Thế hệ Thứ Hai (Bài 43): Alison Trần và Michael Trần

Alison Trần tại Đại học James Cook, Queensland. (Supplied)

Alison Trần tại Đại học James Cook, Queensland. Source: Supplied

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Alison Trần và Michael Trần đang học bác sĩ và luật sư vừa nhận được học bổng AVEPA năm 2016 vào giữa tháng 3 vừa qua.


được một số người Úc, trong đó có người Úc gốc Việt thành lập vào năm 2013.

Chủ tịch quỹ, Giáo sư Danh dự David Beanland chia sẻ: "Quỹ AVEPA được thành lập để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của những mầm tài năng trong cộng đồng người Việt, những người sẽ trở thành những cá nhân nổi trội trong các lĩnh vực hoạt động của mình."

"Để thực hiện mục tiêu này, một trong những hoạt động của quỹ là hỗ trợ tài chính cho các em học sinh tốt nghiệp phổ thông xuất sắc và tư vấn trong quá trình các em học tập tại các trường đại học".

Kim Anh: "Được biết là Alison hiện đang sống tại Melbourne. Tại sao bạn lại chọn học y khoa tại trường Đại học James Cook ở Queensland?"

Alison Trần: "Đại học James Cook đặc biệt tập trung vào y tế nông thôn và vùng nhiệt đới, điều đó với tôi gần như là sự lựa chọn hoàn hảo. Tôi luôn mong muốn góp phần vào việc giúp người dân dễ tiếp cận hơn với y tế và tôi nghĩ rằng học tại James Cook sẽ giúp tôi thực hiện được mong muốn của mình. Chúng tôi cũng được học và thực hành những kỹ năng lâm sàng từ rất sớm, ngay từ năm đầu tiên. Và điều đó giúp tôi cảm thấy vững vàng và thoái mái hơn khi nói chuyện với bệnh nhân và trở thành một bác sĩ giỏi sau này."
"Ba mẹ tôi là người tị nạn. Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi không phải chỉ về sự lựa chọn nghề nghiệp mà cả về khía cạnh con người."
Kim Anh: "Michael hiện đang học Luật tại Đại học Monash. Bạn có thể cho biết là tại sao bạn lại chọn ngành học này?"

Michael Trần: "Tôi luôn muốn học ngành luật ngay từ khi còn nhỏ. Tôi nhớ là khi còn học phổ thông, có nữ luật sư đến trường chúng tôi nói chuyện, kể về công việc của bà cũng như những việc bà làm mỗi ngày và điều đó khiến tôi cảm thấy ngành luật thật thú vị.”

“Cho đến bây giờ thì mong muốn của tôi là có thể giúp được mọi người giải quyết các vấn đề rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Tôi đang học Luật tại Đại học Monash, chuyên ngành này rất rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn có thể học về luật thương mại, tị nạn, tội phạm... có rất nhiều sự lựa chọn. Và trở thành luật sư là điều tôi luôn muốn thực hiện."

 

Kim Anh: "Vậy đây là sự lựa chọn của chính bạn hay theo ước muốn của ba mẹ, vì Kim Anh có nghe rằng phần lớn các bậc phụ huynh người Việt ở Úc luôn mong muốn con cái của họ học y, dược hay luật để trở thành bác sĩ hay luật sư?"

Michael Trần: "Đúng vậy, tôi biết là những người trẻ gốc Việt ở Úc gặp nhiều áp lực khi phải thực hiện ý muốn của ba mẹ. Tôi rất may mắn là ba mẹ đã ủng hộ và giúp đỡ tôi làm điều tôi muốn. Thực ra thì ba mẹ tôi muốn tôi trở thành bác sĩ cơ... nhưng có vẻ như tôi không hợp với ngành này. Tôi không thể hình dung được là trong tương lai mình trở thành bác sĩ như thế nào. Và thật may mắn là ba mẹ đã ủng hộ tôi học luật. Và đây là sự lựa chọn nghề nghiệp của chính tôi."

Alison Trần: "Với ba mẹ tôi thì trong gia đình có con cái là bác sĩ hay dược sĩ là điều tuyệt vời nhưng ba mẹ chưa bao giờ áp đặt những ý tưởng đó lên con cái.

“Gần đây thì tôi mới nhận ra niềm đam mê của mình với ngành y. Tôi làm việc tình nguyện và phát hiện ra rằng không phải tất cả mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận với những tiêu chuẩn y tế thông thường, chẳng hạn như những người thổ dân hay dân đảo Toress Strait ở Úc không thể tiếp cận với y tế mà họ đáng được hưởng. Tôi nghĩ rằng khoảng cách này cần được xóa bỏ. Tôi mong muốn có thể giúp đỡ tất cả mọi người tiếp cận được với các dịch vụ về y tế.”

“Tôi rất xúc động khi nghe chuyện về những người như bác sĩ Fred Hollows đã tình nguyện dùng chuyên môn cũng như các nguồn lực để giúp phục hồi thị lực cho hàng ngàn người trên khắp thế giới. Câu chuyện của bác sĩ Fred Hollows đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều. Tôi mong muốn mình có thể mang các dịch vụ về y tế đến những vùng nông thôn ở Úc hay các quốc gia nhiệt đới, cung cấp những dịch vụ y tế công bằng cho tất cả mọi người.”
"Tôi muốn tìm hiểu thêm về những điều kiện và hoàn cảnh của người tị nạn đến Úc, tôi thật sự mong muốn trở thành chính trị gia hay luật sư chuyên về vấn đề người tị nạn."
Kim Anh: "Alison bày tỏ là bạn rất quan tâm đến người thổ dân. Vậy thì Alison đã từng làm việc với cộng đồng thổ dân bao giờ chưa?"

Alison Trần: "Tôi chưa thật sự làm việc với cộng đồng người thổ dân nhưng luôn tham gia những chương trình hoạt động xã hội trong trường học.”

“Khi tôi học lớp 7, tôi có tham gia tổ chức từ thiện tên là '40 Hour Famine' và những hoạt động của tổ chức này đã 'lấy cắp' mất trái tim tôi. Tôi đã trải qua 40 giờ để giúp nâng cao nhận thức và gây quỹ để xóa bỏ nạn đói trên toàn cầu, mang nước sạch, sữa và nhiều vật dụng khác đến cho những người sống ở các khu vực nghèo khó.”

“Chỉ đến khi tham gia chương trình, tôi mới trải nghiệm được những khó khăn mà những người dân ở đây đã trải qua và nhận thức được 'tôi là ai'. '40 Hour Famine' đã làm được những điều tuyệt vời khi gây quỹ giúp giảm nạn đói và thiếu dinh dưỡng ở những nước như Bangladesh, Campuchia, Lào...”

“Tham gia chương trình này đã khiến tôi thật sự mong muốn có thể dùng những kiến thức và điều kiện của mình để giúp đỡ cộng đồng."
michael_tran_2.jpg
Kim Anh: "Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ trao học bổng AVEPA năm 2016, Michael có đề cập đến mong muốn trở thành luật sự và chính trị gia về người tị nạn. Tại sao Michael lại muốn trở thành chính trị gia có liên quan đến người tị nạn?"

Michael Trần: "Trở thành luật sư mở ra rất nhiều cánh cửa, và nhiều luật sư ở Úc đã trở thành chính trị gia. Và tôi đã luôn nghĩ về điều đó.”

“Liên quan đến người tị nạn, tôi nghĩ rằng còn tồn tại nhiều vấn đề xung quanh người tị nạn ở Úc và nó cũng trở thành một vấn đề lớn hiện nay. Và tôi luôn muốn học hỏi thêm về vấn đề này.”

“Hiện tôi đang học tại trường Monash, trong chương trình tôi có học về vấn đề nhân quyền, và chúng tôi sẽ học rất nhiều về người tị nạn. Tôi muốn tìm hiểu thêm về những điều kiện và hoàn cảnh của người tị nạn đến Úc. Và tôi thật sự mongmuốn trở thành chính trị gia hay luật sư chuyên về vấn đề người tị nạn.”
“Tôi muốn làm việc với những tổ chức như 'Bác Sĩ Không Biên Giới', đi cùng với họ để cung cấp những dịch vụ cấp cứu ở những vùng có chiến sự hay thiên tai."
Kim Anh: "Michael có nguồn gốc là người tị nạn vì ba mẹ của bạn cũng là người tị nạn. Vậy thì điều đó có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học hay nghề nghiệp của Michael không?"

Michael Trần: "Đúng vậy, ba mẹ tôi là người tị nạn. Điều đó đã ảnh hưởng đến tôi không phải chỉ về sự lựa chọn nghề nghiệp mà cả về khía cạnh con người.”

“Tôi rất cảm kích là nhờ ba mẹ mà tôi may mắn được sống ở một đất nước có nhiều điều kiện tốt như Úc trong đó có giáo dục. Tôi mong ước trở thành luật sư hay chính trị gia để có thể giúp đỡ mọi người.”

“Cộng đồng Việt Nam rất may mắn khi đến Úc tị nạn. Hiện nay, nhiều người dân ở một số quốc gia khác vẫn đang trên đường xin tị nạn sang các nước khác vì muốn tránh chiến tranh và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng họ vẫn chưa được tị nạn vì những điều luật khắc khe của các chính phủ. Chắc chắn rằng nguồn gốc tị nạn có ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của tôi cũng như cách tôi nhìn thế giới."

Kim Anh: "Michael là thế hệ người Việt thứ hai ở Úc. Bạn nghĩ như thế nào về người Việt trẻ ở Úc hiện nay giống như bạn vậy?"

Michael Trần: "Thế hệ trẻ người Việt chúng tôi rất may mắn vì sinh ra và lớn lên ở một đất nước có thể tiếp cận với nhiều nguồn tài nguyên như thế. Nhưng ba mẹ của tôi cũng kể rất nhiều chuyện về nguồn gốc Việt của tôi, làm người Việt có ý nghĩa như thế nào và kế thừa nguồn gốc Việt ra sao. Và tôi nghĩ rằng điều quan trọng là người Việt trẻ cần tiếp tục kế thừa truyền thống này và chuyển giao cho thế hệ con cái.”

“Cộng đồng người Việt ở Úc nhìn chung là độc đáo, lớn mạnh và gần gũi. Khi còn học ở trường, tôi có nhiều bạn học là người Việt, họ đều là những người quyết tâm và chăm chỉ. Tôi tự hào mình là một phần của thế hệ người Việt thứ hai ở Úc và tiếp tục những truyền thống mà ba mẹ đã nói, thật sự tạo nên sức ảnh hưởng và tự hào nói rằng tôi là người Úc gốc Việt kế thừa những giá trị từ các thế hệ trước."

Kim Anh: "Sau khi tốt nghiệp thì Alison muốn làm việc ở đâu? Bạn có quay trở lại Melbourne không? Và bạn có kế hoạch gì cho tương lai chưa?"

Alison Trần: "Bởi vì Đại học James Cook tập trung vào lĩnh vực y tế nông thôn nên tôi tin rằng những học viên tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức để làm việc trong các lĩnh vực y tế nông thôn và vùng nhiệt đới.”

“Sau khi tốt nghiệp, chắc chắn tôi muốn làm việc ở những vùng nông thôn và giúp cải thiện những điều kiện y tế ở đó cho những người cần chúng nhất.”

“Tôi cũng muốn làm việc với những tổ chức y khoa như 'Bác sĩ Không Biên giới', đi cùng với họ để cung cấp những dịch vụ cấp cứu y khoa cho những người cần chúng ở những vùng có chiến sự hay thiên tai. Đó là ước mơ của tôi.”

“Ngoài ra, tôi cũng muốn đến Việt Nam, dùng kiến thức về y khoa của mình để giúp đỡ mọi người."
"Tôi cũng muốn đến Việt Nam, dùng kiến thức về y khoa của mình để giúp đỡ mọi người."
Kim Anh: "Thường thì các bạn trẻ thích sống và làm việc ở những thành phố lớn, trong khi Alison lại muốn làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi?"

Alison Trần: "Thật ra thì tôi cũng có hơi chút sợ hãi khi nghĩ rằng mình làm việc ở một nơi xa xôi, sống xa gia đình, gần nhất bây giờ là tôi đang học ở James Cook, Queensland thay vì ở quê nhà Melbourne. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là tôi có thể giúp được nhiều người cần tôi hơn. Ở thành phố đã có nhiều bác sĩ rồi. Tôi tin rằng khi làm việc ở những vùng xa xôi, tôi sẽ tạo nên nhiều ảnh hưởng lớn hơn."

Kim Anh: "Tại sao bạn lại muốn về Việt Nam làm việc?"

Alison Trần: "Mặc dù y tế ở Việt Nam đang được cải thiện nhưng những dịch bệnh như sốt xuất huyết hay sốt rét vẫn tồn tại, đặc biệt ở ở những vùng xa xôi ngoài trung tâm thành phố. Ở những vùng xa xôi vẫn còn thiếu bác sĩ, y tá hay nữ hộ sinh và khoảng cách giữa thành phố và nông thôn vẫn còn nhiều.”

“Tôi muốn tham gia các chương trình huấn luyện hay các tổ chức để có thể trao đổi kiến thức để rút ngắn khoảng cách này để mọi người dân có thể tiếp cận với các nguồn lực y tế."

Michael Trần: "Sau khi tốt nghiệp, tôi muốn đi du lịch. Tôi chưa đến Việt Nam bao giờ và tôi muốn trở về thăm gia đình, họ hàng tôi ở đó.”

“Du lịch rất quan trọng với sinh viên cũng như những người trẻ ở Úc vì khi đi du lịch, bạn sẽ học được nhiều điều từ các nước khác nhau từ văn hóa, ngôn ngữ, cách sống v.v... Bạn sẽ càng may mắn tiếp nhận nhiều điều mới mẻ và bổ ích hơn nữa nếu đến những vùng có các nền văn hóa khác nhau."

Share