Sinh viên quốc tế làm sao khi chủ tuyên bố phá sản?

Patricia Villa

Patricia Villa Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Đại dịch xảy ra, chủ tuyên bố phá sản, nhân viên mất việc cùng nhiều thứ quyền lợi đi kèm một cách đột ngột. Trong số đó các sinh viên quốc tế là những người thiệt thòi nhất và ít có cơ hội để đòi quyền lợi nhất. Bị quỵt lương và không được chính phủ bảo vệ, họ có thể trở một tầng lớp nhân công hạng hai tại Úc trong một thời gian. Vấn đề này nằm trong loạt bài đặc biệt của SBS tìm hiểu về đời sống sinh viên quốc tế mùa đại dịch.


Giống như nhiều người khác, Patricia Villa trở thành nạn nhân của Covid-19, không phải về thể chất mà là về mặt tài chính.

Người phụ nữ 30 tuổi đến từ Colombia mất việc khi cửa hàng quà tặng mà cô làm việc bị chuyển sang chế độ gọi là "quản lý tự nguyện" hay nói cách khác làm việc không lương trong đại dịch.

"Thật là đau khổ và tôi không còn cách nào khác, cũng chẳng biết phải làm sao."

Trong gần bốn năm, Patricia học tiếng Anh và tiếp theo là Thương Mại Quốc tế, lãnh đạo và quản lý tại trường ngôn ngữ ILSC và Học viện Kinh doanh và Du lịch Sydney.

Loại visa cấp cho sinh viên tốt nghiệp cho phép mà Patricia làm việc toàn thời gian.

Trong hơn hai năm, cô làm việc cho cửa hàng 'Mr and Mrs Jones' ở Sydney và cuối cùng được thăng chức thành quản lý cửa hàng.

Khi công việc kinh doanh kết thúc vào tháng 4, các quản trị viên ước tính đã nợ cô hơn 15.000 đô la tiền lương và các quyền lợi khác, chưa tính tiền hưu bổng super.

Mức lương chưa được trả bao gồm luôn hai tuần cô làm việc trước khi doanh nghiệp đi vào quản lý tự nguyện.

Cô được người quen thúc giục đưa đăng ký yêu cầu được bảo đảm quyền lợi công bằng theo chương trình của chính phủ fair entitlements guarantee (FEG), nhưng cô không đủ điều kiện.

Chương trình đó chỉ dành cho công dân Úc và thường trú nhân điều này khiến Patricia không còn lựa chọn nào khác ngoài hy vọng có được chút tiền nào hay chút nấy sau quá trình quản lý tự nguyện hay làm việc không lương.

"Tôi nghĩ điều đó không công bằng, nhất là đó là tiền tôi đã làm việc. Đó là thời gian tôi đã dành cho công ty này, đó là hai năm rưỡi khi tôi làm việc bằng chuyên môn của mình . "
Phó giáo sư Laurie Berg tại Đại học Công nghệ Sydney đã thực hiện các cuộc khảo sát trên sinh viên quốc tế về cách đối xử và điều kiện tại nơi làm việc.

Bà nói rằng cần cải cách khẩn cấp các quy định về bảo đảm quyền lợi công bằng.

"Bảo đảm quyền lợi công bằng (fair entitlements guarantee) phải dành cho bất kỳ ai làm việc ở đất nước này - sinh viên quốc tế là nhân công theo luật lao động quốc gia và họ sẽ được hưởng lợi ích tương tự như cư dân và công dân Úc khi chủ lao động của họ bị gián đoạn. "

Bà nói rằng hệ thống hiện nay cung cấp rất ít sự giúp đỡ.

"Chúng ta cũng cần một diễn đàn hiệu quả và dễ tiếp cận về vấn đề thu hồi tiền lương. Tổ chức Giám sát Công bằng (Fair work Ombudsman) không phải là người lên tiếng cho công nhân và họ không được thiết lập để thu hồi tiền lương bị nợ trong từng trường hợp một, và dù sao họ cũng chỉ điều tra một số rất ít trường hợp mà thôi."

Phát ngôn nhân về Giáo dục bên phía Đối Lập bà Tanya Plibersek nói rằng đảng của bà sẵn sàng xem xét bất cứ điều gì để ngăn chặn việc người lao động bị bóc lột vào thời điểm khó khăn như hiện nay.

Tổng trưởng quan hệ công nghiệp Christian Porter cho biết trong khi chính phủ vẫn đang xem xét khuyến nghị liên quan đến F-E-G, các bước quan trọng cũng đã được thực hiện nhằm quyết việc khai thác lao động nhập cư trong những năm gần đây .

Với suy thoái kinh tế ở Úc, không có mạng lưới an toàn để bảo vệ, sinh viên quốc tế chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề cấp bách hơn khi các doanh nghiệp phải vật lộn để duy trì hoạt động, khiến nhiều sinh viên thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn khi không được trả những gì nằm trong tiền lương và quyền lợi chính đáng của họ mà chủ thêu mướn nợ họ.

Nhà tư vấn giáo dục của Tập đoàn Lygon, Angela Lehmann nói rằng hiện tình hôm nay có đủ yếu tố cho một thảm họa.

Bà nói rằng không chỉ sinh viên gặp khó khăn vì họ đã mất việc do đại dịch và không đủ điều kiện nhận hỗ trợ của chính phủ, nguồn hỗ trợ khác của họ, gia đình họ ở quê nhà, cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 về tài chính .

"Vì vậy, hiện tại chúng ta trong một tình trạng mà đẩy tới việc tiếp tục tận dụng sức lao động của sinh viên quốc tế và biến họ thành những công nhân hạng hai ở Úc trong thời gian này ".

Thống kê của chính phủ cho thấy đã có hơn 628.000 sinh viên quốc tế tại Úc trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay.

Họ được phép làm việc tới 40 giờ mỗi hai tuần trong ngành chăm sóc và điều dưỡng người cao niên trong thời gian đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, phần lớn công việc mà các sinh viên quốc tế làm là trong lĩnh vực bán lẻ và khách sạn.

Đây là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mối đe dọa phá sản và việc không có sự bảo trợ an toàn của chính phủ là điều có thật đối với những sinh viên này.

May mắn thay cho Patricia, cô đã tìm được một công việc toàn thời gian khác trong lĩnh vực bán lẻ và hy vọng tình hình không lặp lại.

"Lĩnh vực bán lẻ là nơi mà nhân viên thay đổi liên tục. Đây cũng là nơi có nhiều sinh viên quốc tế làm việc, rất nhiều người có thị thực tạm thời tìm thấy ngành bán hàng là nơi dễ tìm việc, và như vậy chắc chắn chuyện sẽ còn tiếp tục xảy ra nữa trong tương lai và sẽ còn tệ hại hơn. "

And you can keep up to date on the coronavirus in your language at sbs.com.au/coronavirus

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share