Nuôi con ở Úc: Phụ huynh có con khuyết tật quản lý quỹ NDIS sao cho hiệu quả?

NDIS nhằm hỗ trợ người khuyết tật trở nên độc lập hơn và sống một cuộc sống bình thường.

NDIS nhằm hỗ trợ người khuyết tật trở nên độc lập hơn và sống một cuộc sống bình thường. Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Có những cha mẹ không có bất lợi nào trong việc giao tiếp bằng Tiếng Anh hàng ngày, nhưng khi phải làm việc với NDIA, họ vẫn gặp trở ngại vì các thuật ngữ chuyên ngành. Một ứng dụng bằng tiếng Việt ra đời, dành riêng cho phụ huynh Việt, giúp họ giám sát bản ngân sách, truy cập mọi hóa đơn và tìm kiếm sự giúp đỡ.


Các phương thức quản lý quỹ NDIS

Chương trình bảo hiểm khuyết tật quốc gia (gọi tắt NDIS) là một thay đổi lớn trong việc hỗ trợ của chính phủ Úc đối với những người khuyết tật. NDIS nhằm hỗ trợ người khuyết tật trở nên độc lập hơn và sống một cuộc sống bình thường.

NDIS có thể cải thiện cuộc sống của người khuyết tật thông qua việc cung cấp nhiều loại hình hỗ trợ khác nhau cho phép nhiều lựa chọn và chủ động hơn trong cách sống của họ. Có thể đó là một nhân viên hỗ trợ giúp họ tham gia vào những sinh hoạt cộng đồng hoặc những thiết bị hay công nghệ hỗ trợ giúp họ đi lại trong cộng đồng một cách độc lập hơn.

Điều này cũng giúp cải thiện cuộc sống của người chăm sóc bằng cách giảm bớt các hỗ trợ trực tiếp mà họ cần phải thực hiện.

Tuy nhiên, với nhiều phụ huynh có con bị khuyết tật mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, họ gặp khá nhiều khó khăn trong việc quản lý nguồn quỹ này hiệu quả.

Chị Ngọc Lê - mẹ của bé Raymond ở Brisbane chia sẻ với SBS.

"Khi có nguồn quỹ đó mình hoang mang lắm, mình không biết sử dụng sao cho hợp lý, chỉ sợ xài quá nguồn quỹ tài trợ của chính phủ. Mình không thể tự quản lý được, mình còn biết bao nhiêu việc phải làm, nên không thể cứ ngồi đó trừ hóa đơn để xem con mình còn bao nhiêu tiền, có đủ hay không".

Chị Ngọc Lê cho biết, một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ tư vấn được cho phụ huynh cách để xin thêm nguồn quỹ cho con của mình, các điều kiện cần thiết để bé nhận thêm sự hỗ trợ từ chính phủ.

Hiện có ba phương thức quản lý quỹ mà ba mẹ có thể lựa chọn trong Chương trình Bảo hiểm khuyết tật quốc gia NDIS. Chị Hana Nguyễn, từ công ty cung cấp dịch vụ kế toán và quản lý quỹ NDIS cho biết ưu và khuyết điểm của các hình thức quản lý NDIS:

Tự quản lý: Đây là phương thức mà ba mẹ lựa chọn tự mình trả tiền cho các hóa đơn dịch vụ.

NDIA quản lý: NDIA trực thuộc của NDIS của chính phủ sẽ thay mặt ba mẹ trả tiền cho các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Quản lý kế hoạch: NDIA sẽ cung cấp một ngân khoản trong bản kế hoạch NDIS cho người tham gia để trả cho bên thứ ba- người Quản lý kế hoạch. Và người Quản lý kế hoạch này sẽ giúp các ba mẹ chi trả các hóa đơn cho các cơ sở cung cấp dịch vụ.
Với phương thức Quản lý kế hoạch, việc chi trả hóa đơn giúp ba mẹ được thực hiện bởi một đội ngũ có bằng cấp về kế toán hoặc bookkeeping. Nghĩa là ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi việc chi trả hóa đơn sẽ được thực hiện bởi những người có chuyên môn.
"Đầu tiên với phương thức Tự quản lý, ưu điểm của phương thức này là be mẹ hoàn toàn có thể theo dõi được tất cả các khoản chi từ quỹ tiền NDIS dành cho bé. Ba mẹ cũng có thể kiểm tra tất cả thông tin trên hóa đơn trước khi thực hiện quá trình chi trả.

Tuy nhiên, ưu điểm này cũng có thể trở thành nhược điểm khi mà ba mẹ quá bận rộn với công việc tại chỗ làm, cũng như với việc chăm sóc gia đình. Đặc biệt là với các bé, ba mẹ sẽ cần nhiều thời gian để ở bên và chăm sóc bé hơn nên có thể việc phải tư chi trả những hóa đơn này sẽ trở thành một gánh nặng khác cho ba mẹ.

Đối với phương thức NDIA quản lý, ba mẹ sẽ không cần phải lo lắng đến việc chi trả hóa đơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là ba mẹ sẽ chỉ được quyền lựa chọn dịch vụ từ các cơ sở có đăng ký với NDIA. Ba mẹ sẽ không có nhiều sự lựa chọn để tham khảo khi lựa chọn phương thức này.

Cuối cùng, với phương thức Quản lý kế hoạch, việc chi trả hóa đơn giúp ba mẹ sẽ được thực hiện bởi một đội ngũ có bằng cấp về kế toán hoặc bookkeeping. Nghĩa là ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi việc chi trả hóa đơn sẽ được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Sẽ không có giới hạn nào trong việc lựa chọn người cung cấp dịch vụ cả, ba mẹ có thể sử dụng ai cũng được cho dù họ không đăng ký với NDIA, chỉ cần có ABN là được.

Nhược điểm của phương thức này là nếu như không lựa chọn được một bên quản lý kế hoạch tốt, ba mẹ sẽ không theo dõi được ngân sách NDIS của bé hoặc sẽ khó để liên lạc với người quản lý kế hoạch nếu như ba mẹ có câu hỏi nào", Hana Nguyễn nói với SBS.

Trong quá trình làm việc với các bậc phụ huynh Việt, chị Hana Nguyễn chia sẻ một trong những khó khăn mà rất nhiều ba mẹ gặp phải đó là không quen với những thuật ngữ được sử dụng trong NDIS.

“Có những ba mẹ không có bất lợi nào trong việc giao tiếp bằng Tiếng Anh hàng ngày, nhưng khi phải làm việc với NDIA, ba mẹ vẫn gặp trở ngại vì những từ ngữ họ dùng là những thuật ngữ chuyên dụng, ví dụ như Plan managed, NDIA managed, goals, core supports, capacity building... Hiểu đúng nghĩa thôi đã khó, chứ chưa nói đến việc là phải tìm hiểu chính xác từng thuật ngữ này bao gồm những vấn đề gì, được sử dụng tronng ngữ cảnh, hoàn cảnh nào.

Ngay cả đến mình thời gian đầu cũng phải dành khá nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu để có thể tự tin trở thành người giúp đỡ các phụ huynh Việt tiếp cận và sử dụng chương trình bảo hiểm này”, Hana chia sẻ.
centrelink_and_ndis_sign_aap.jpg
Source: AAP

Khó khăn với cha mẹ có con khuyết tật

Chị H một phụ huynh có con khuyết tật chia sẻ ngoài việc đồng hành cùng con trong cuộc sống, chị còn có trách nhiệm phải quản lý quỹ NDIS để sử dụng nguồn tài trợ của chính phủ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, gánh nặng đó đã được chia sẻ khi chị lựa chọn phương thức quản lý kế hoạch, tức là nhờ một kế toán chuyên môn lo các hóa đơn

“Có một công ty quản lý như vậy rất tốt. Hicom đã giúp mình chia đều các khoản tiền để hỗ trợ cho con của mình như các khóa học, buổi trị liệu một cách khoa học.

Từ kinh nghiệm của cá nhân mình, đôi khi mình thấy một khóa học nào đó hay, hoặc con rất thích, mình thường cho con học quá nhiều, mà quên mất bé còn cần phải tham gia các buổi trị liệu khác để đạt được các mục tiêu tiến bộ của bé.

Khi có một công ty đứng ra quản lý quỹ, họ có cái nhìn khách quan hơn và phân bổ nguồn quỹ giúp mình hợp lý hơn”.

Anh Phúc Nguyễn – cha của Daniel Nguyễn, phó chủ tịch của , nhấn mạnh sự tham gia của cha mẹ vào việc đồng hành cùng con khuyết tật

“Vì vấn đề ngôn ngữ và các quy định của NDIS mà nhiều cha mẹ gặp khó khăn. Phần lớn các cha mẹ phạm sai lầm là không biết gì hết, họ giao hết, giao trọn vẹn cho những người quản lý giúp họ. Khi hỏi đến thì họ không biết. Họ gặp khó khăn khi liên lạc với NDIS trực tiếp.

Người việt của mình có văn hóa e ngại khi đi xin tiền chính phủ, mà chưa hiểu rằng đây là quyền lợi của con mình.

Anh Phúc chia sẻ với SBS những cha mẹ lựa chọn phương thức nhờ một công ty kế toán quản lý nguồn quỹ, vẫn cần phải tham gia sâu sát vào quá trình phát triển của con.
Người việt của mình có văn hóa e ngại khi đi xin tiền chính phủ, mà chưa hiểu rằng đây là quyền lợi của con mình.
“Các cha mẹ chưa biết cách đấu tranh để tăng thêm tiền hỗ trợ để con phát triển đầy đủ. Hãy nhớ một điều với các em bị khuyết tật, nếu cha mẹ không đấu tranh cho các em thì các em không thể đấu tranh cho mình.

Cha mẹ đưa con vào trường học mà cũng không biết con học cái gì, đi đến các buổi trị liệu nhưng cũng không biết con đã tiếp thu ra sao và cũng không trò chuyện với các chuyên gia y tế để trình bày khó khăn của con và nhờ họ tìm cách giúp đỡ con”.

Sáng kiến của người Việt dành cho người Việt

- Ứng dụng dành cho điện thoại do Hicom accounting ra đời với mong muốn giúp đỡ các phụ huynh Việt có con khuyết tật sử dụng quỹ tiền được hỗ trợ bởi NDIS một cách hiệu quả nhất. Dự án này đã nhận được 270 ngàn đô la tiền tài trợ từ chính phủ cho hạng mục – dành cho những nữ doanh nhân có các sáng kiến kinh doanh phục vụ cộng đồng.

Hana Nguyễn, người giành được giải thưởng này chia sẻ cha mẹ có con khuyết tật có thể xem các báo cáo về chi tiêu của mình, được phân loại theo nhà cung cấp, tháng hoặc danh mục ngân sách.

“Nó cho phép người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào tất cả các hóa đơn, xem trạng thái hóa đơn cũng như phản hồi về chúng nếu có bất cứ vấn đề gì.

Ngoài ra người sử dụng cũng có thể giám sát ngân sách bản kế hoạch của mình mọi lúc mọi nơi, dễ dàng xem và cập nhật số tiền còn dư cũng như báo cáo chi tiêu tại bất cứ thời điểm nào.

Ba mẹ cũng có thể dễ dàng gửi yêu cầu bồi hoàn để nhận lại tiền từ NDIA một cách dễ dàng, nhanh chóng. App còn cập nhật những thông tin mới nhất về NDIS để các ba mẹ truy cập hàng ngày. Ba mẹ còn có thể sử dụng App này để tìm những cơ sở cung cấp dịch vụ mà gia đình cần tới trong việc hỗ trợ điều trị cho bé", Hana Nguyễn nói với SBS.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với các khách mời.

Share