Ông Tập hết lời ca ngợi sự can đảm và cam kết của đặc khu trưởng Hong Kong với Trung Quốc

Hong Kong Chief Executive Carrie Lam speaks during a media briefing in Beijing

Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi sự lãnh đạo của bà Carrie Lam, đặc khu trưởng Hong Kong trong suốt thời gian mà ông Tập thừa nhận là "một giai đoạn phi thường" đối với Hong Kong. Bà Lam đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm nghĩa vụ đến Hoa lục sau hơn sáu tháng biểu tình rầm rộ ở trung tâm tài chính toàn cầu.


Mặc dù Hong Kong vẫn đang gặp khủng hoảng, nhưng khi đặc khu trưởng Carrie Lam tiếp kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Hai, bà không phải nhận bất kỳ sự chỉ trích nào, mà còn được khen ngợi.

Nhà lãnh đạo Hong Kong đã đến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ sau 6 tháng diễn ra các cuộc biểu tình bất ổn ở Hong Kong, chi phối các cuộc thảo luận của bà với các quan chức Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình đang có dấu hiệu giảm bớt và chủ tịch Tập Cận Bình đã chúc mừng bà Lam.

"Đặc khu trưởng Carrie Lam đã luôn bám sát với yêu cầu của một quốc gia, hai chế độ, thực hiện việc lãnh đạo theo luật và hoàn thành một khối lượng lớn công việc hết sức khó khăn.

Dưới sự lãnh đạo của bà, chính quyền của đặc khu hành chính Hong Kong đã tích cực phản hồi trước các mối quan tâm của xã hội, thực hiện một loạt các chính sách và biện pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp, giảm bớt khó khăn của người dân, và nghiêm túc nghiên cứu cách giải quyết các mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Chính phủ trung ương hoàn toàn công nhận sự can đảm và cam kết của bà Lam trong giai đoạn phi thường này."

Chủ tịch Trung Quốc cũng thừa nhận mức độ bất ổn, đồng thời kêu gọi phong trào phản kháng chống chính phủ hiện giờ là "nghiêm trọng và phức tạp nhất" kể từ khi Hong Kong trở lại quyền kiểm soát của Trung Quốc vào năm 1997.

Trong lời phát biểu của mình, chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa củng cố quyết tâm của mình trong việc dẹp tan phong trào dân chủ của Hong Kong.

"Quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là duy trì chủ quyền, trong đó lợi ích an ninh và phát triển là điều không thể lay chuyển. Quyết tâm của chúng tôi trong việc thực hiện một quốc gia, hai chế độ là điều không thể lay chuyển. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ bà Lam và vai trò lãnh đạo của bà trong chính phủ Hong Kong, nhằm thực thi quyền lực của chính phủ theo luật định. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho cảnh sát Hồng Kông trong việc thực thi nghiêm chỉnh luật pháp."

Hong Kong đã trải qua các cuộc biểu tình đẫm máu vào tháng 6 năm nay sau khi bà Lam đề xuất dự luật dẫn độ gây tranh cãi, cho phép khu vực này được dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục.

Chính phủ của bà Lam đã chính thức bãi bỏ dự luật dẫn độ này vào tháng 10, nhưng nó không hề làm dịu đi những cuộc biểu tình.

Sự ủng hộ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuất hiện như một sự giải thoát cho bà Lam, người đã chịu một cú đánh khác vào tháng trước khi một số phiếu kỷ lục được trao cho các ứng cử viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ bà Lam và vai trò lãnh đạo của bà trong chính phủ Hong Kong, nhằm thực thi quyền lực của chính phủ theo luật định. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho cảnh sát Hồng Kông trong việc thực thi nghiêm chỉnh luật pháp.
"Chủ tịch Tập nói rằng ông biết và hiểu được áp lực mà tôi đã phải chịu đựng trong sáu tháng qua, cũng như sự cam kết và lòng can đảm mà tôi đã thể hiện trong giai đoạn này. Việc này khiến tôi cảm thấy nhẹ lòng. Như quý vị đã biết, công việc của chúng tôi là ngăn chặn bạo lực, đến nay tình trạng bất ổn vẫn chưa kết thúc và chúng ta chưa thoát khỏi tình hình khó khăn."

Bà Lam nói rằng chính phủ của bà hiện đang tìm kiếm các ứng cử viên cho một Ủy ban đánh giá độc lập để nghiên cứu các vấn đề đằng sau cuộc khủng hoảng của Hong Kong.

Nhưng bà hoài nghi về việc nhiều người Hong Kong sẽ muốn tham gia.

 "Trong bầu không khí xã hội hiện tại, một số người được chính phủ chọn vào Ủy ban đánh giá độc lập có thể thay đổi suy nghĩ vì  cảm thấy sợ hãi.

Như tôi đã đề cập trước đó, họ có thể bị bắt nạt trên Internet. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục giải thích tầm quan trọng của công việc này đối với tương lai của Hong Kong, tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể tìm được những người trong xã hội dám thực hiện công việc này."

Quay trở về với Hong Kong, người dân không bị thuyết phục trước phản ứng của hai nhà lãnh đạo.

Họ đã phản ứng với cuộc họp của của ông Tập và bà Lam bằng sự tức giận, nghi ngờ rằng việc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo không có mục đích giúp đỡ người dân.

"Tôi cảm thấy rất tức giận, tôi tự hỏi các quan chức chính phủ có tỉnh táo hay không? Khi nghe máy ghi âm cứ lặp đi lặp lại như vậy trong sáu tháng qua. Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó, hoàn toàn không được giải quyết."

"Tôi nghĩ rằng cuộc gặp gỡ giữa họ, những gì họ thảo luận về căn bản là vô nghĩa với chúng tôi. Bởi vì rõ ràng chúng tôi đã lường trước những gì họ sẽ nói ra. Về phong trào dân chủ, tôi nghĩ vẫn còn hy vọng, nhưng không quá nhiều. Tôi không hoàn toàn vô vọng nhưng  tôi  nghĩ rằng cuối cùng chúng ta sẽ không thể đạt được những gì chúng ta muốn. Ý tôi muốn nói đến chính quyền Trung Quốc và  sự cai trị của họ sẽ không cho phép Hong Kong có nền dân chủ mà chúng ta muốn."



Share