Sự không chắc chắn về vắc xin làm giảm việc ngăn chận đại dịch

A woman receives her second vaccine jab in South Africa

A woman receives her second vaccine jab in South Africa Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Mô hình mới cho thấy các trường hợp Covid-19 ở Châu Phi hầu như không bị phát hiện, vì thiếu thử nghiệm. Các cơ quan y tế lo ngại rằng phụ nữ châu Phi có thể trở thành người ít tiêm chủng nhất trên thế giới, vì thông tin sai lệch và thiếu khả năng tiếp cận.


Tại một bệnh viện chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở ngoại ô thủ đô Bunjul của Gambia, các bà mẹ tương lai chờ đến lượt khám sức khỏe định kỳ.

Chỉ cách đó vài mét, những người phụ nữ khác đang đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của họ đến, để chủng ngừa định kỳ chống lại các bệnh như sởi, bạch hầu và uốn ván.

Thế nhưng khi giám đốc bệnh viện hỏi các sản phụ có bao nhiêu người đã được tiêm vắc xin Covid-19, thì chỉ một người giơ tay.

Một người rút điện thoại ra để xem video một người phụ nữ bị chiếc muỗng mắc kẹt vào cánh tay, khi cho rằng nó đã bị nhiễm từ một loại vắc-xin Covid-19.

Bà Lama Mballow đang mang thai đứa con thứ hai và nói rằng, đó là lý do khiến bà sẽ không tiêm vắc xin chống lại Coronavirus.

“Những người từ bệnh viện đến đây yêu cầu chúng tôi đi và uống vắc-xin nhưng điều khiến tôi sợ hãi là tôi đã nghe rất nhiều về nó, tôi cũng đã xem trên điện thoại có ai đó nói rằng vắc-xin đó không tốt".

"Nếu uống vắc-xin quí vị sẽ không có con, nếu tiêm chủng quí vị sẽ không thể đi lại được”, Lama Mballow.

Được biết đoạn video có âm mưu về vắc-xin giả, là một trong số nhiều video đang được lan truyền rộng rãi trên mạng khắp lục địa châu Phi.

Nó gây ra một vấn đề lớn về sự do dự vắc-xin và tâm lý chống lại vắc-xin, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ châu Phi mang thai.

Giám đốc điều hành Kebba Manneh của bệnh viện cho biết, nhiều người tin rằng vắc xin Covid-19 sẽ khiến họ vô sinh hoặc gây hại cho thai nhi.

“Chúng tôi gần như là những người cuối cùng nhận được vắc xin, vì vậy trước khi vắc xin đến đã có nhiều thông tin sai lạc đã đến chúng tôi, chuyện nầy thực sự gây khó khăn rất nhiều để vận động mọi người tiêm chủng”, Kebba Manneh.

Các cơ quan y tế lo ngại rằng, thông tin sai lệch kết hợp với sự bất bình đẳng trong phân phối vắc xin toàn cầu, có thể khiến phụ nữ châu Phi trở thành những người ít tiêm vắc-xin nhất trên thế giới chống lại Covid-19.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết hầu hết các trường hợp Covid-19 ở châu Phi đều không bị phát hiện.

Mô hình mới từ WHO cho thấy, có ít nhất một trong 7 trường hợp nhiễm trùng được chọn, phần lớn là do tỷ lệ xét nghiệm thấp.

Mặc dù châu Phi đã chính thức ghi nhận 8 triệu trường hợp nhiễm Covid-19, con số thực tế có thể lên tới 59 triệu.

Việc nầy thúc đẩy WHO công bố kế hoạch tăng cường thử nghiệm ở 8 quốc gia châu Phi, với mục tiêu thử nghiệm cho 7 triệu người trong năm tới.

Bác sĩ Matshidiso Moeti là giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới tại Châu Phi.

“Tại Phi châu với mức độ tiêm chủng thấp của chúng tôi, điều thực sự quan trọng là phải hiểu rõ hơn về vị trí và cách thức virus đang lưu hành trong cộng đồng của chúng tôi".

'Với thử nghiệm hạn chế, chúng tôi vẫn có ít thông tin để hướng dẫn, tại rất nhiều cộng đồng ở Châu Phi".

"Hầu hết các xét nghiệm được thực hiện trên những người có triệu chứng nhưng phần lớn sự lây truyền là do những người không có triệu chứng”, Matshidiso Moeti.

Được biết chỉ có 9 quốc gia châu Phi đạt được mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới, là tiêm chủng cho ít nhất 10 phần trăm dân số vào cuối tháng 9.

Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp 17 triệu liều vắc xin Johnson & Johnson khác cho Liên minh châu Phi, ngoài 50 triệu liều đã được viện trợ.

Tổng thống Kenya ông Uhuru Kenyatta cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden.

“Hoa Kỳ đã cố gắng hết sức để không chỉ giúp đỡ Kenya mà còn cả lục địa Châu Phi nói chung, trong việc tiếp cận với vắc xin".

"Rất vui khi nghe thông báo mới của quí vị về sự gia tăng đó, vì nhiều người sẽ biết, châu lục chúng ta đang tụt hậu rất nhiều so với phần còn lại của thế giới, về khả năng tiêm chủng cho người dân".

"Vì vậy, bất kỳ sự hỗ trợ bổ sung nào như Tổng Thống vừa đề cập, đều được hoan nghênh nhiệt liệt và chúng tôi mong đợi tiếp tục sự hợp tác đó”, Uhuru Kenyatta.

Việc nầy diễn ra khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF ho biết, đại dịch coronavirus đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trên toàn cầu.

Tuần này, IMF hạ thấp triển vọng phục hồi toàn cầu sau đại dịch suy thoái, do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và chênh lệch tỷ lệ tiêm chủng giữa các quốc gia giàu và nghèo.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế của IMF là bà Magdalena Andersson, kêu gọi phải có hành động ngay lập tức, để đạt được việc tiêm chủng đồng nhất.

"Vì vậy chúng tôi khuyến khích lực lượng đặc nhiệm của các nhà lãnh đạo đa phương, đẩy nhanh việc tiếp cận vắc xin và tạo điều kiện phối hợp giữa các đối tác quốc tế và điều này cũng bao gồm việc huy động các nguồn tài chính quan trọng".

"Hơn nữa, chúng tôi đã đồng ý thực hiện các bước để đạt được các mục tiêu toàn cầu, tiêm chủng cho ít nhất 40 phần trăm dân số ở tất cả các quốc gia vào cuối năm 2021 và 70 phần trăm vào giữa năm 2022".

"Đại dịch đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng trên toàn cầu, Magdalena Andersson.
"Nếu chúng ta buộc họ cách ly 5 ngày, thì có nghĩa là họ đến Bali chỉ để cách ly mà thôi, vì vậy có ai đến Bali chỉ để cách ly hay sao”, Luh Redianis.
Tại Hoa Kỳ, các cơ quan y tế đang tiến hành các kế hoạch tiêm tăng cường cho một số người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã khuyến cáo, nên tiêm một nửa liều tăng cường cho các nhóm nguy cơ cao đã được tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna, ít nhất sáu tháng trước.

FDA đã đưa ra phán quyết tương tự đối với vắc xin Pfizer vào tháng trước và sẽ thảo luận về các chất tăng cường cho vắc xin Johnson & Johnson vào thứ Sáu.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đi công du khắp nước Mỹ để quảng bá vắc xin chống COVID-19 và ca ngợi ngành hành pháp của ông đã đạt được nhiều tiến triển trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

“Chương trình có hiệu quả và chúng ta hiện có nhiều tiến bộ".

"Trên toàn quốc, các ca nhiễm hàng ngày giảm bớt 47 phần trăm, việc nhập viện giảm 38 phần trăm".

"Trong hai tuần qua, hầu hết các nơi trên nước Mỹ đều có nhiều cải thiện".

'Tỷ lệ các ca nhiễm giảm xuống tại 39 tiểu bang và tỷ lệ nhập viện giảm tại 38 tiểu bang”, .Joe Biden

Tổng thống Joe Biden thúc giục các doanh nghiệp, hãy tuân thủ lệnh liên bang trong việc cưỡng bách tiêm chủng.

"Con số những người chưa tiêm chủng gần 100 triệu người xuống còn 66 triệu, vẫn là con số không thể chấp nhận được".

"Đó là tiến trình hết sức quan trọng, thế nhưng nay không phải là lúc chúng ta có thể ngơi nghỉ".

'Còn rất nhiều việc phải làm và chúng ta hiện ở một giai đoạn hết sức quan trọng trong việc xoay chuyển COVID-19”, Joe Biden .

Gần nước Úc hơn, hòn đảo du lịch Bali mở cửa lại cho các du khách quốc tế lần đầu tiên sau hơn một năm.

Du khách phải tiêm chủng đầy đủ, xét nghiệm âm tính với COVID-19 từ một số các nước, rồi phải cách ly và tuân thủ các hạn chế nơi công cộng,

Thế nhưng chẳng có chuyến bay quốc tế nào đến trong ngày đầu tiên mở cửa và các viên chức về du lịch tiên đoán các chuyến du lịch sẽ không thực hiện cho đến tháng 11.

Quản lý khách sạn Kuta Seaview là bà Luh Redianis lo ngại là các luật lệ khắt khe sẽ làm nản lòng những người đến đây.

“Nếu chúng tôi nói về chuyện phải cách ly trong 5 ngày, tôi vẫn nghĩ là nó quá dài".

"Chẳng hạn như, du khách Nhật Bản thường chỉ đi du lịch trong 4 ngày, có nghĩa là chỉ có 3 đêm".

"Nếu chúng ta buộc họ cách ly 5 ngày, thì có nghĩa là họ đến Bali chỉ để cách ly mà thôi, vì vậy có ai đến Bali chỉ để cách ly hay sao”, Luh Redianis.

Được biết trước đại dịch, mỗi năm có hơn 6 triệu du khách đến Bali.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share