Rước đuốc Thế Vận Hội bị đình hoãn tại Osaka, Nhật Bản vì coronavirus

Tokyo Games organizing committee President Seiko Hashimoto (front) attends a five-party meeting with International Olympic Committee President Thomas Bach and others in Tokyo on March 3, 2021.

Tokyo Games organizing committee President Seiko Hashimoto (front) attends a five-party meeting with IOC President Thomas Bach. Source: Yomiuri Shimbun via AP Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Anh quốc chuẩn bị cho kế hoạch đối phó với COVID-19 lâu dài, khi có nhiều người nhiễm bệnh, trong khi Pfizer cho biết vắc xin của họ hữu hiệu hơn 90 phần trăm. Mức độ chủng ngừa tại Âu Châu "chậm đến mức không thể chấp nhận được". Và lễ rước đuốc Thế Vận bị đình hoãn tại Osaka Nhật Bản, do dịch bệnh coronavirus bùng phát.


Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock cam kết có nhiều nghiên cứu và tài trợ hơn cho kế hoạch 'Long COVID', sau khi thống kê mới cho thấy hơn 1 triệu người đã nhiễm bệnh,

Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết, có 1,1 triệu người mắc COVID trong 4 tuần, tính đến ngày 6 tháng 3.

Tuyên bố với đài truyền hình Sky News tại Anh quốc, ông Hancock cho biết "rất lo lắng về tác động của COVID kéo dài."

“Tôi rất lo lắng về tác động của COVID kéo dài. Chúng ta có thể thấy tác động trong số liệu thống kê mới được trông thấy ngày hôm nay".

"Tôi hiểu tác động của nó đối với hàng trăm nghìn người và hơn một triệu người với một số tác động, thế nhưng hàng trăm nghìn người có tác động rất đáng kể".

"Đó là một trong nhiều vấn đề gây hại của loại virus này".

"Chúng tôi đang nghiên cứu nhiều hơn, dành nhiều tiền hơn để giải quyết và tìm hiểu COVID trong lâu dài, vì có vẻ đó là một số hội chứng khác nhau”, Matt Hancock.

Trong khi đó, một nghiên cứu mới của Anh đã phát hiện ra rằng, gần một trong bảy trường hợp COVID-19 tiếp tục có các triệu chứng, sau ba tháng nhiễm bệnh.

Một mẫu hơn 20.000 người cho thấy, những người trẻ hơn và phụ nữ có nhiều khả năng đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài hơn những người khác.

Các triệu chứng kéo dài bao gồm: đau cơ, mệt mỏi và hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Còn công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech cho biết, vắc xin của họ có hiệu quả hơn 90%, trong việc ngăn ngừa COVID-19.

Dữ liệu thử nghiệm bao gồm những người tham gia, đã được tiêm chủng trong vòng sáu tháng.

Họ cũng phát hiện ra rằng, các mũi tiêm chủng có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tật ở một nhóm nhỏ là 800 người, trong số những người bị nhiễm biến thể vi rút Nam Phi.

Trong khi đó, đại diện châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO là ông Hans Kluge cho biết, việc chủng ngừa vắc-xin ở châu lục này là "chậm đến mức không thể chấp nhận được".

Nhiễm trùng đã gia tăng ở mọi lứa tuổi ngoại trừ những người trên 80 tuổi, với các biến thể vi rút lây lan nhanh chóng trên khắp các quốc gia.

Chỉ 10% trong số gần 900 triệu người, đã tiêm một liều vắc-xin và chỉ có 4% tiêm cả hai mũi.

Việc nầy diễn ra khi Pháp chuẩn bị bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ ba, do sự gia tăng các ca bệnh mới khiến các bệnh viện quá tải.

Còn Ấn Độ chuẩn bị bắt đầu đợt tiêm chủng lớn nhất tại nước nầy, khi số ca nhiễm COVID-19 đạt tỷ lệ cao nhất trong sáu tháng.

Hàng chục ngàn cư dân từ 45 tuổi trở lên, đang phải hứng chịu sự căng thẳng, khi quốc gia này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 400 triệu người.

Đất nước này đang phải vật lộn với sự đột biến của vi rút kép, với số ca mắc bệnh tăng gấp 6 lần trong vòng chưa đầy hai tháng.

Ông Srinath Reddy, chủ tịch của Tổ chức Y tế Công cộng Ấn Độ nói rằng, mọi người cần phải cảnh giác để đánh bại virus.

“Điều hoàn toàn quan trọng đối với chúng tôi là phải thông báo với mọi người rằng đây không phải là chuyện ngắn hạn, ít nhất trong bốn đến sáu tháng tới, chúng tôi phải giữ kỷ luật rất cao".

"Thời điểm chúng ta thể hiện sự lỏng lẻo về ý chí chính trị và kỷ luật công, thì virus sẽ có cơ hội”, Srinath Reddy.
“Chuyến tiếp sức đuốc Thế Vận Hội sẽ đi qua khu vực này vào ngày 13 và 14 tháng 4, sau khi bắt đầu vào tuần trước ở Fukushima”, thông cáo của Ủy Hội Thế Vận Nhật Bản.
Gần với nước Úc, Papua New Guinea hiện ra sức chống lại thông tin sai lệch liên quan đến COVID-19, khi quốc gia nầy bắt đầu tiêm chủng trên khắp đất nước.

Các viên chức nói rằng, các thuyết âm mưu về COVID-19 và hiệu quả của vắc-xin trên Facebook cũng như các nền tảng trên trang mạng khác, đang khiến các nhân viên y tế và người dân sợ hãi.

Bộ trưởng Y tế Jelta Wong cho biết, Bộ Y tế Quốc gia đã đưa ra một kế hoạch để chống lại cuộc khủng hoảng, trong một cuộc phỏng vấn với Viện Lowy.

"Ở đất nước này, chúng tôi chưa bao giờ có đợt chủng ngừa vắc-xin dành cho người lớn mà luôn có vắc-xin dành cho trẻ em".

"Sẽ là một thách thức thực sự đối với chúng tôi, khi thực hiện đợt tiêm chủng vắc-xin này".

"Chúng tôi đang cố gắng đẩy mạnh vào các vùng nông thôn và điều quan trọng nhất với việc tiêm chủng sẽ là giáo dục".

"Người dân của chúng tôi cần được giáo dục đủ để biết rằng, vắc xin này sẽ giúp ích cho họ trong tương lai”, Jelta Wong.

Được biết, Papua Tân Ghinê báo cáo có gần 6 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và có 60 người chết do coronavirus từ trước đến nay.

Sau cùng, lễ rước đuốc Thế vận hội ở thành phố Osaka đã bị hủy bỏ, sau khi xảy ra vụ COVID-19 bùng phát dữ dội.

“Chuyến tiếp sức đuốc Thế Vận Hội ​​sẽ đi qua khu vực này vào ngày 13 và 14 tháng 4, sau khi bắt đầu vào tuần trước ở Fukushima”, thông cáo của Ủy Hội Thế Vận Nhật Bản.

Hành động nầy diễn ra khi chính phủ Nhật Bản ban hành các biện pháp khẩn cấp tại khu vực Osaka hôm nay, khi nơi nầy ghi nhận có 599 trường hợp nhiễm bệnh mới hôm qua.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share