả các quan ngại của Úc về việc một số trẻ em bị bắt cóc và ngụy tạo là trẻ em mồ côi.

“Họ đã thay đổi các thủ tục để phù hợp với các hướng dẫn trong Hiệp ước về nuôi con nuôi The Hague, việc nầy rõ ràng cần được theo dõi thật sát”.
“Rõ ràng trong 2 năm qua, đã có chút ít khó khăn khi mọi việc phải chờ đợi, thế nhưng đã có ánh sáng ở cuối đường hầm, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu thủ tục và khởi sự một gia đình của chính mình trong nay mai“, Adam Brook.
Thế nhưng các nhóm chống buôn lậu trẻ em nói rằng, ước lượng có 2 ngàn trẻ em hiện sẳn sàng tại Ấn để được nhận làm con nuôi, tuy nhiên theo họ chúng không nên đưa ra nước ngoài.

Ông Arun Dohle thuộc tổ chức chống buôn lậu trẻ em nói rằng, một thị trường trẻ em địa phương rộng mở.

“Nếu người Úc muốn giúp đỡ trẻ em Ấn độ, thì hãy giúp ngay tại địa phương của họ, hãy giúp chúng với việc chăm sóc tại địa phương và hãy giúp chúng bằng cách cải thiện các cơ sở chăm sóc tại đây”.

Bà Sue Brieley muốn chính phủ Úc cung cấp sự hỗ trợ cho việc nhận con nuôi, trong và ngoài nước Úc.

“Chúng tôi là một gia đình như mọi gia đình khác, chúng tôi cũng có những thăng trầm, thế nhưng chúng tôi có một gia đình của mình chọn lựa".

"Tôi cảm thấy thật may mắn khi tôi có thể làm điều đó trong 10 năm qua, khi có nhiều bậc cha mẹ khác không được phép làm sự chọn lựa đó và tôi cảm thấy buồn vì tôi tin rằng, có nhiều gia đình muốn nhận con nuôi nếu họ có thể xúc tiến việc nầy theo luật lệ tại Úc”, Sue Brieley.

Trong vòng 2 ngày sau khi chính phủ loan báo việc tái tục chuyện nhận con nuôi tại Ấn độ, đôi vợ chồng tại Sydney là Elizabeth và Adam Brook đã nạp đơn ngay.

Việc nầy xem ra nhanh chóng, thế nhưng đã 2 năm khi họ kết hôn và quyết định nuôi con nuôi từ xứ Ấn, một quốc gia mà họ dành nhiều tình cảm.

Ông Adam Brook nói tiếng Hindi cho biết, họ xem xét các cách thức khác, thế nhưng quyết định phải chờ đợi.

“Tôi nghĩ tôi có sự gắn bó mạnh mẽ về mặt văn hóa với Ấn độ, khi đến đó trong vài dịp. Đó là một trong các tình huống mà một khi con tim bạn gắn kết vào một điều nào đó, mà bạn không muốn từ bỏ và đó là chuyện bạn muốn luôn theo đuổi”.

Còn bà Elizabeth Brook có hội chứng trục trặc về buồng trứng, đã yêu thích Ấn độ khi còn nhỏ, sau khi xem các phim ảnh của Bollywood chiếu trên SBS.

Bà cảm ơn một nền văn hóa sống động ngày càng gia tăng sau các cuộc viếng thăm nước nầy, một tình cảm dẫn đến ước muốn nuôi con nuôi.

“Tôi luôn luôn muốn có trẻ em và cả hai chúng tôi đều có cả. Khi còn nhỏ, tôi muốn nhà mình đông đảo các anh chị em , phần tôi tôi muốn có 4 đứa con”.

Với đơn từ đã nạp, nay giấc mộng của họ ngày càng gần hơn bao giờ hết.

“Rõ ràng trong 2 năm qua, đã có chút ít khó khăn khi mọi việc phải chờ đợi, thế nhưng đã có ánh sáng ở cuối đường hầm, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu thủ tục và khởi sự một gia đình của chính mình trong nay mai“, Adam Brook.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share