Câu cá ghềnh đá: đề nghị cần buộc mặc áo phao

Câu cá ghềnh đá ở Sydney

Câu cá ghềnh đá ở Sydney Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Lại có những lời kêu gọi, buộc những người đi câu cá ở ghềnh đá phải mặc áo phao, theo sau cái chết của hai người đàn ông tại New South Wales.


Việc nầy diễn ra giữa lúc có những quan ngại về mức độ giáo dục an toàn, đối với những người không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh.

Câu cá tại các ghềnh đá ở Úc được xem là một môn thể thao nguy hiểm và những vụ việc xảy ra gần đây, khiến cho người ta hiểu được lý do của những nguy hiểm nầy.

Một thanh niên đi câu 27 tuổi đã chết, sau khi được vớt xác từ vịnh Gymea, ở phía nam Sydney.

Trong một trường hợp riêng rẻ, một thanh niên khác 20 tuổi suýt bị chết đuối, sau khi bị té ngã khỏi một dốc đá tại một bãi biển ở phía nam thành phố Sydney.

Trong một vụ khác có 3 ngư phủ được cứu thoát,  sau khi được kéo lên khỏi mặt biển ở ngoài khơi bãi biển phía bắc Sydney, do họ cũng bị những lượn sóng dữ cuốn ra xa.

Một người trượt sóng địa phương cho biết, ông đã chứng kiến vụ việc xảy ra.

 “Chúng tôi đang trượt sóng ở đó và thấy đèn nhấp nháy từ một chiếc ca nô của cảnh sát, thường thì rất là nguy hiểm mỗi khi có sóng lớn, tôi không thể tưởng tượng nỗi câu cá vào những lúc đó sẽ thế nào”.

Hai người đi câu có mặc áo phao nên sống sót, còn người thứ ba quốc tịch Thái Lan, không mặc áo phao nên bị chết đuối.

Ông Andy Kent là chủ tịch Hiệp hội Trượt Sóng Cứu Mạng tại New South Wales cho biết, tổ chức hiện kêu gọi mọi người đi câu ở các ghềnh đá trên khắp tiểu bang, phải bị bó buộc mặc áo phao.

“Câu cá ghềnh đá đưa đến nhiều cái chết và những người chết đều không mặc áo phao, chúng tôi tin rằng việc bó buộc mặc áo phao sẽ làm giảm bớt số tử vong “.

Bờ biển dọc theo duyên hải tiểu bang New South Wales, được xem là nơi nguy hiểm nhất đối với những người câu cá ở các ghềnh đá, với trung bình mỗi năm có 8 người thiệt mạng.

Việc bó buộc mặc áo phao đối với các ngư phủ câu cá ghềnh đá đã được đề nghị từ năm 2015, sau một cuộc điều tra hậu tử được tiến hành đối với 9 nạn nhân, xảy ra từ năm 2012 cho đến 2015.
“Việc nầy giúp chúng tôi thông báo những gì chúng tôi làm vừa qua và làm thế nào để đáp ứng với kỳ hè sắp tới, rồi mùa xuân, có lẽ kể cả cần các bảng hiệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau”, Bộ trưởng Troy Grant nói.
Ông Andy Kent cho biết,  câu cá ghềnh đá thường diễn ra tại những nơi không được kiểm soát, khiến cho các nỗ lực cứu cấp trở nên khó khăn hơn.

“Việc đó có nghĩa là nó lấy đi sinh mạng của những người cứu hộ, những người bảo vệ bãi biển, cảnh sát và mọi người phải mất thêm thời gian để đến được với các nạn nhân, vì vậy ý kiến chính yếu về việc mặc áo phao là giữ cho cái đầu ở trên mặt nước đề có thể nổi lên và cho người cứu cấp thời gian, trong trường hợp nạn nhân rơi xuống biển, họ có thể đến giúp và cứu được”.

Hội đồng thành phố Randwick ở phía đông Sydney, đã bắt đầu thử nghiệm một năm, trong việc bó buộc những người câu cá ghềnh đá phải mặc áo phao, việc nầy khởi sự từ tháng chạp.

Bộ trưởng Dịch vụ Khẩn cấp tiểu bang New South Wales là ông Troy Grant nói rằng, mục tiêu là thử xem việc nầy có làm giảm bớt con số các nạn nhân, chết vì câu cá trên các ghềnh đá nguy hiểm hay không.

“Việc thử nghiệm để xem  việc mặc áo phao có nên là một điều bó buộc hay không, nơi nào và làm thế nào để kiểm tra và làm thế nào để thực thi”.

Cái chết của thanh niên người Thái, đã nêu cao nhận thức về việc hiểu biết sự an toàn trên các bãi biển, đối với những người không thuộc nguồn gốc nói tiếng Anh.

Ông Andy Kent thuộc Hiệp hội Trượt Sóng Cứu Mạng, muốn thấy việc giáo dục đối với dân chúng tốt hơn nữa.

“Cả du khách nội địa nữa, không cần thiết phải là những người mới nhập cư và phải cần làm nhiều hơn nữa”.

“Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của họ, thế nhưng chắc chắn họ là những cư dân tại Úc, đó là việc mà chúng ta phải có hành động, cả cộng đồng phải có hành động”, ông Andy Kent nói.

Đó là những gì mà Bộ trưởng Dịch vụ Khẩn cấp tiểu bang là ông Troy Grant cho rằng, chính phủ cũng phải nắm phần chủ động.

“Tôi có một phiên họp với một nhóm những người liên hệ, theo đó chúng tôi sẽ có một diễn đàn hàng năm để xem xét các tình huống lúc có nhiều vụ chết đuối nhất, như chúng ta đã thấy trong dịp lễ Giáng sinh”.

“Việc nầy giúp chúng tôi thông báo những gì chúng tôi làm vừa qua và làm thế nào để đáp ứng với kỳ hè sắp tới, rồi mùa xuân, có lẽ kể cả cần các bảng hiệu bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau”, Bộ trưởng Troy Grant nói.




Share