Tăng trưởng kinh tế Úc thấp nhất kể từ cuộc suy thoái 1991

Reserve Bank of Australia (RBA) Governor Michele Bullock delivers a speech on the costs of high inflation.

Reserve Bank of Australia Governor Michele Bullock delivers a speech on the costs of high inflation. Source: AAP / AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cơ quan Thống kê Úc cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Úc trong năm chỉ 1%, thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 1991, không tính thời gian đại dịch. Ngân hàng Dự trữ đã cảnh báo một số chủ nhà có thể phải bán tài sản của họ vì điều kiện kinh tế. Thống đốc ngân hàng trung ương đã có bài phát biểu biện minh cho quyết định giữ nguyên lãi suất, trong nỗ lực kềm hãm lạm phát.


Rachel là một thợ làm tóc chứng kiến tác động của áp lực chi phí sinh hoạt lên công việc kinh doanh của mình.

"Chúng tôi đang trải qua điều đó, số lượng khách hàng ít hẳn đi và những thứ khác nữa. Tôi đoán do mọi thứ đều tăng lên, tình hình lạm phát, mà rõ ràng là bạn phải từ bỏ bớt một số thứ chi tiêu, trong đó dịch vụ cá nhân là một trong những thứ đầu tiên phải từ bỏ."

Những người làm việc bán lẻ trên khắp đất nước cũng đang chứng kiến sự thay đổi.

"Đặc biệt là lãi suất tiền vay mua nhà đang ảnh hưởng đến cách chúng ta chi tiêu. Nhưng sức khỏe tinh thần cũng quan trọng và mọi người thích đến cửa hàng và nhìn quanh, có khi chỉ để khoay khỏa một chút. Vì vậy, ý tôi là, chúng ta ở đó vì nhiều lý do, nhưng trong bối cảnh hiện nay mọi thứ mọi thực sự rất khó khăn ở ngoài kia."

Những trải nghiệm này đã được phản ánh trong các tài khoản quốc gia được công bố vào tuần đầu tiên của tháng 9 cho thấy nền kinh tế hầu như không tăng trưởng.

Cơ quan Thống kê Úc cho biết trong cả năm, mức tăng trưởng chỉ là 1%. Đây là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ cuộc suy thoái năm 1991, không tính thời gian đại dịch.

Tổng trưởng Ngân Khố Jim Chalmers cho biết các hộ gia đình thiếu tiền mặt đang cắt giảm các mặt hàng không thiết yếu để chi trả cho các nhu cầu cơ bản.

"Những số liệu này cho thấy nền thu nhập gia đình, tiền để dành cũng như đầu tư tư nhân đang giảm sút, nhưng điều đó được bù đắp bằng xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ. Điểm chính ở đây là tiêu dùng. Tiêu dùng đã giảm và chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu cũng giảm đáng kể."

Một số chuyên gia đã dự đoán những kết quả ảm đạm này do lãi suất tăng cao.

Thống đốc RBA Michelle Bullock cho biết ngân hàng trung ương cần thấy nhiều tiến triển hơn về lạm phát.

"Nhưng cho dù giả sử nền kinh tế có phát triển rộng rãi như dự đoán, thì hội đồng cũng không kỳ vọng sẽ có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Nhưng trong 18 tháng qua, lạm phát giá hàng hóa đã giảm đáng kể do đại dịch COVID-19 đã qua và nguồn cung không bị gián đoạn, chiến tranh ở Ukraine cũng phần nà đã lắng xuống và nhu cầu hàng hóa toàn cầu cũng đã giảm bớt."

Tuy vậy thì như bà Michele Bullock nói rằng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế vẫn mạnh hơn khả năng cung cấp của chúng.

Bà cho biết một đợt tăng lãi suất khác không phải là không thể, nếu giá cả tiếp tục tăng.

"Nếu lạm phát không giảm, thì có lẽ phương thuốc tốt nhất là chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp hạn chế hơn vào nền kinh tế."

Lập luận của ngân hàng là cần phải kiềm chế lạm phát cao để tránh làm ảnh hưởng nặng nề thêm nữa đến đời sống người dân, nhất là những người có thu nhập thấp và những người trẻ tuổi.

"Cuối cùng, chúng ta cần phải làm chậm nền kinh tế hơn nữa, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn và nguy cơ suy thoái cao hơn. Chi phí mất việc làm rất cao đối với từng người lao động và dẫn đến tình trạng mất thu nhập dai dẳng. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì nó có thể ảnh hưởng đến mọi tầng lớp tuy nhiên có một số thành viên trong cộng đồng của chúng ta gánh chịu nặng nề hơn. Những người trẻ tuổi, những người ít học và những người có thu nhập thấp hơn."

Michelle Bullock cho biết những người sở hữu nhà với các khoản vay lãi suất thả nổi cũng có thể dễ bị tổn thương.

"Chúng tôi ước tính rằng khoảng 5% đang trong tình huống đặc biệt khó khăn khi tổng chi tiêu thiết yếu và các khoản trả nợ thế chấp theo lịch trình của họ cao hơn thu nhập của họ."

Những con số này đã bị phe đối lập nắm bắt, những người chỉ trích cách xử lý nền kinh tế của Đảng Lao động.

Lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton cho biết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt về cơ bản là lỗi của chính phủ Lao động.

"Chúng ta vừa nhận được những phản ứng kinh tế sai lầm từ một chính phủ không biết họ đang làm gì. Tình hình này tệ như những gì đã xảy ra kể từ đầu những năm 1990 và trong 50 năm qua, chúng tôi chưa từng thấy tình huống nào mà có đến sáu quý liên tiếp tăng trưởng hộ gia đình là âm và đó là lý do tại sao các gia đình thực sự vất vả vật lộn với cuộc sống."

Áp lực giá cả dai dẳng và thời gian chờ đợi kéo dài để cắt giảm vẫn là điểm đau đầu đối với chính phủ liên bang, nơi đã bảo vệ việc quản lý ngân sách của mình khỏi những cáo buộc chi tiêu quá mức.

Điều này dẫn đến suy đoán về xung đột giữa Đảng Lao động và chính RBA.

Tổng trưởng Tài chính Katy Gallagher đã gạt bỏ những tin đồn đó.

"Ngân sách hộ gia đình bị phá vỡ, và một yếu tố góp phần vào điều đó tất nhiên là 13 lần tăng lãi suất và ngân hàng phải làm nhiệm vụ để giảm lạm phát. Nhưng chúng tôi cũng phải làm nhiệm vụ để giải thích những gì chúng tôi đang thấy trong nền kinh tế và những gì chúng tôi biết đang xảy ra, đó là các hộ gia đình đang chịu áp lực rất lớn."

Thống đốc RBA cũng đã cố gắng dập tắt những lời bàn tán về căng thẳng.

"Lãnh đạo phe đối lập đã nói rằng bà và ông Tổng trưởng Ngân Khố đang có chiến tranh, đúng không?"

"Ông ấy đang làm công việc của mình và tôi đang làm công việc của tôi. Tôi sẽ không sử dụng những từ ngữ như vậy."

Nhưng trong khi chính phủ nói rằng họ biết về tình hình tài chính khó khăn mà người dân Úc đang phải chịu - và họ đang làm những gì có thể để giải quyết - thì người dân Úc bình thường lại nói rằng họ đang rất cần cứu trợ chi phí sinh hoạt.

"Mọi thứ đã không còn là chuyện giỡn chơi nữa."

"Chúng ta cần một phép màu."

Đồng hành cùng chúng tôi tại và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay 

Share