Đơn xin nhập tịch Úc giảm sụt

Four-year-old Bella Adlan receives her citizenship certificate and flag in Newcastle

Four-year-old Bella Adlan receives her citizenship certificate and flag in Newcastle Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Hàng chục ngàn người nhập tịch Úc khi tuyên thệ tại các buổi lễ được tổ chức trên khắp nước Úc hôm chủ nhật. Tuy nhiên con số những người hoặc không thể hay không muốn nhập tịch hiện ngày càng gia tăng.


Đó là mục tiêu tối hậu của nhiều di dân khi đến Úc là được nhập vào quốc tịch Úc, thế nhưng các con số thống kê cho thấy, việc trở thành công dân Úc có thể khiến họ mất đi những ước vọng của họ.

Trong khi con số di dân thực sự tiếp tục gia tăng tại Úc, thì con số người nạp đơn xin nhập tịch lại giảm sụt đến mức thấp nhất, là vào năm 2014.

Trong năm 2018- 2019, cư dân tại Úc đã nạp đơn xin nhập tịch giảm xuống 42 phần trăm, so với một năm trước đó.

Các thông tin được Bộ Nội An cung cấp cho Ủy ban Ước Chi Thượng viện, cho thấy mức giảm sụt không tăng trở lại kể từ đó, với 48,255 đơn xin nhập tịch trong 4 tháng, kết thúc vào tháng 10.

Chủ tịch Hội đồng Di trú Úc là bà Carla Wilshire cho biết, việc giảm sụt là do một số lý do cộng lại, trong đó có thời gian chờ đợi là 2 năm rưỡi, để biết đơn xin nhập tịch của họ, có được chấp nhận hay không.

“Một phần, đó là việc nhìn nhận là chúng ta đã có một vài năm chờ đợi, cũng như mọi người hiện nán lại việc nạp đơn".

"Tôi cũng nghĩ là có một ít số đơn được thông qua thủ tục, do các thay đổi về quốc tịch được thảo luận".

"Vì vậy chúng ta có sự gia tăng trong số người nạp đơn, sau khi có thời gian bị chậm lại”, Carla Wilshire.

Đến năm 2017, đã có sự gia tăng số đơn xin nhập tịch, sau khi chính phủ đề nghị qui tắc mới, theo đó việc nhập tịch sẽ khó khăn hơn.

Có hơn 440 ngàn đơn xin nhập tịch trong năm 2016-2017 và năm 2017-2018, khi các cư dân thường trú nhanh chóng nạp đơn, với lo sợ rằng ‘kỳ thi trắc nghiệm về giá trị nước Úc’ sẽ được áp dụng, cùng với đòi hỏi phải có trình độ Anh Ngữ cấp đại học.

Cuối cùng các thay đổi đề nghị đã không được thông qua được tại Thượng viện và đã biến mất trong nghị trình chính trị.

Việc gia tăng đơn xin nhập tịch, trùng hợp với việc đề ra các kiểm tra an ninh thêm nữa, khiến tạo nên tình trạng ứ đọng và thời gian chờ đợi cũng tăng thêm.

Bộ Nội An nói rằng, có thêm 15 nhân viên lảm việc toàn thời, hiện thẩm định các đơn xin và đã giảm bớt số tồn đọng xuống còn 147 ngàn đơn, tính đến cuối tháng 10 năm rồi.

Được biết, ba phần tư các đơn xin nhập tịch đã được giải quyết trong 16 tháng và 90 phần trăm trong 21 tháng.

“Đối với những người chờ đợi để được quốc tịch, đó là một kết quả đáng kể và thường ảnh hưởng đến mọi phương diện trong cuộc sống".

"Vì vậy trong một ý nghĩa nào đó, mọi người đang đặt cuộc sống của mình trong trạng thái chờ đợi, khi đơn nhập tịch đang được cứu xét”, Carla Wilshire.

Đối với một số người, việc chọn lựa giữa chuyện trở thành công dân của một quốc gia mới hay không, được quyết định dựa trên căn bản tình cảm, bản sắc và niềm tự hào của dân tộc.

Một phụ nữ Indonesia là bà Tuti Gunawan, sống tại Úc trong 50 năm qua và không có kế hoạch trở thành công dân Úc, tại quê hương thứ hai của bà.

"Đôi khi nhiều người hỏi tôi, tại sao lại không trở thành công dân Úc?.

"Để trả lời một các đùa cợt khi nói rằng, tôi sẽ trở thành công dân Úc khi nước nầy là một nước Cộng Hòa, vì vậy tất cả chúng tôi đều cười xòa về chuyện nầy”, Tuti Gunawan.
"Mức gia tăng tiếp tục trong việc nạp đơn xin quốc tịch, trải dài từ năm 2011 cho đến 2012, là không bền vững”, Home Affairs statement.
Bà cho biết, bà không có ý xem nhẹ nước Úc, thế nhưng một điểm quan trọng chế ngự việc cười đùa của bà trước đó.

Nam Dương không cho phép công dân có song tịch, khiến những người sống tha hương phải chọn giữa nơi sống cũ và mới cùng với bản sắc của họ.

Được biết cha mẹ bà Gunawan đã tích cực trong phong trào giành độc lập cho Indonesia hồi thập niên 1940 và người anh trai của bà có mặt trong số các sinh viên chiến đấu chống lại chế độ thực dân Hoà Lan.

Còn đối với bà Gunawan, con đường Nam Dương tự giải phóng khỏi nhà cầm quyền Hoà Lan, hoàn toàn trái ngược với tình trạng thực dân của người Anh tại Úc và sự đàn áp người Thổ dân Úc.

“Indonesia trở thành một quốc gia độc lập và đầy tự hào, trong khi đối với tôi nước Úc không đối xử như một quốc gia hoàn toàn độc lập".

"Chẳng hạn như nước Úc mù quáng theo chân Mỹ và có một vị Nữ hoàng của một quốc gia khác, làm Nữ hoàng của chính nước mình”, Tuti Gunawan.

Những người không có quốc tịch không được quyền đi bầu, cũng như không làm việc trong một số công việc của chính phủ, chẳng hạn như cảnh sát.

Vì những lý do đó, cố vấn về doanh nghiệp là bà Rahman Suleman suy nghĩ rất kỹ về việc, đổi sổ thông hành Nam Dương để lấy thông hành Úc.

“Tôi cần phải chọn giữa, việc giữ nguyên quốc tịch hiện tại của mình đó là Indonesia, hay đổi nó sang Úc".

"Tôi suy nghĩ chuyện nầy trong một thời gian và quyết định là tôi vẫn giữ quốc tịch Indonesia”, Rahman Suleman.

Bà Suleman 47 tuổi đã đến Brisbane hồi năm 2013, không muốn là người ngoại quốc trên quê hương của mình, nơi bà thường trở về để viếng thăm anh chị em còn ở quê nhà.

Bà mong ước có được song tịch, nếu Indonesia cho phép thì đó là ước mơ từ lâu của bà.

“Tôi sống ở Úc và nhà cửa cũng ở Úc nữa. Khi tôi ở Indonesia tôi lại nhớ nước Úc, còn khi về Úc tôi lại nhớ đến đất nước mà tôi đã chào đời".

"Vì vậy tôi thực sự yêu mến cả hai đất nước, rồi lại cảm thấy mình gắn bó với cả 2 nước”, Rahman Suleman.

Việc giảm sụt đơn xin nhập tịch dự trù sẽ tiếp tục, do ngày càng có ít người đủ điều kiện để có quốc tịch, việc nầy là do chính phủ liên bang siết chặt số di dân vĩnh viễn.

Hồi tháng 7, mức giới hạn thường niên cho các visa thường trú bị giảm, từ 190 ngàn đơn xuống còn 160 ngàn mà thôi.

Ngay cả trước khi mức giới hạn chính thức được áp dụng, chỉ có hơn 160 ngàn đơn xin visa được ban hành trong năm 2018-2019.

Với con số visa thường trú ít hơn, con số những người có visa tạm thời, bao gồm các công nhân có tay nghề tạm thời, những sinh viên quốc tế và những người làm việc trong kỳ nghỉ hè tiếp tục gia tăng.

Bà Wilshire cho biết, việc nầy có thể có hậu quả đối với tương lai của chủ thuyết đa văn hóa của nước Úc.

“Tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là chúng ta giữ một kiểu mẫu đa văn hóa, vốn chú tâm rất nhiều về quốc tịch và đó là kết quả của việc đi đến xứ sở Úc nầy".

"Tôi nghĩ đó là điều quan trọng căn bản, bởi vì nó liên quan đến đức tính kiên nhẫn và tinh thần hướng về cộng đồng của người dân Úc”, Carla Wilshire.

Trong khi đó, một phát ngôn nhân của Bộ Nội An Úc cho biết, Bộ thấu hiểu sự thay đổi trong chính sách di trú là một yếu tố góp phần trong đó, khi cho rằng việc giảm sụt đơn nhập tịch không phải là một duyên cớ để quan ngại.

“Đã có sự sụt giảm trong số di dân được nhận vào Úc trong những năm qua và dĩ nhiên cũng giảm bớt con số những người hội đủ điều kiện để xin nhập tịch".

"Mức gia tăng tiếp tục trong việc nạp đơn xin quốc tịch, trải dài từ năm 2011 cho đến 2012, là không bền vững”, Home Affairs statement.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share