Lập trình sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy

Tanmay Bakshi

Tanmay Bakshi Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Tanmay Bakshi, một học sinh người Canada mới 13 tuổi đã có thể viết phần mềm trò chơi để học toán, và Chính phủ đang có kế hoạch đưa lập trình vào chương trình giảng dạy để học sinh có thêm kỹ năng về công nghệ.


Chỉ mới 13 tuổi nhưng Tanmay Bakshi đã thể hiện khả năng vượt trội về máy tính. Khi mới lên 9, em đã bán được ứng dụng đầu tiên của mình trên Apple Store.

Hiện tại em đang sống ở Úc để thực hiện một sứ mệnh cao cả đó là dạy thế hệ tiếp theo các phương pháp lập trình.

Tanmay khẳng định việc lập trình không quá khó như người ta thường nghĩ.

“Thay vì để cho trẻ em lớn lên với suy nghĩ rằng công việc lập trình hết sức phức tạp, thay vì để cho trẻ được chọn sẽ chỉ học lập trình cho đến khi bước vào trung học, hay đại học, tại sao chúng ta không ít nhất giới thiệu cho các bạn nhỏ thấy rằng việc lập trình không khó như vậy.”

Tanmay Bakshi học viết code lần đầu khi mới lên 5, cha của em, ông Puneet, đã dạy em.
Hiện mỗi năm có 4,000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT ở Úc, con số này chỉ chiếm 1% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp. Với tình hình đó, Chính phủ đã có cách giải quyết là đến năm 2019, cả quốc gia sẽ cùng học công nghệ số.
Ông Puneet Bakshi nói ông rất tự hào về cách mà con trai ông sử dụng kiến thức có được để tiếp tục giúp đỡ người khác.

“Thằng bé không chỉ học cho bản thân, mà còn biết chia sẻ những gì học được và giúp đỡ mọi người nữa. Mỗi ngày, nó nhận được rất nhiều câu hỏi từ khắp nơi trên thế giới. Nó đã trả lời hết các câu hỏi và còn giúp người khác nữa. Đó là lý do tôi rất tự hào về con tôi.”

Hiện mỗi năm có 4,000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT ở Úc, con số này chỉ chiếm 1% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp.

Sự đóng góp của kỹ thuật số vào nền kinh tế Úc dự báo sẽ tăng gần gấp đôi từ $79 tỷ vào năm 2014 lên đến $139 tỷ vào năm 2020.

Nhưng số học sinh học những môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong các trường học ở Úc đang giảm, số lượng học sinh đăng ký những môn này đang ở mức thấp nhất trong suốt 20 năm qua.

Với tình hình đó, Chính phủ đã có cách giải quyết là đến năm 2019, cả quốc gia sẽ cùng học công nghệ số.

Phó giáo sư James Curran từ Trường đại học Sydney giải thích thêm

“Các học sinh sẽ được học lập trình máy tính từ lớp 3 cho tới lớp 8. Từ lớp 3 tới lớp 6 các em sẽ học lập trình trực quan. Đến lớp 7 và lớp 8 các em dự kiến sẽ học ngôn ngữ lập trình cho phép các em giải quyết vấn đề trong bất kỳ lĩnh vực nào mà các em quan tâm.”
Việc hủy bỏ visa lao động 457 về mặt lý thuyết sẽ khiến các công ty Úc khó tuyển được nhân tài từ ngoại quốc. Điều này có nghĩa là, đây là thời điểm rất quan trọng để các em học sinh Úc phải lao vào học tập các phương pháp lập trình từ bây giờ.
Viện Máy tính Úc thuộc Đại học Sydney sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc lên chương trình giảng dạy công nghệ số áp dụng trên toàn quốc.

Theo Tiến sỹ Nicky Ringland, việc dạy cho các em học sinh nhỏ tuổi biết cách lập trình là công việc dễ dàng.

“Học sinh có khuynh hướng tự nhiên là luôn hứng thú và tập trung vào những vấn đề mà các em muốn giải quyết. Cho nên nếu tôi dạy các em làm thế nào để khiến một cái máy vi tính có thể giúp các em hoàn thành bài luận văn, hoặc giải bài tập nhà, thì đó là những điều mà các em sẽ thấy rất hào hứng, các em sẽ muốn tìm ra đáp án và sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được điều đó.”

Trong khi đó, việc hủy bỏ visa lao động 457 về mặt lý thuyết sẽ khiến các công ty Úc khó tuyển được nhân tài từ ngoại quốc.

Và điều này có nghĩa là, đây là thời điểm rất quan trọng để các em học sinh Úc phải lao vào học tập các phương pháp lập trình từ bây giờ.

Bộ trưởng giáo dục Simon Birmingham phát biểu, tất cả những điều này nhằm chuẩn bị cho các em học sinh vững vàng trong tương lai.

“Việc chúng ta bảo đảm cho thế hệ trẻ được trang bị các kỹ năng và chuẩn bị cho một môi trường làm việc hiện đại, đa dạng và không kém phần thử thách là điều tối quan trọng. Chúng ta không thể biết trước được công việc trong 20 hay 30 năm tới sẽ như thế nào, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng các em học sinh được phát triển các kỹ năng như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác và thích ứng với môi trường. Tất cả những kỹ năng đó đều rất quan trọng giúp các em có thể đương đầu với bất kỳ thách thức nào sau này để nắm bắt các cơ hội.”


Share