Chính phủ tìm cách giải quyết đơn xin nhập tịch bị tồn đọng quá nhiều

Biak Thwang Urai and family

Biak Thwang Urai and family Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Dự luật của bà Pauline Hanson nhằm gia tăng đòi hỏi về thời gian cư trú và đề ra cuộc thi trắc nghiệm tiếng Anh khó hơn trong các kỳ thi quốc tịch đã bị một Ủy ban Thượng viện bác bỏ nhưng việc nầy khiến tồn đọng nhiều đơn xin nhập tịch.


Ông Biak Thwang Urai sống trong một ngôi nhà đơn sơ ở phía tây Melbourne, cùng với vợ và 6 con.

Về nhà sau công việc tại một trung tâm giữ trẻ ban ngày, đứa con 3 tuổi Junenasen và bé Steven mới 5 tháng đã chào đón ông trên lối đi vào nhà, mà ông gọi đây là một thiên đường.

“Cảm tưởng khi tôi đến nơi thì tôi nghĩ trước tiên đây là cảnh thiên đường, chúng tôi hết sức vui mừng”.

Ông nầy trốn khỏi Myanmar hồi năm 2006.

Trước đó ông đã bị binh sĩ Miến điện đánh đập dã man, sau khi họ bắt ông nầy là người khuân vác hay dân công cho họ, thế nhưng ông nầy ngã bệnh và không thể làm việc.

Ông cho biết, họ dọa giết chết ông và rồi lục soát nhà ông.

Trong 5 năm, ông chờ đợi trong một tỵ nạn ở Malaysia cho đến khi cuối cùng, ông được cấp tư cách tỵ nạn để đến Úc định cư.

Ông cho biết có lúc ông vẫn lo lắng, vì có thể nhân viên Bộ Di Trú xuất hiện và yêu cầu ông rời khỏi nơi đây.

“Tôi lo sợ là, đôi khi Bộ Di Trú sẽ đến gõ cửa và cho biết, anh phải trở lại quê hương của mình”.

Vào năm 2015, ông nạp đơn nhập tịch Úc để nỗi lo sợ và ám ảnh nói trên có thể chấm dứt, thế nhưng mẫu đơn đã bị trả về.

Ông nạp đơn xin lần nữa vào năm 2017 và một lần nữa hồi năm rồi, khi Bộ Di Trú đòi hỏi giấy khai sinh và hôn thú mà ông chẳng có.

“Chúng tôi chẳng có giấy khai sinh hay hôn thú vì trong làng tôi chẳng có cái computer nào cả. Việc tôi chào đời lại diễn ra trong căn bếp chứ không phải là bệnh viện, đó là nơi rất xa thành phố”.

Việc thu thập giấy tờ hay văn kiện rất khó khăn và tốn kém, cũng là một thử thách mà nhiều người tỵ nạn phải đối diện.

Chủ tịch cộng đồng người Chin ở phía tây Melbourne là ông Patrick Sang Bawi Hinh cho biết, ông thấu hiểu nhiều người trong cộng đồng của ông, cũng gặp những khó khăn tương tự.

“Ít nhất có một ngàn người nạp đơn thi quốc tịch hồi 2 năm qua và tôi không biết đã có ai đã được quốc tịch hay không?”.

Vào tháng 4 năm 2017, Thủ tướng thời bấy giờ là ông Malcolm Turnbull loan báo việc khai thông bế tắc trong thủ tục ban cấp quốc tịch, việc nầy dấy lên một dòng người nạp đơn nhập tịch.

Thế nhưng việc xét đơn bị ngưng đọng, khi Bộ Di Trú chờ đợi các tiêu chuẩn mới, trong đó có cuộc thi trắc nghiệm tiếng Anh khó hơn được áp dụng.
“Bố tôi không khoẻ, tôi muốn được gặp ông và an ủi ông, đó là lý do vì sao tôi muốn có quốc tịch Úc”, Biak Thwang Urai.
Các cuộc cải tổ nói trên không được Thượng viện thông qua, khiến cho đơn xin bị dồn lại hơn 240 ngàn đơn xin tính đến giữa năm 2018, gấp đôi số người chờ đợi hồi năm 2017.

Ông Patrick Sang Bawi Hinh nói rằng cộng đồng người Chin chỉ muốn đền đáp những gì đã chịu ơn nước Úc.

“Chúng tôi là những người tốt, và sẽ là những công dân tốt, chúng tôi cảm thấy còn nợ những ân tình từ chính phủ và người dân Úc. Chúng tôi ở đây đề làm mọi chuyện tốt đẹp, để góp phần cho nước Úc nầy phát triển”.

Trong năm tài chính vừa qua, chỉ có hơn 80 ngàn người được cấp quốc tịch, so với con số của năm trước đó là 138 ngàn người.

Chủ tịch Hội đồng Tỵ nạn Úc châu là ông Paul Power nói rằng, lợi ích tốt nhất cho việc hội nhập là khuyến khích những người mới đến trở thành công dân Úc.

“Thực sự chúng tôi muốn mọi người ở trên nước Úc, đều cảm thấy họ hoàn toàn là một phần của đất nước nầy".

"Đó là mục tiêu của chính sách mà các nhà lãnh đạo chính trị đều thấy rằng, nhiều người sống trên nước Úc đều muốn tham gia tích cực trong việc trở thành các công dân Úc”, Paul Power.

Tổng trưởng Di trú và Quốc tịch là ông David Coleman cho biết, chính phủ luôn luôn muốn cho hệ thống nầy hoạt động và hữu hiệu càng nhiều càng tốt.

Ông cũng nói thêm rằng, chính phủ không phải xin lỗi trong việc bảo đảm rằng, những ai hội đủ điều kiện về an ninh và nhân thân, sẽ được quốc tịch Úc.

Ông cho biết, chính phủ hiện đầu tư 9 triệu đô la trong việc tuyển mộ và huấn luyện thêm nhân viên để đối phó với tình trạng ứ đọng và kết quả là có hơn 85 ngàn người được cấp quốc tịch chỉ trong 8 tháng qua.

Tuy nhiên Bộ Di Trú không xác nhận với SBS về con số bao nhiêu đơn xin vẫn còn chờ được cứu xét, với các tài liệu của Quốc hội cho biết là khoảng trên 200 ngàn hồ sơ xin nhập tịch, vẫn còn phải nằm chờ.

Ông Paul Power cho biết, việc chờ đợi sẽ có ảnh hưởng bất lợi trên những người tỵ nạn, vốn đã trải qua nhiều gian nan khổ cực từ quê nhà của họ.

"Điều đó có ý nghĩa lớn lao và chúng tôi có thể gặp lại người thân và đó là chuyện rất quan trọng, thường là một bước sau cùng trong hành trình từ việc bị đàn áp cho đến khi được an toàn vĩnh viễn”.

Còn với ông Biak Thwang Urai, thì cuộc hành trình trở về quê hương của ông còn có chuyện khẩn cấp, đó là cha ông lâm bệnh và mong mỏi gặp mặt lần cuối.

“Bố tôi không khoẻ, tôi muốn được gặp ông và an ủi ông, đó là lý do vì sao tôi muốn có quốc tịch Úc”, Biak Thwang Urai.

Không có quốc tịch, ông không thể xin sổ thông hành và sau 6 năm chờ đợi, ông không biết mọi chuyện sẽ êm đẹp trong tương lai hay không.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share