Quan điểm của 1,200 học sinh về tôn giáo và tình dục

RELIGION SCHOOL TEENS

Source: Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong khi các chính trị gia tranh luận về quyền tự do tôn giáo, một nghiên cứu đã cho thấy sinh viên là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất, hơn 1,200 học sinh trung học đã tham gia khảo sát về quan điểm tôn giáo và tình dục của họ trong trường học.


Trong khi người Úc tham gia bỏ phiếu Hôn nhân đồng tính qua bưu điện vào năm 2017, thanh thiếu niên cũng được yêu cầu đưa ra quan điểm về quyền tự do tôn giáo và sự nhìn nhận những khía cạnh khác nhau của tình dục.

Hơn 1,200 học sinh trong độ tuổi từ 13 đến 18 đã được phỏng vấn trong khoảng thời gian ba tháng và sau đó gửi lại những ý kiến của họ qua đường bưu điện.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc, Đại học Deakin (ANU) và Đại học Monash cũng đã tiến hành các cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Giáo sư xã hội học tại trường ANU, Mary Lou Rasmussen cho biết kết quả thật đáng ngạc nhiên.
Tôi nghĩ rằng các thanh thiếu niên đã cởi mở hơn nhiều trong quan điểm của các em. Họ đã không giữ lại mà nói ra và chia sẻ những khác biệt trong lòng tin của mình. Vì thế các em cho rằng quan điểm trong các vấn đề lien quan đến cộng đồng LGBT không nhất thiết ảnh hưởng đến tôn giáo.
84% số người tham gia khảo sát cho biết họ tin rằng sinh viên nên được phép công khai thể hiện và thổ lộ về giới tính hoặc đặc tính tình dục của mình.
Và 80% nghĩ rằng giáo dục giới tính nên bao gồm thông tin liên quan đến những người có xu hướng thuộc giới tính thứ ba LGBTIQ *.
Đa số sinh viên được khảo sát cũng từ chối miễn làm khảo sát liên quan đến tôn giáo.

Là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này trong 17 năm, Giáo sư Rasmussen nói rằng việc từ chối trả lời những câu hỏi về tôn giáo mang ý nghĩa qua trọng.

“Tôi đang nhìn thấy một sự thay đổi đáng ngạc nhiên vào thời điểm này. Tôi đã nghiên cứu trong lĩnh vực này trong một thời gian dài, và, trong khoảng thời gian đó có sự nhất trí giữa các thế hệ. Đối với thế hệ trẻ, tôi thấy họ hoàn toàn không tin rằng đây là một trường hợp ngoại lệ. Và tôi nghĩ rằng hiện tại điều này không chỉ xảy ra giữa các thế hệ trẻ mà nó còn thật sự có ảnh hưởng rộng rãi tại Úc, bình đẳng sau hôn nhân và lạm dụng tình dục trẻ em.”

Một cuộc rà soát theo lệnh của Chính phủ đã bị rò rỉ tuần trước về các quyền tự do tôn giáo đã dấy lên nhiều vấn đề tranh luận về việc liệu các trường tôn giáo có quyền trục xuất sinh viên hay sa thải nhân viên dựa trên hành vi tình dục của họ hay không.

Một người tham gia khảo sát tên là Jennifer, là người không theo bất kỳ tôn giáo nào, nói rằng luật chống phân biệt đối xử không có ngoại lệ đối với tuổi tác hay chủng tộc và không nên nó một trường hợp ngoại lệ nào cho các trường tôn giáo.

“Không thuê một người nào vì họ là chính họ, hay vì họ có niềm tin tôn giáo riêng, hoặc những điều tương tự như thế, tôi không nghĩ đó là điều hợp lý và được cho phép. Bạn không được phép phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác hay chủng tộc của người khác hoặc vì bất cứ lý do gì, vì vậy sẽ không có sự đối xử khác biệt gì về tôn giáo hay tình dục.”

Một người tham gia cuộc khảo sát tên là Taylor, là người cung cấp thông tin cho biết việc sa thải một giáo viên dựa trên việc cô ấy hay anh ấy bị đồng tính luyến ái là sai.
"Mọi người vẫn tin là có tự do tôn giáo, nhưng đồng thời họ cũng tin rằng đồng tính là sai, nhưng bạn không thể sa thải nhân viên nếu họ là người đồng tính."
Tuy nhiên, không phải tất cả những người tham gia khảo sát đều phản đối có một sự ngoại lệ dành cho tôn giáo.

Một người tham gia tên là Gemma, đã theo học một trường Công giáo nơi một giáo viên bị sa thải sau khi tiết lộ cô ấy là người đồng tính, nói rằng bản thân cô ủng hộ các vấn đề LGBTIQ được dạy ở trường học nhưng cũng hiểu tầm quan trọng của sự nhất quán trong giáo lý tôn giáo.

Và khi nhắc đến sự khác biệt trong thế hệ, một người khác tham gia khảo sát có tên là Madison, một người Kitô hữu đã khẳng định và cho rằng sự khác biệt trong quan điểm của mỗi người rất đáng chú ý.

“Tôi nghĩ rằng thật không công bằng khi bạn "chụp mũ" lên toàn bộ những người Kitô Hữu, nhưng tôi muốn nói rằng ngày nay trong hầu hết các tôn giáo, tất cả chúng đều bị ảnh hưởng bởi các thế hệ đi trước, thế hệ những người sinh năm 60- 70, và nói chung là những người ở thế hệ trước họ không có cái nhìn cởi mở về sự đa dạng về tình dục so với thế hệ của chúng ta. Tôi nghĩ rằng khi thế hệ chúng ta thay đổi để trở thành những người chịu trách nhiệm, quan điểm xã hội sẽ thay đổi. Sự thật là, về những người theo tôn giáo, lòng tin ngay từ buổi bắt đầu sẽ không bao giờ thay đổi.”

Giáo sư Rasmussen nói điều quan trọng là quan điểm của sinh viên trong các cuộc tranh luận quốc gia về tự do tôn giáo.

“Và tôi nghĩ rằng những người trẻ thực sự đang dẫn đầu trong các cuộc đối thoại quốc gia, và quan trọng là chúng ta phải lắng nghe họ. Họ cũng là những nhân tố trong học đường, là những nhân tố thay thế. Và họ là những người đang lên tiếng rằng họ không cần những điều này, bất kể quan điểm của họ về tình hình trên thế giới như thế nào. Vì vậy, tôi nghĩ rằng quan trọng là chúng tôi lắng nghe họ ngay từ bây giờ và không bắt ép họ điều gì cả, sẽ học hỏi từ họ, cố gắng suy nghĩ để tìm ra cách thức và phương hướng nên áp dụng trong tương lai.”

Cuộc khảo sát quốc gia này được hỗ trợ 300.000 đô la Úc kim từ Hội đồng Nghiên cứu Úc.

Những kết quả nghiên cứu khác sẽ được công bố vào cuối năm nay.

* LGBTIQ:Lesbian, Gay, Bisexual, Transsexual, Intersex and Questioning: Là tên viết tắt của cộng đồng những người có xu hướng thuộc giới tính thứ ba bao gồm: Đồng tính luyến ái nữ, đồng tính luyến ái nam, lưỡng tính hoặc song tính luyến ái, hoặc người chuyển giới.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

 Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share