Du học ở Úc (159) Quyền ở nơi làm việc

work in hospitality industry, waiter

Bạn có biết quyền tại nơi làm việc của mình? Source: Pixabay

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong thời gian du học ở Úc, du học sinh khá thân thuộc với chuyện đi làm thêm ngoài giờ học. Khi bị chủ bắt nạt, khi bị trả lương không đúng với sức lao động của mình, bạn nên trình báo với ai? Và hành động đó có bảo đảm an toàn cho cá nhân bạn hay không?


Có bao giờ bạn tự hỏi mình có nắm đầy đủ những quyền hạn của mình tại nơi làm việc chưa?

Du học sinh được khuyến khích trình báo ở Fair Work Ombudsman, cơ quan chính phủ có thể trợ giúp miễn phí cho du học sinh đang làm việc tại Úc.

Fair Work Ombudsman đang tìm đến các sinh viên quốc tế để khuyến khích họ nhờ giúp đỡ miễn phí từ cơ quan này nếu như họ gặp bất cứ vấn đề nào khi làm việc tại Úc.

Cơ quan này đã phát động một chiến lược mới nhằm nâng cao nhận thức về các quyền hạn tại nơi làm việc trong số các sinh viên quốc tế, là một phần lớn trong số những người tạm cư tại Úc – với con số trên 560,000 người tính đến tháng Bảy năm 2017.

Trong bức thư ngỏ gửi cho các sinh viên quốc tế được công bố trong ngày 22/9, đại diện Fair Work Ombudsman – bà Natalie James khuyến khích các sinh viên quốc tế hãy tìm hiểu về các quyền lợi tại nơi làm việc của mình và nếu có gì không rõ hãy nhờ giúp đỡ.

Trong một phóng sự độc quyền gần đây nhất của SBS về tình trạng du học sinh bị chủ doanh nghiệp bóc lột, trả lương dưới mức quy định, thấp tới mức $6/giờ,  được xem là vấn đề gây nhiều tranh cãi cho dư luận.
Theo bà James, tuỳ theo công việc, hầu hết mọi người phải được trả mức lương tối thiểu $18,29/ một giờ; và nếu làm việc phù động mức lương là $22,86/một giờ.

Các bạn có thể được trả lương cao hơn mức này tùy ngành nghề công việc các bạn làm hoặc được trả mức bồi khoản nếu làm việc theo ca.

Nếu cần được giúp đỡ để kiểm tra mức lương hay nếu có điều gì quan ngại về số giờ làm việc của mình, các bạn hoàn toàn có thể liên lạc với Fair Work để được hỗ trợ hoặc sử dụng công cụ tính toán lương bổng tại

Bà James cũng thúc giục các sinh viên quốc tế hãy mạnh dạn nói ra nếu họ cảm thấy có điều gì quan ngại liên quan đến tình trạng làm việc của họ, đồng thời nhấn mạnh rằng sinh viên quốc tế cũng có cùng quyền hạn tại nơi làm việc giống như các công nhân khác ở Úc.
Theo Bà James: “Con số sinh viên quốc tế trình báo các các vấn đề cho Fair Work Ombudsman thấp một cách không cân xứng so với những người có các loại visa khác mặc dù các sinh viên quốc tế chiếm một phần đáng kể trong số những du khách ngoại quốc được quyền làm việc”.

“Chúng tôi hiểu rằng các sinh viên quốc tế có thể cảm thấy ngần ngại phải nói ra khi thấy có điều gì đó sai trái khiến họ đặc biệt dễ bị bóc lột. Đây là trường hợp khi các sinh viên nghĩ rằng việc họ nhờ giúp đỡ có thể ảnh hưởng không tốt đến triển vọng tìm việc trong tương lai hay có khi khiến cho visa của họ bị hủy bỏ.

“Chúng tôi đã thấy có trường hợp các chủ nhân đe dọa các sinh viên quốc tế rằng họ sẽ bị trục xuất vì làm việc quá số giờ visa họ được cho phép khi họ nêu các thắc mắc về quyền hạn của họ.

“Trong một số trường hợp cũng cùng những chủ nhân này đã sửa đổi phiếu lương và trả mức lương giờ thấp hơn để che dấu đi số giờ mà các sinh viên đã làm việc”.
Bà James cho biết hiện có ứng dụng mang tên ‘’ (Ghi nhận Giờ Làm việc của tôi) của Fair Work Ombudsman nhằm đối phó với vấn đề dai dẳng về việc trả lương thấp cho các công nhân thanh thiếu niên hay công nhân di dân trên toàn quốc.

Ứng dụng này trang bị cho các công nhân việc ghi nhận số giờ họ có mặt tại nơi làm việc bằng cách sử dụng kỹ thuật ranh giới địa lý để ghi nhận khi họ đến nơi làm việc và khi họ rời nơi này và bạn có thể tải ứng dụng này từ iTunes hay cửa hàng Google Play.
Bà James cũng chia sẻ thêm: “Tôi muốn trấn an các sinh viên rằng theo tinh thần của một thoả thuận giữa cơ quan của chúng tôi với Department of Immigration and Border Protection, bạn có thể nhờ chúng tôi giúp đỡ mà không phải sợ visa của bạn sẽ bị huỷ bỏ, ngay cả khi bạn làm việc nhiều hơn số giờ mà visa của bạn cho phép”.

Những hành vi nhắm vào các sinh viên quốc tế mà Fair Work Ombudsman xem xét thường nghiêm trọng và có tính chất bóc lột nặng nề.

Việc này được phản ánh qua một tỉ lệ lớn số trường hợp Fair Work Ombudsman đưa ra toà có dính líu một hay nhiều sinh viên quốc tế, mặc dù số sinh viên quốc tế trình báo cho cơ quan rất ít.

Trong năm tài chánh vừa qua, 49 phần trăm các vụ kiện tụng mà Fair Work Ombudsman đưa ra toà có liên quan đến người đang có visa – trên một phần ba số này liên quan đến sinh viên quốc tế.

Các công trình nghiên cứu do Fair Work Ombudsman nhờ thực hiện đã phát hiện ra rằng nhiều sinh viên quốc tế không biết các quyền hạn của họ theo các luật lệ tại nơi làm việc ở Úc cũng như không biết đến đâu để nhờ được giúp đỡ.
Bạn có thể nhờ chúng tôi (Fair work Ombudsman) giúp đỡ mà không phải sợ visa của bạn sẽ bị huỷ bỏ, ngay cả khi bạn làm việc nhiều hơn số giờ mà visa của bạn cho phép.
Một số các sinh viên đã nói với người thực hiện cuộc nghiên cứu rằng họ đã bị các chủ nhân doạ nạt, đe doạ trục xuất hay ghi tên vào “sổ đen” đối với các công việc trong tương lai nếu họ khiếu nại.

Theo bà James : “Công trình nghiên cứu cho thấy khi có chuyện liên quan đến các sinh viên quốc tế tại nơi làm việc ở Úc, có đến 60 phần trăm tin rằng nếu họ báo cáo một vấn đề tại nơi làm việc cho chủ nhân của họ, tình hình sẽ không có gì thay đổi hoặc trở nên tệ hại hơn”.

“Mục đích của chiến lược về sinh viên quốc tế của chúng tôi là để nâng cao nhận thức của các sinh viên quốc tế về các quyền hạn tại nơi làm việc cũng như cho họ biết rằng họ có thể đến gặp Fair Work Ombudsman để nhờ cố vấn và giúp đỡ miễn phí.”

Bà James nói rằng “Chúng tôi hiểu rằng có thể việc hiểu được những gì là đúng hay sai tại nơi làm việc hay nói ra ý kiến của mình là điều khó khăn. Đây là lý do tại sao chúng tôi cam kết làm cho mọi chuyện trở nên càng dễ dàng càng tốt cho các sinh viên quốc tế tiếp cận các trợ giúp họ cần”.
Bà James khuyến khích tất cả các sinh viên quốc tế hãy tìm hiểu bằng cách vào trang mạng của Fair Work Ombudsman trong đó có thông tin bằng 30 ngôn ngữ khác nhau.

Các tiện ích có trên trang mạng nhằm giúp các công nhân hiểu được quyền hạn và quyền lợi của họ gồm Công cụ Tính toán Lương bổng và Điều kiện có tại có thể được sử dụng để tính toán mức lương chính xác áp dụng cho công việc của họ.

Fair Work Ombudsman hồi gần đây cũng phát động chức năng Trình báo Ẩn danh bằng 16 ngôn ngữ khác tiếng Anh, giúp cho các người không nói tiếng Anh mà không bị lộ danh tính. Bạn có thể tiếp cận công cụ này tại .

Mọi công nhân viên đều được bảo vệ và không thể bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

Nếu bạn nghĩ có điều gì đó không đúng, các bạn muốn được giúp đỡ có thể vào trang mạng hay gọi cho Fair Work Infoline qua số 13 13 94 hay Dịch vụ Thông Dịch qua số 13 14 50.

Hằng ngày, có rất nhiều du học sinh như đã gọi lên Fair Work Ombudsman đề nghị và đã được tư vấn và giúp đỡ.

Để tìm hiểu các vụ điều tra hồi gần đây của Fair Work Ombudsman liên quan đến các sinh viên quốc tế, các bạn có thể lên đoc tại trang của Fair Work:

VIDEO: Trong vai người đi xin việc với CAMERA BÍ MẬT GHI HÌNH, điều tra của  hé lộ "mức lương thị trường" du học sinh đi làm thêm đằng sau những tô phở, chiếc gỏi cuốn hay bánh mì Việt Nam.

Điểm tin Du học:

Đến hẹn lại lên, cuộc thi Gala hằng năm lại diễn ra và thu hút sự quan tâm cũng như tham gia của hàng ngàn bạn du học sinh Việt Nam tại Úc.

Vòng loại vừa kết thúc hôm 23.9 với sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn du học sinh có chung niềm đam mê ca hát và thể hiện tài năng của mình trên sân khấu.

Giải nhất sẽ nhận 700 đô Úc cùng 1 vé khứ hồi về Việt Nam của Vietnam Airlines.

Giải nhì: $500 cùng 1 voucher tour du lịch trị giá $200 từ nhà tài trợ With U Travel.

Giải ba: $300.

Giải thí sinh được yêu thích nhất cũng nhận được $150 tiền mặt.

Mỗi tuần 1 điều không thể bỏ lỡ ở Úc:

Lễ hội đang diễn ra từ 21/9 đến 8/10.

OzAsia Festival là chương trình nghệ thuật đương đại đến từ châu Á, do Adelaide Festival Centre phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức. Lễ hội mang đến hơn 300 nghệ sĩ chuyên nghiệp đến từ khắp nước Úc và châu Á cùng với hơn 400 nghệ sĩ trong cộng đồng địa phương.

Làm sao đăng ký? Xem ở đây:

Đến với lễ hội, quý vị sẽ có dịp thưởng thức sự kết hợp độc đáo của kịch nghệ, khiêu vũ, âm nhạc, điện ảnh, nghệ thuật thị giác và văn học trong các nền văn hóa khắp châu Á.

Chương trình lễ hội năm 2017 bao gồm 6 buổi diễn ra mắt của quốc tế, 19 buổi diễn ra mắt của Úc. Trong 50 sự kiện thuộc chương trình sẽ có 35 sự kiện độc quyền dành cho Adelaide.

Lễ hội sẽ giới thiệu hơn 97 màn trình diễn chuyên nghiệp, hơn 100 màn trình diễn cộng đồng, 18 sự kiện giao lưu, 21 sự kiện chiếu phim, 6 triểu lãm và 67 buổi workshop giới thiệu kĩ năng.


Share