Du học ở Úc (174) 6 cách tiết kiệm thông minh cho du học sinh

Money

Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tiết kiệm giúp bớt đi gánh nặng tiền nong, chúng ta sẽ để dành sự tập trung cho những thứ quan trọng trong cuộc sống. Các bạn đã biết cách tránh những 'bẫy chiêu dụ' mua sắm để tiết kiệm hiệu quả chưa?


Hằng ngày, có những khoản chi tiêu chúng ta nghĩ rằng không đáng bao nhiêu, nhưng khi tổng kết lại, chúng lại chiếm rất nhiều khoản chi phí không cần thiết.

Trong quyển sách “Dollars and Sense: How We Misthink Money and How to Spend Smarter”-  "Tiền và Giác quan: Cách chúng ta hiểu sai về tiền và làm sao để chi tiêu thông mình hơn”, tác giả Dan Ariely, giáo sư giảng dạy khoa hành vi kinh tế tại Đại học Duke đã giải thích 6 nguyên tắc thú vị liên quan đến tâm lý con người khi mua sắm.

Bảng hiệu khuyến mãi là kẻ thù

Discount sign
Source: alarmy
Những bảng hiệu khuyến mãi đầy mời gọi lại chính là thứ dễ dàng moi tiền của mọi người.

Theo Dan, chúng ta nên lờ đi việc mình tiết kiệm được bao nhiêu trên những giá khuyến mãi. Thay vì vậy, hãy suy xét xem món hàng đó trị giá bao nhiêu.

Tiết kiệm được 90% khi mua một máy chụp ảnh không phải là món hời khi bạn sẽ chẳng bao giờ chụp ảnh. Và chúng ta thường rơi vào bẫy mua sắm cho những món tương tự như vậy.

Dan viết trong cuốn sách của mình, các chương trình khuyến mãi như những miếng mồi ngon béo bở làm chúng ta lạc hướng trong việc ra quyết định.

Khi một món hàng đang giảm giá, chúng ta hành động nhanh hơn và ít suy xét hơn so với ngày thường.

Ngoài ra, các công ty cũng thường 'bẫy dụ' khách hàng theo hình thức sản phầm kèm theo.

Ví dụ, bạn chẳng bao giờ chi trả vài trăm đô la cho một chiếc ghế có chức năng làm ấm trên xe cả. Thế nhưng, khi đồng ý mua một chiếc xe trị giá xấp xỉ mười ngàn đô, thì giá của chiếc ghế kia dĩ nhiên là hợp lý hơn nhiều.

Một lần nữa, chúng ta cần ghi nhớ nguyên tắc đánh giá món hàng bằng giá trị thực của nó, không phải bằng cách so sánh với giá gốc.

Tương tự, phần trăm cũng là một cách tiền bay khỏi túi chúng ta nhanh chóng.

Khi bạn thấy bảng hiệu đăng giá giảm 5%, bạn khoan hãy hí hửng mà cần tính toán số phần trăm ấy trị giá bao nhiêu. Sau đó, hãy đặt cho mình câu hỏi xem "Tôi có sẵn lòng trả chừng đó tiền cho món hàng/ dịch vụ này không?"

Tiền nào cũng là tiền

People tend to spend sudden income more than salary
Source: the age


Với nhiều người, tiền lương để thanh toán các sinh hoạt phí là những khoản tiền quan trọng.

Còn những khoản thu phát sinh như tiền trúng thưởng, tiền được hoàn lại khi mua hàng, họ lại thường dùng để chi tiêu cho những thứ mang tính giải trí và không cần thiết.

Thât ra, không có sự khác nhau nào giữa các món tiền đó cả.

Dan lý giải, mỗi đồng tiền đều giống nhau, không quan trọng món tiền đó đến từ đâu chỉ vì chúng ta cho rằng món tiền đó do may mắn thắng được. Chúng ta cần suy nghĩ và nhắc nhở bản thân rằng đó là tiền của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này liên hệ đến cảm xúc tài chính. Khi lý trí tài chính cho chúng ta nhận thức tiền là tiền, thì cảm xúc tài chính thì chi phối khả năng suy xét của chúng ta, khiến nguồn gốc số tiền đó ảnh hưởng lên cách chúng ta sẽ sử dụng nó.

Nghiên cứu cũng chứng minh lý do này khiến nhiều người thích nhận khoản tiền thưởng hơn là lương thêm. Tiền thưởng sẽ khiến chúng ta cảm thấy ít tội lỗi để tiêu vào việc nuông chiều bản thân hơn là tiền tiết kiệm.

Sử dụng tiền mặt nhiều hơn

Using cash rather than card could save money
Source: news


Theo Dan, những nghiên cứu về thần kinh học chỉ ra rằng việc chi trả bằng tiền mặt ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta. Tín hiệu mà não nhận được cũng gần như cảm giác khi cơ thể chúng ta bị đau.

Cách để chúng ta chi tiêu thật nhiều mà không cảm thấy đau đớn, đó là thanh toán bằng thẻ.

Khi sử dụng thẻ , đặc biệt là thẻ tín dụng, mọi người có xu hướng dễ dãi với bản thân.  

Chúng ta sẽ mua những món hàng giá trị lớn, cho tiền tip nhiều hơn bình thường, và không để ý số tiền chúng ta đã tiêu cũng như đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng.

Tuy nhiên, có những dịp đặc biệt trong cuộc đời mà hoàn toàn cần thiết để chúng ta chi tiêu mạnh tay như tuần trăng mật hoặc những cột mốc quan trọng.  

Chỉ cần ghi nhớ một điều là những dịp đó nên thật sự quan trọng và xứng đáng để chúng ta không phải hối tiếc về sau.

Đừng 'bất công' với bản thân

Một ngày nọ, trời đổ mưa rất to. Bạn nghĩ mình cần gọi taxi về nhà, thế là bạn gọi Uber. Tuy nhiên, trời mưa to như trút nước thế kia làm cho giá Uber bỗng dưng tăng cao hơn so với ngày thường. Bạn cảm thấy mức giá đó là bất công nên chọn cách dầm mưa đi bộ về nhà.

Đối với một số người, tăng giá trong giờ cao điểm, lúc thời tiết xấu như vậy là bất công.

Việc bạn quyết định không trả nhiều hơn cho Uber để dầm mưa ướt sũng về nhà có xem là xứng đáng không?

Và bạn từ chối dịch vụ của họ không làm khổ họ mà làm khổ chính mình. Như vậy thì ai đang bất công với ai?

Kiểm soát trước tình huống

Khi nghĩ trước về tương lai , chúng ta thường dễ lý trí hơn .

Nhưng khi đứng trước những 'món hàng giá hời', chúng ta lại khó ngăn được các quyết định bốc đồng.

Điều cần làm là ngăn chặn những khoảnh khắc đó xảy đến.

Với tài khoản ngân hàng trực tuyến, bạn có thể cài đặt để tiền lương hay các khoản thu nhập  tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm.

Các nghiên cứu chứng minh những  người làm theo cách này tiết kiệm đến 81% chi tiêu mỗi năm.

Cách kiểm soát trước này không chỉ hiệu quả trong quản lý tài chính mà còn trong các trường hợp bạn dễ bị cám dỗ tức thời. Ví dụ như giao chìa khóa xe cho bạn thân khi bạn đi uống bia, nhờ một người bạn tin tưởng đổi mật mã mạng xã hội khi bạn cần tập trung ôn thi, vv…

Hiểu về hiệu ứng ‘mỏ neo’

Theo hiệu ứng ‘mỏ neo’, mọi người thường dựa vào thông tin xuất hiện trước tiên để so sánh cũng như đưa ra quyết định sau cùng.

Trong bán hàng, hiệu ứng này  làm cho người mua có cái nhìn về những thông tin giá cả tiếp sau đó giống như một món hời tốt vậy.

Tại các  nhà hàng, thực đơn thiết kế có chiến lược thường để món ăn có giá đắt nhất ở đầu. Nó khiến bạn cảm thấy những món sau đó có giá tốt hơn nhiều.

Vậy làm cách nào để không rơi vào bẫy 'hiệu ứng mỏ neo'?

Hãy tìm hiểu 'mỏ neo' từ trước. Điều này có nghĩa là bạn tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau để biết được mọi người chọn giá trị thế nào cho món hàng. Từ đó, bạn có sẵn con số trong đầu để không bị dẫn dụ vào hiệu ứng mỏ neo mà người bán hàng sắp đặt và đưa ra cho bạn.

Điểm tin du học

Tuần qua, trường đại học Swinburne, tiểu bang Victoria vừa công bố chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế năm 2018.

Học bổng cho bậc cử nhân lên đến $38,000, bậc sau đại học lên đến $19,000.

Chương trình học bổng áp dụng cho kỳ nhập học vào 26/2/2018 và 30/7/2018 ở tất cả các bậc học.

Riêng chương trình học bổng Pathway dành cho các bạn từ Foundation hoặc Unilink Dip và học bổng Loyalty sau đại học sẽ có ba kỳ: 19/2, 18/6 và 8/10 năm 2018.

Mỗi tuần 1 điều không thể bỏ lỡ ở Úc

Kangaroo Point
Kangaroo Point Source: pinnaclessport


Vách đá Kangaroo Point được xem là nơi ngắm toàn cảnh thành phố Brisbane rõ và đẹp nhất.

Trèo lên vách đá này vào lúc sáng sớm để ngắm mặt trời mọc hay buổi tối tận hưởng những ngọn đèn lung linh thành phố về đêm từ trên cao thì rất tuyệt vời.

Đây còn là nơi lý tưởng để dân địa phương và khách du lịch đi bộ từ bến cảng Eagle Street dọc theo cầu để lên vách đá Kangaroo Point.

Đến Brisbane, mọi người chọn  nơi này để tổ chức các buổi tiệc nướng nhóm ngoài trời hoặc cùng nhau trèo lên các vách núi.

Với những ai không muốn mạo hiểm, có sẵn lối đi bậc thang dẫn đường cho khách bộ hành đi thẳng lên đỉnh núi.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share