Nhân chứng trong vụ điều tra về Lực Lượng Đặc Biệt Úc bị đe dọa

Chief of the Defence Force Air Chief Marshal Mark Binskin (left) and Australian Defence Minister Marise Payne

Chief of the Defence Force Air Chief Marshal Mark Binskin (left) and Australian Defence Minister Marise Payne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Quân đội Úc xác nhận một trong các binh sĩ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt đã bị đe dọa nếu đưa ra các bằng chứng trong một cuộc điều tra đang tiến hành về các cuộc hành quân tại Afghanistan.


Đây là vụ tranh luận mới nhất đối với các binh sĩ tinh nhuệ của Úc, sau khi có cáo buộc về việc hạ sát thường dân trái phép được tiết lộ trong cuộc điều tra.

Các binh sĩ trong Lực Lượng Đặc Biệt Úc hiểu rõ những gì mà họ đang bị chỉ trích.

Họ đã chiến đấu tại Afghanistan từ năm 2012, và chịu các tổn thất trong đó có 41 người hy sinh và 250 binh sĩ khác bị thương.

Nay có tin tiết lộ là một biệt kích qua một lá thư đã bị đe dọa, nếu khai trình trước một cuộc điều tra về các cuộc hành quân của quân đội Úc tại A Phú Hãn.

Tổng Trưởng Quốc Phòng Úc là bà Marise Payne cho biết, việc hăm dọa như vậy rất đáng quan ngại và Bộ Quốc Phòng đã chuyển vấn đề sang Cảnh Sát Liên bang để điều tra.

"Dĩ nhiên đó là một tội hình sự và đã được chuyển sang cảnh sát liên bang để điều tra, vì vậy chẳng thích hợp để bình luận thêm nữa. Bất cứ hành động nào như vậy đều gây quan ngại và dĩ nhiên tôi để cho cảnh sát liên bang hành động".

Binh sĩ khai trình trong cuộc điều tra vốn xem xét các cuộc hành quân từ năm 2005 cho đến năm 2016.

Dân biểu thuộc đảng Tự Do là ông Andrew Hastie và cũng là cựu biệt kích SAS cho Fairfax biết rằng, các tin tức về việc nhân chứng bị các bạn đồng ngũ đe dọa, là một điều hết sức hỗ thẹn.

Cuộc điều tra do ông Tổng Thanh Tra quân đội đảm nhiệm, không tiết lộ danh tính của cac nhân chứng và việc xét xử được diễn ra kín đáo.

Bà Payne cho biết, đó là một vụ riêng rẻ và bà không hề biết được có bất cứ đe dọa nào khác đối với các nhân chứng nữa hay không.

"Cuộc điầu tra hiện do ông TổngThanh Tra Quân Đội Úc tiến hành và việc nầy được sự hỗ trợ và cung cấp tài nguyên cần thiết ở mức độ cao nhất, bao gồm một thẩm phán tòa án tối cao từ NSW được bổ nhiệm làm Phụ Tá Tổng Thanh Tra trong chuyện nầy".

Một phát ngôn nhân Quốc phòng cho SBS News biết là các nhân chứng được bảo vệ chống lại các đe dọa và với những lời khai về những gì đã nói trong cuộc điều tra.

Tư lệnh quân đội, tướng Mark Binskin cho biết ông hết sức giận dữ trước bất cứ cố gắng nào nhằm bịt miệng các nhân chứng trong cuộc điều tra.

"Tôi nghĩ chuyện đó hết sức gây phẫn nộ, khi một người không bị ảnh hưởng nghĩ rằng, họ có thể hăm dọa một nhân chứng hầu gây ảnh hưởng cho cuộc điều tra. Đó là một tội hình sự và sẽ bị xét xử thích hợp".

Việc duyệt xét mới nhất nầy đối với Lực lượng Đặc Biệt Úc là lần thứ ba diễn ra trong hai năm qua.

Được biết Quân đội đã buộc phải bảo vệ thanh danh của mình trong nhiều lần vào tuần nầy.

Vụ một bức ảnh bị tiết lộ cho giới truyền thông hồi tuần qua cho thấy, một đơn vị tuần tiểu của Biệt kích Úc đã treo một lá cờ có hình chữ Vạn, trên xe thiết giáp tại Afghanistan vào năm 2007.
"Tôi tin tưởng vào khả năng của họ khi làm rất nhiều việc và những gì chúng ta đang thấy là những cáo buộc đang được giải quyết một cách thích hợp", Mark Binskin.
Phản ứng lại chuyện nầy, Thủ Tướng Malcolm Turnbull mạnh mẽ lên án về tấm hình quân đội Úc treo lên hình ảnh của Đức Quốc Xã.

"Chuyện đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, hoàn toàn sai trái và các vị tư lệnh đã có hành động ngay vào lúc đó".

Một bức ảnh được đài ABC thu nhận được vào năm 2007 cho thấy một chữ Vạn thật to trên lá cờ bay trên một quân xa của Úc.

SBS được cho biết, vụ đó hầu như chắc chắn là trong một cuộc tuần tiểu của lực lượng Úc và chính xác hơn là các biệt kích có căn cứ ở tiểu bang miền đông nước Úc.

Phó Tư lệnh quân đội Úc là đề đốc Ray Griggs xác nhận vụ việc đã xảy ra và nói rằng lá cờ chỉ treo lên một thời gian ngắn trên một chiến xa, trước khi bị viên chỉ huy vụ tuần tiểu lấy xuống.

"Lá cờ chỉ được treo trong một thời gian rất ngắn, nó hoàn toàn không chấp nhận được và không phù hợp với các giá trị quốc phòng và giá trị của nước Úc".

Được biết chữ Vạn là biểu hiệu của Quốc Xã Đức và là dấu hiệu của nhà độc tài Hitler trong Thế Chiến thứ hai.

Đã có gần 30 ngàn người Úc chết trong cuộc chiến chống lại Đức và Nhật.

Đề đốc Griggs nói rằng các sĩ quan đã hành xử vụ nầy một cách nghiêm trọng.

"Tôi không biết chắc về toàn bộ của hành động nầy, thế nhưng tôi hiểu ngay sau đó đã có việc tư vấn và một số người đã hoàn tất khóa cố vấn tâm lý nầy. Điều quan trọng là khi toán tuần tiểu trở về căn cứ, thì lá cờ đó đã bị hủy bỏ rồi".

Trong khi đó ông Neil James thuộc Hiệp Hội Quốc Phòng Úc cũng là một cựu sĩ quan trong quân đội Úc.

Ông cho biết quả kà một chuyện gây bất mãn chỉ nhằm vui đùa mà thôi.

"Trong khu vực giao chiến, mọi người chịu nhiều áp lực và đôi khi tìm đủ cách để khôi hài, chuyện nầy dẫn đến những chuyện ngu dại và đây là một thí dụ về chuyện nầy không hơn không kém".

Được hỏi liệu ông có quan ngại về khả năng là các binh sĩ Biệt Kích Úc mất kỷ luật hay không, tướng Mark Binskin vẫn bênh vực cho thành tích của các binh sĩ tinh nhuệ Úc.

"Không, tôi không hề quan ngại chuyện đó và tin tưởng vào Lực Lượng Đặc Biệt 100 phần trăm. Họ hoạt động 24 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần lễ để bảo vệ cho đất nước nầ"y.

"Tôi tin tưởng vào khả năng của họ khi làm rất nhiều việc và những gì chúng ta đang thấy là những cáo buộc đang được giải quyết một cách thích hợp", Mark Binskin.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share