Người Úc bị kẹt ở ngoại quốc muốn trở về nước

Shadow Minister for Immigration and Citizenship Kristina Keneally speaks to the media.

Shadow Minister for Immigration and Citizenship Kristina Keneally speaks to the media. Source: AAP

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Một số người Úc bị kẹt ở hải ngoại mô tả việc giới hạn trở về nước của họ là ‘một cái tát vào mặt’, sau khi các chính trị gia và tài tử điện ảnh được hưởng các ngoại lệ, trong khi họ bị bỏ rơi ở nước ngoài trong nhiều tháng qua. Các gia đình cho biết họ không đòi hỏi việc trợ giúp theo kiểu bố thí, mà chỉ là cho phép họ được trở về Úc trong vòng tay của người thân mà thôi.


Claire và Andrew Burtles và con trai mới một tuổi là Chester đều là công dân Úc, luôn tìm cách trở về nước, từ thành phố Vancouver ở Canada trong nhiều tháng qua.

Gia đình nầy hiện sống trong một khách sạn và tìm cách trở lại Úc, sau khi ông Andrew mất việc trong kỹ nghệ phim ảnh hồi tháng 6 và visa dính líu với công việc nói trên.

Bà Claire cho biết, quả là khoảng thời gian bị nhiều ức chế, đặc biệt khi gia đình đối diện với khả năng vô gia cư vào một ngày nào đó.

“Quả là bực bội, chán nản và phẫn nộ vì chúng tôi chẳng muốn được bố thí đâu, mà chỉ là một sự cho vay mà thôi".

"Chúng tôi chẳng có mọi thứ như vậy và chỉ cần bước lên máy bay rồi trở về nước, nơi không chỉ có gia đình mà cả quyền được sống và quyền làm việc nữa".

"Đó là quyền đi tìm việc và khả năng đóng góp cho nền kinh tế nữa”, Claire Burtles.

Trong khi đó, Tổng Trưởng Nội vụ Peter Dutton bênh vực cho quyết định cấp sự miễn giảm cho tài tử Tom Hank và ông Tony Abbott.

Được biết tài tử đoạt giải Oscar trở lại Queensland vào ngày 8 tháng 9 để tiếp tục việc quay cuốn phim mới về cuộc đời của ca sĩ thần tượng Elvis Presley, sau khi ông nầy thử nghiệm dương tính với COVID-19 tại Gold Coast hồi tháng 3.

Còn ông Abboott được phép đi sang Anh quốc hồi tháng rồi, nơi ông được bổ nhiệm vào chức vụ đặc sứ về thương mại cho chính phủ của ông Boris Johnson.

Bà Claire nói rằng, quả là chuyện hết sức thất vọng khi thấy có hai tiêu chuẩn đã được áp dụng.

“Quả là có chút khôi hài, phải không? Làm sao những chuyện nầy có thể xảy ra?

"Vì sao mọi chuyện đều đúng, nếu quí vị là một người nổi tiếng một cầu thủ bóng bầu dục hay một chính trị gia, đều được phép đi vào hay đi ra nước Úc mà chẳng có sự ngăn trở nào cả".

"Thế nhưng một công dân Úc bình thường hay gia đình của họ lại không được phép tự do ra vào nước Úc, nơi chúng tôi sinh trưởng và có quyền sống tại đây".

"Đó thực sự quả là một cái tát vào mặt”, Claire Burtles.
"Họ nên cho những người nầy trở về nước và nên làm vào ngay lúc nầy”, Kristina Keneally.
Trong khi chính phủ ước lượng có khoảng 25 ngàn người Úc tìm cách hồi hương, thì những người Úc hiện kẹt ở nước ngoài cho rằng con số gần đến 100 ngàn người.

Một giới hạn về các chuyến bay quốc tế đến Úc là 4 ngàn người mỗi tháng, có nghĩa là nhiều người Úc không thể trở về nhà được.

Trong số 4 ngàn người nói trên, Sydney nhận đến 2450 người, Brisbane 500, Perth 525 và Adelaide là 500 mỗi tuần.

Ông Dutton cho đài ABC biết, đó là nhiệm vụ của các chính phủ tiểu bang hiện ngăn cản những người Úc ở hải ngoại trở về nước.

“Con số những người chúng tôi có thể cho vào Úc qua các cảng quốc tế vào lúc nầy là nhiệm vụ, chẳng hạn như của chính phủ và Bộ Y Tế Queensland, là mọi người ra khỏi máy bay từ Los Angeles phải vào khách sạn cách ly trong 2 tuần lễ".

"Cùng lúc, họ cũng đặt mức tối đa về số chỗ trong các khách sạn để được cách ly".

"Vì vậy chúng tôi hiện làm việc với các hạn chế đó và tôi sẽ sung sướng gia tăng gấp đôi số người đến ngày mai, nếu ngành y tế Queensland giảm bớt thời hạn cách ly 14 ngày”, Peter Dutton.

Phát ngôn nhân đối lập về nội vụ là bà Kristina Keneally cho biết, bà nhận được email và các cú gọi điện thoại từ những người Úc ở hải ngoại cho biết, giá vé máy bay hiện gia tăng đến mức không thể tưởng.

Bà cho biết, thêm vào việc giảm bớt mức tối đa các chuyến bay quốc tế trở lại Úc, chính phủ liên bang nên thuê mướn các máy bay để chở những người Úc bị kẹt ở các quốc gia như Anh quốc, Ấn Độ và Lebanon.

“Chúng tôi có các khả năng tại phi trường và khách sạn và chắc chắn chính phủ liên bang nên gia tăng một số nhân lực, chẳng hạn như sự hỗ trợ của quân nhân Úc".

"Họ có trách nhiệm về biên giới, về cách ly và nên có một kế hoạch để bảo đảm rằng mọi người Úc không bị kẹt ở ngoại quốc trở thành vô gia cư, hay là đối tượng của mức độ nhiễm virus đang hoành hành".

"Họ nên cho những người nầy trở về nước và nên làm vào ngay lúc nầy”, Kristina Keneally.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share