Người Úc dưới 50 tuổi sẽ được tiêm vaccine Pfizer thay cho AstraZeneca

AstraZeneca COVID-19 vaccinations inside of the Royal Exhibition Centre in Melbourne

AstraZeneca COVID-19 vaccinations inside of the Royal Exhibition Centre in Melbourne Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Huyết khối, mặc dù hiếm gặp, nhưng quả là một nguy cơ và đều có liên quan tới thuốc tránh thai cũng như vaccine AstraZeneca. Câu hỏi về sự an toàn của vaccine AstraZeneca đã khiến dấy lên sự so sánh với biện pháp tránh thai mặc định của Úc, đó là thuốc viên tránh thai.


Nếu có khoảng 1 triệu phụ nữ uống thuốc tránh thai một năm, thì sẽ có 500 người bị chứng đông máu, tức huyết khối.

Trong khi đó tỉ lệ đông máu do vaccine AstraZeneca gây ra là vào khoảng 1 trên 250,000.

Con số do tiến sĩ Jenny Doust đưa ra, bà là một bác sĩ gia đình và cũng là nhà nghiên cứu về lâm sàng tại trường đại học Queensland.

‘Nếu một phụ nữ có thai thì nguy cơ sẽ tăng cao hơn tỉ lệ 500 trên 1 triệu người. Vì vậy nguy cơ bạn bị cục máu đông thật sự cao nếu bạn mang thai.’

Nhưng bà nói do phụ nữ uống thuốc tránh thai mỗi ngày, nên nguy cơ gặp đông máu với thuốc tránh thai thấp hơn nguy cơ đông máu do vaccine gây ra.

Loại máu đông do thuốc viên tránh thai gây ra cũng khác với loại đông máu do vaccine.

Thrombosis là tình trạng máu đông, hay huyết khối phổ biến liên hệ với thuốc tránh thai, vốn gây ra những cục máu đông ở vùng chân, có nguy cơ tử vong thấp.

‘Còn loại huyết khối gây ra do vaccine AstraZeneca thì nguy hiểm hơn. Đó là tình trạng xuất hiện cục máu đông trong não, với 25%nguy cơ tử vong. Tôi nghĩ chúng ta không nên so sánh hai vấn đề huyết khối này với nhau.’

Chính phủ đã tạm ngưng khai triển vaccine AstraZeneca cho những người dưới 50 tuổi.

Giáo sư danh dự về đào tạo GP tại trường đại học Queensland, bác sĩ Geoff Mitchell nói nguy cơ này không đáng kể cho người cao niên.

‘Nếu bạn gặp nguy cơ nhiễm COVID cao và nguy cơ bị máu đông thấp, thì nhìn chung nguy cơ bị máu đông vẫn rất hiếm hoi, so với việc bạn có thể bị COVID và thật sự bị bệnh nặng vì virus. Vì vậy với những người cao niên thì không nghi ngờ gì nữa, vaccine là một lợi ích lớn lao và họ cần được tiêm phòng.’

Nhưng ông nói những người trẻ tuổi hơn thì không bị nguy cơ bệnh nặng khi nhiễm COVID.

Gánh nặng của chứng đông máu cũng khác hơn trong số người trẻ tuổi và vì vậy bác sĩ của bạn có thể lưỡng lự khi viết đơn cho bạn tiêm AstraZeneca.

Ông nói tác dụng phụ này rất hiếm hoi và không xuất hiện trong thử nghiệm lâm sàng.

‘Nhưng khi tiêm tới 1 triệu liều thì tình trạng này xuất hiện và theo hiểu biết của tôi, thì vaccine Pfizer không xuất hiện tác dụng phụ tương tự.’

Còn với thuốc tránh thai, chuyên gia lo lắng khi thấy phụ nữ đã không nhận được thông tin chính xác về nguy cơ của loại thuốc viên này khi sử dụng.

Bác sĩ Doust nói điều quan trọng là bác sĩ phải kiểm tra y khoa cho người phụ nữ nếu họ quyết định dùng thuốc tránh thai, đặc biệt với phụ nữ cao tuổi thì nguy cơ phát triển huyết khối sẽ tăng lên.

Bà đề nghị mọi thuốc tránh thai phải được kê toa, chứ không nên được mua tự do trong quầy thuốc.

Một phụ nữ tạm gọi là cô Kath nói rằng cô được kê toa thuốc tránh thai khi chữa trị mụn.

Cô cũng không được báo trước về nguy cơ hay tác dụng phụ này, tuy nhiên cô nói:

‘Nhiều người bạn của tôi nói họ bị tăng cân hoặc tâm trạng thất thường sau khi dùng thuốc, khi tôi nghe nói như vậy tôi bắt đầu tìm hiểu thêm trên mạng, vì vậy tôi mới biết rằng thuốc tránh thai còn có một tác dụng phụ nữa là tạo huyết khối.’

Sau đó khi đi khám mắt theo định kỳ, Kath mới phát hiện ra cô bị vỡ mạch máu trong mắt.

Và bác sĩ nói với cô đó cũng là tác dụng phụ nữa của thuốc tránh thai.

Kath nói khi cô đến phòng khám để được kê toa mới nhằm mua thuốc tránh thai để điều trị mụn, không ai nói cho cô biết về những nguy cơ tiềm tàng này.

‘Tôi không nghĩ các GP và bác sĩ đã khuyến nghị bệnh nhân đầy đủ về các tác dụng của thuốc. Một trong số các tác dụng phụ mà tôi biết là do bạn tôi đã bị, và một tác dụng phụ khác là từ kinh nghiệm cá nhân của tôi.’


Share