Có tiếng nói của người tỵ nạn trong các chính sách

Phil Glendenning, human rights advocate from the Catholic-run Edmund Rice Centre

Phil Glendenning, human rights advocate from the Catholic-run Edmund Rice Centre Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một cuộc họp của người tỵ nạn Úc và quốc tế, cả những nhà tranh đấu cho họ cùng các phân tích gia trong lãnh vực nầy đã nghe nhiều tiếng nói của người tỵ nạn nên là một phần trong các cuộc thảo luận về chính sách liên quan đến vấn đề người tỵ nạn.


Có hơn 400 người tụ tập tại Melbourne trong cuộc họp do Hội đồng Người tỵ nạn Úc châu tổ chức trong 2 ngày tại Melbourne.

Người tỵ nạn, người tầm trú, các nhà tranh đấu cho người tỵ nạn và những học giả hiện nhóm họp tại Melbourne, để tìm giải pháp cho hơn 22 triệu người, mất hết nhà cửa trên khắp thế giới.

Chủ tịch Hội đồng Tỵ nạn Úc châu là ông Phil Glendenning cho biết, hội nghị có tên là Các Giải pháp cho Người tỵ nạn, được tổ chức tại Melbourne lần đầu tiên, sẽ giúp phát triển một cuộc thảo luận có thẩm quyền hơn, về vấn đề chính sách.

"Đây là thời điểm cho những thay đổi khi bàn đến chính sách về người tỵ nạn".

"Đã có nhiều biện pháp gây tổn thương cho quá nhiều người trong hàng thập niên qua tại Úc".

"Vì vậy chúng ta có 450 người hội họp tại đây hôm nay từ khắp nơi trên nước Úc và trên toàn thế giới, để xem có những thay đổi tích cực nào có thể thực hiện", Phil Glendenning.

Hầu hết những người tham dự cuộc hội thảo, đã làm sống lại kinh nghiệm của họ là người tỵ nạn hay một người tầm trú.

Ông Muzafar Ali, một người tỵ nạn trốn thoát khỏi ngôi làng tại Afghanistan, do Taliban kiểm soát 4 năm trước và nay sống ở Adelaide cho biết, nhiều người cảm thấy tiếng nói của họ bị quên lãng trong công chúng.

"Có những nhà lãnh đạo ngủ quên trong cộng đồng và hó nên nhận lấy vai trò của mình và hãy dấn thân để xem họ có thể làm những gì".

"Vì vậy những tiếng nói nầy rất quan trọng và trong một cách thức khuyến khích những người tỵ nạn khác có thể làm điều gì đó, họ có thể là một phần của các giải pháp, hơn là chờ đợi người nào giúp đỡ cho họ", Muzafar Ali.

Người tỵ nạn thuộc sắc tộc Hazara và là cư dân Sydney, bà Najeeba Wazefadost đã vận động với Liên hiệp quốc, để cải thiện quyền lợi của người tỵ nạn.

Bà cho biết, các tài nguyên con người đã có sẵn trong cộng đồng tỵ nạn tại nước Úc, để phát động những thay đổi tích cực.

"Nếu quí vị nhìn quanh nước Úc, cat có nhiều người tỵ nạn hiện đóng góp cho đất nước nầy bằng những cách thức khác nhau".

"Quí vị biết chúng ta có nhiều kỷ sư hiện nay  là người tỵ nạn, các doanh nghiệp lớn cũang là người tỵ nạn".

"Chúng ta có các thầy cô giáo, những nhà quản lý, các bác sĩ, y tá xuất thân là người tỵ nạn".

"Đó là những thí dụ tốt cho chính phủ thấy được và cho phép nhiều sự đóng góp hơn của người tỵ nạn trong việc họach định chính sách", Najeeba Wazefadost.

Trong khi đó, bà Apajok Biar một phụ nữ sống tại Sydney và là người tỵ nạn từ Nam Sudan, cũng đã nêu chính nghĩa của những người trẻ tỵ nạn, ra trước diễn đàn Liên hiệp quốc.

Bà cho biết những người trẻ tỵ nạn tại Úc nên có tiếng nói, trong việc giải quyết các vấn đề.

"Nếu những người trẻ tỵ nạn được cho một ghế ngồi tại bàn để thực hiện việc họach định chính sách có thể ảnh hưởng đến họ, tôi nghĩ điều nầy sẽ cung cấp một sự thay đổi lớn lao về kết quả của việc nầy, bởi vì nếu chúng ta có những kinh nghiệm sống động, trải qua biết bao thử thách và rồi cung cấp các giải pháp, nó sẽ hoàn toàn hữu hiệu", Apajok Biar.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share