Lạc đà ở Úc, từ bắn bỏ đến nuôi để lấy sữa

Michelle Phillips and friends

Michelle Phillips and friends Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lần đầu tiên được đưa vào Úc là vào thế kỷ 19 từ các nước Ấn Độ và A Phú Hãn (Afghanistan), đến nay số lượng lạc đà sống hoang dã tại Úc đã lên đến vài triệu con. Hàng năm Úc phải cho bắn bỏ hàng ngàn con và nay thì nông gia Úc mong muốn làm thay đổi cục diện này bằng cách bắt lạc đà hoang nuôi vắt sữa - một sản phẩm được Châu Phi gọi là "vàng trắng".


Khi Michelle Phillips lái xe từ nhà của cô ở vùng Thượng Hunter Valley thuộc New South Wales đến thị trấn nông thôn thuộc Victoria Shepparton, lúc đó cô chưa từng làm việc trong một trang trại nào, chứ đừng nói đến việc vắt sữa lạc đà.

Nhưng sau khi biết về việc bắn loại bớt những con lạc đà hoang dã, cô cảm thấy mình phải làm cái gì đó để giải cứu những đàn lạc đà đã được lên lịch cho tay tay súng sắn bắn hạ.

Cô Phillips đã lái chếc xe tải chạy lùng xục trong vùng bằng phẳng rộng lớn giữa Nam Úc và Uluru và đã túm được năm con lạc đà cái và con của chúng bỏ lên xe tải chở về.

"Phải nói là tụi nó bự lắm và sống trong bờ trong bụi. Người ta thường nghĩ rằng lạc đà thì hôi và dơ, nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi chỉ thấy chúng cũng như những loài thú khác và có quyền được sống trong bình yên."

Bây giờ cô đang làm chủ thương hiệu Camel Milk New South Wales Sữa Lạc đà New South Wales.

Đây là thương hiệu sữa lạc đà duy nhất được cấp phép trong tiểu bang. Với một đàn 80 con lạc đà được giải cứu, những con cái được giữ để vắt sữa trong khi con đực chăn thả những cánh đồng địa phương và được sử dụng để kiểm soát cỏ dại trong các trang trại hữu cơ.

"Thật là một cảm giác tốt thấy mình có thể cứu những con lạc đà khỏi bị giết. Khi mọi người đến trang trại nhìn thấy đàn lạc đà, họ nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã làm được một công việc tuyệt vời. Điều đó làm tôi cảm thấy rât vui. Tuy nhiên tôi nghĩ, khi bạn nhìn thấy một con vật bị thương hay cần được giải cứu thì bạn không mất nhiều thời gian để suy tính, và tôi đã làm theo cách đó."

Từng là một người trang trí bánh, cô Phillips đã nhanh chóng vừa học vừa làm trong công việc.

Cô kiên nhẫn dạy những con lạc đà hoang dã do cô bắt về chịu đứng im cho vắt sữa.

So với bò sữa thì lạc đà không cho sản lượng nhiều bằng nếu không muốn nói là ít hơn đáng kể, tuy vậy thì cơ sở của cô doanh nghiệp vẫn có thể cung cấp tới 300 lít mỗi tuần, theo đơn đặt hàng, và sản lượng hạn chế cũng có nghĩa là giá nó đắt hơn.

“Một con lạc đà trung bình một lần vắt cho ra khoản năm lít sữa trong khi một con bò có thể cho ra 30 lít và bạn có thể vắt sữa bò hai lần một ngày cho được 60 lít dễ dàng. Nếu một con lạc đà cho ra 30 lít mỗi ngày, thì giá sữa hai loại cũng không quá chênh lệch."

Sữa lạc đà được mệnh danh là 'vàng trắng', và là mặt hàng ưa chuộng tại các thị trường truyền thống ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á.

Mặc dù có hương vị tương đối mới ở Úc, ít kem hơn sữa bò, nhưng khách hàng người gốc Somalia hoặc Trung Đông tại Úc đã từng có thói quen dùng sữa lạc đà thì họ vẫn thích nó.

Cũng có những khách hàng mới mua vì có những tin tưởng về lợi ích sức khỏe tiềm năng của sữa lạc đà.

Năm 2006, giá trị dinh dưỡng của sữa lạc đà đã được xác nhận bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.

Jane Freeman, một chuyên gia dinh dưỡng thực hành tiếng tăm và phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Úc, cho biết sữa lạc đà có thể là một lựa chọn lành mạnh.

"Nó giàu protein, canxi cùng một loạt các vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt và Vitamin C. Một số nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy rằng nó có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường đang phụ thuộc vào insulin."

Với cô Phillip, thì mục tiêu chính của cô là thách thức những quan niệm sai không đúng về loại thú này. Theo cô Lạc đà rất dễ thương và có ích lợi.

"Chúng cho thức ăn, cho thịt, và là một phần của cuộc sống của chúng tôi. Về cơ bản chúng tôi đang cố gắng cứu một loại vật khỏi bị tàn sát, và nói chính xác khi bắn hạ dù chết liền hay chưa chết hẳn thì chúng cũng bị bỏ lại trong bụi rậm."

Hiện tại sữa lạc đà vẫn còn là một ngành công nghiệp non trẻ ở Úc, các báo cáo của chính phủ đã dự báo việc mở rộng sản xuất sữa lạc đà từ năm 2016 đến năm 2021, với mức dự kiến sẽ tăng lên ước tính 50.000 lít mỗi năm.

Cô Phillips hy vọng sự quan tâm ngày càng tăng có thể là một giải pháp cho quần thể lạc đà hoang dã Úc.

"Hãy thử dùng sữa lạc đà, bằng cách đó chúng ta sẽ có thể cứu được nhiều con lạc đà hơn do bởi chúng tôi sẽ cần nhiều lạc đà hơn để sản xuất nhiều sữa hơn cho quý vị."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share