Pháp trở lại phong tỏa khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng

French President Emmanuel Macron Delivers A Speech During A Televised Address To The Nation

A family watches French President Emmanuel Macron as he announces new restrictions Source: Getty Images Europe

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Nước Pháp ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Trường học và các trung tâm giữ trẻ bị đóng cửa, khi quốc gia nầy tìm cách ngăn chận một đợt lây nhiễm COVID-19 mới, vốn đe dọa các bệnh viện bị tràn ngập. Việc nầy diễn ra cùng ngày, khi công ty dược phẩm Pfizer tiết lộ việc thử nghiệm vắc xin COVID-19 cho trẻ em, tuổi từ 12 đến 15.


Trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc, Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron loan báo việc đóng cửa các trường học toàn nước Pháp trong 3 tuần lễ, cấm đi lại trong nước một tháng, nhằm khống chế sự lây lan của COVID-19.

Hành động nầy khiến nước Pháp từ bỏ chính sách của chính phủ trong những tháng vừa qua, vốn chỉ nhắm vào các hạn chế ở các vùng miền, nhằm giới hạn ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Các trường học đóng cửa được xem là biện pháp sau cùng, thế nhưng Tổng Thống Macron cho biết đại dịch hiện tăng tốc.

“Sẽ sai lầm khi nói rằng nếu chúng ta chẳng làm gì cả, mọi chuyện sẽ tự cải thiện".

"Không, chúng ta tự đặt vào một tình thế khá tế nhị về những hiễm họa có khả năng xảy ra trên khắp nước”, Emmanuel Macron.

Trong khi đó, nhằm đẩy mạnh chiến dịch chủng ngừa tại Pháp, các viên chức y tế hiện nhắm vào việc mở cửa 200 trung tâm tiêm chủng khổng lồ, để chủng ngừa một triệu liều vắc xin chống COVID-19 trong một tuần lễ.

Tại sân vận động quốc gia là biểu tượng của Pháp ở khu ngoại ô Paris, công nhân dựng các lều được dùng làm phòng chủng ngừa.

Giám đốc về Quan hệ của Sân vận động, ông Loic Duroselle cho biết, sự thành công của chương trình tùy thuộc vào số lượng vắc xin khả thi.

“Chúng tôi đã sử dụng dịch vụ hơn một năm, như các trung tâm dò tìm và chủng ngừa".

"Do đây là một cơ sở rất lớn, dùng để tổ chức cho một số lớn người".

'Vì vậy rõ ràng là chi tiết có khả năng gia tăng số lượng, với điều kiện dĩ nhiên là các vắc xin phải có sẵn”, Loic Duroselle.

Trong khi đó, Brazil ghi nhận số tử vong kỷ lục hàng ngày, với 3780 cái chết trong 24 giờ qua.

Quốc gia nầy hiện có 1 phần 4 số tử vong hàng ngày của thế giới, do COVID-19.

Được biết các nghĩa trang tổ chức tang lễ về đêm, để có thể đáp ứng với số người chết và các công nhân phải mặc quần áo y tế bảo vệ, khi di chuyển giữa những người than khóc.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm là ông Alexandre Naime Barbosa cho biết, Brazil cần hành động nhanh chóng để giảm bớt số người chết.

“Brazil cần nhanh chóng gia tăng tốc độ chủng ngừa, trước hết là những người có nguy cơ nhất".

" Loại bỏ các phương pháp điều trị hỗ trợ giọng nói, mà khoa học đã không chứng minh là có hiệu quả chống lại COVID-19".

"Và cuối cùng, nâng cao cảnh giác và truy tìm các chủng vi rút đột biến có thể hung hãn hơn”, Alexandre Naime Barbosa.

Trong khi đó, một tòa án tại Cộng Hoà Tiệp đã đảo ngược yêu cầu thử nghiệm coronavirus, đối với mọi người đi vào quốc gia nầy, khi tìm thấy rằng việc nầy vi phạm quyền căn bản trong Hiến Pháp của nước nầy.

Được biết, biện pháp nói trên đòi hỏi các du khách phải xuất trình giấy chứng nhận âm tính với COVID-19, trước khi đến Cộng Hoà Tiệp.

Còn tại Bỉ, một tòa án ra lệnh cho chính phủ, hãy dở bỏ các biện pháp hạn chế chống COVID-19, trong vòng 3 tuần lễ.

Các cư dân hiện bị cấm ra nước ngoài và việc đeo khẩu trang ngoài trời, là chuyện bắt buộc.

Một nhóm nhân quyền địa phương thách thức các hạn chế dựa trên căn bản luật pháp và chính phủ cho biết sẽ kháng cáo phán quyết của tòa.

Được biết thời tiết thường ấm áp tại Bỉ, khiến cho việc chống lại coronavirus thêm phần khó khăn hơn nữa.

Hàng ngàn người tụ tập đông nghẹt trên các bãi biển và công viên, cũng như làm ngơ về luật lệ đeo khẩu trang.

Trong các nỗ lực chủng ngừa toàn cầu, công ty Pfizer cho biết một cuộc nghiên cứu tìm thấy, vắc xin COVID-19 của họ là an toàn và bảo vệ mạnh mẽ cho trẻ em nhỏ đến 12 tuổi.

Được biết vắc xin hiện thời, được phép tiêm chủng cho những người từ 16 tuổi trở lên.

Thế nhưng việc tiêm chủng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, sẽ là chuyện quan trọng để ngăn chận đại dịch.

Các dữ kiện sơ khởi từ một cuộc nghiên cứu với hơn 2 ngàn người tình nguyện ở Mỹ, tuổi từ 12 đến 15 cho thấy, không có trường hợp COVID-19 nào trong số các trẻ em được chủng ngừa.

Trong khi đó, cơ quan điều hành dược phẩm Âu Châu một lần nữa bênh vực cho vắc xin AstraZeneca, khi cho rằng nó không mang lại yếu tố rủi ro nào về đông máu, sau khi tiêm chủng.

Người đứng đầu Cơ quan Y tế Âu Châu, bà Emer Cooke nói rằng Ủy ban An toàn hiện nghiên cứu thêm nữa, thế nhưng các bằng chứng cho đến nay cho thấy, lợi lộc của vắc xin vượt quá các rủi ro.

“Theo các hiểu biết thông thường về khoa học, không có bằng chứng nào tán đồng chuyện giới hạn việc sử dụng vắc xin, cho bất cứ người nào”, Emer Cooke.
“Bộ Y Tế sẽ bắt đầu nhắm vào các nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu của mặt trận y tế, vốn tiếp cận với virus nhiều hơn”, Philippe Duamelle.
Trong khi đó, Yemen vừa nhận được 360 ngàn liều vắc xin AstraZeneca.

Đây là lô hàng thứ năm chuyển giao cho quốc gia nầy, qua chương trình Covax do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.

Đại diện của UNICEF là ông Philippe Duamelle cho biết, những người có nguy cơ lớn nhất bị lây nhiễm, sẽ được tiêm chủng liều thứ nhất.

“Bộ Y Tế sẽ bắt đầu nhắm vào các nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu của mặt trận y tế, vốn tiếp cận với virus nhiều hơn”, Philippe Duamelle.

Còn quốc gia Mali ở Phi Châu đã phát động chiến dịch chủng ngừa, với vắc xin AstraZeneca từ chương trình Covax.

Vị Bộ Trưởng Y tế của nước nầy là người đầu tiên nhận mũi tiêm chủng.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share