Người Mỹ sống tại Úc theo dõi chặt chẽ cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Expat US voter Michael Shafran

Expat US voter Michael Shafran Source: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ hiện được hàng chục ngàn kiều dân Mỹ sống tại Úc theo dõi. Mặc dù họ ở xa nước Mỹ, nhiều người vẫn gắn bó với vấn đề chính trị hiện chiếm hàng đầu trong các cuộc thảo luận trên toàn quốc Mỹ. Trong khi đó, cuộc vận động tranh cử của hai ứng cử viên Tổng Thống hết sức quyết liệt và Phó Tổng Thống Mike Pence thử nghiệm âm tính, trong khi một phụ tá thân cận bị dương tính với coronavirus.


Bốn năm trước, ông Craig Boden bầu cho ông Donald Trump.

“Tôi bỏ phiếu cho ông Trump, bởi vì ông ta sẽ mang lại một luồng gió mới cho hệ thống chính trị Hoa Kỳ”, Craig Boden.

Ông tự mô tả chính mình là một cử tri độc lập, thiêng về cánh hữu bảo thủ.

Thế nhưng việc chọn lựa Tổng Thống năm 2020, không rõ ràng như vậy.

Sinh ra và lớn lên ở Boston, sau đó là một cư dân ở Hong Kong, thế nhưng nay ông sống ở Brisbane, ông nầy 46 tuổi vẫn chưa quyết định.

“Ông Biden tranh cử với khẩu hiệu ‘bỏ phiếu cho tôi, vì tôi không phải là Trump’.

"Đối với tôi như vậy là chưa đủ và rõ ràng Trump là Trump".

"Vì vậy tôi thất vọng và tôi vẫn chưa quyết định”, Craig Boden.

Còn với ông Michael Shafran, thì không có sự do dự.

“Đối với tôi không có trí tuệ gì cả, tôi sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden, tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ ai ngoại trừ Donald Trump, vì ông ấy chắc chắn đối với tôi là vị Tổng Thống tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Donald Trump là người New York, tôi lớn lên cùng với Donald Trump".

"Tất cả mọi người ở New York, là nơi ông ấy lớn lên đều không thích Donald Trump".

"Ông ấy không được yêu thích ở tiểu bang của minh, vì chúng tôi biết ông ấy là một kẻ lừa đảo”, Michael Shafran.

Là người sống ở Nữu Ước nay sống tại Úc hơn 20 năm qua và điều hành một tiệm bán bánh mì tại Sydney.

Là một đảng viên Dân chủ có đăng ký, ông bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử Mỹ và năm nay cũng chẳng có gì khác biệt.

“Vì vậy ông Trump nói về các lá phiếu vắng mặt sẽ mang lại kết quả lừa đảo".

"Thế nhưng ông ta và tôi đều bỏ phiếu qua đường bưu điện và tôi bỏ phiếu như vậy trong suốt 19 năm qua, mà chẳng có chuyện gì cả”, Michael Shafran.

Trong khi khoảng cách địa lý giữa Úc và Mỹ khá xa, mối quan hệ giữa hai nước về ngoại giao, tài chính và xã hội không thể gần hơn được nữa.

Có 100 ngàn người Mỹ nhặn nước Úc là nhà và là tập thể thứ sáu trên thế giới của các Mỹ Kiều, sống xa nhà trên thế giới.

Trong khi những người Mỹ nầy có các khởi điểm khác nhau, thì họ dường như có cùng chung một kết luận là tin tưởng rằng, ông Joe Biden sẽ thắng cử.

Ông Craig Boden nghĩ rằng, ông Donald Trump theo đúng các hứa hẹn trong việc tăng cường kinh tế, thế nhưng về chuyện đối phó với đại dịch, ông là người chẳng làm được gì, đối với người mà ông đã bỏ phiếu hồi năm 2016.

“COVID-19 không phải là lỗi của ông Trump, thế nhưng lỗi của ông ta là thiếu một đường lối ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang, trong việc đối phó với loại bệnh chết người nầy".

"Nước Mỹ chiếm 4 phần trăm dân số thế giới, thế nhưng chúng ta có hơn 20 phần trăm số tử vong của cả thế giới do COVID-19, điều đó không thể nào chấp nhận được”, Craig Boden.

Ông hy vọng việc chọn lựa một Tổng Thống tốt hơn trong tương lai.

“Có 152 triệu người tại Mỹ có thể ra ứng cử Tổng Thống, thế nhưng chỉ có 2 lựa chọn, theo tôi đó là một điều bất bình thường”, Craig Boden.

Trong khi đó hồi tuần qua, Tổng Thống Donald Trump vận động tại tiểu bang quan trọng là New Hampshire và cho các ủng hộ viên biết rằng, chiến dịch tái cử của ông sẽ có nhiều người trông chừng hết sức chặt chẽ như ‘điên dại’, trong ngày bỏ phiếu.

Các ủng hộ viên Cộng Hòa hiện tuyển mộ hàng ngàn người tình nguyện, để theo dõi sớm tại các địa điểm bầu cử cũng như tại các thùng bỏ phiếu trước ngày bầu cử vào tháng 11, trong một phần nỗ lực để tìm ra bằng chứng, hầu hậu thuẫn cho cáo buộc không có chứng cớ của ông Trump, về việc gian lận phiếu khắp nơi.

“Họ có hàng triệu lá phiếu không được yêu cầu được gửi đi khắp nơi".

"Và điều đó không tốt, không tốt, và điều đó thật tuyệt vời, mỗi ngày bạn cầm tờ báo lên và đọc, rồi điều tốt duy nhất là chúng ta có những người xem chúng như điên, cả cơ quan thực thi pháp luật và chính bạn và mọi người".

"Thế nhưng ở Philadelphia, nơi nổi tiếng với những gì đang diễn ra, chúng tôi muốn có những người theo dõi cuộc thăm dò, họ sẽ không để chúng tôi có người theo dõi cuộc thăm dò".

"Vì vậy, chúng tôi hầu tòa vì những người theo dõi cuộc thăm dò. Tại sao họ không để bạn có một người theo dõi cuộc thăm dò ý kiến? Chuyện gì vậy?".

"Hãy nghĩ về nó, chuyện gì vậy? Philadelphia thật không thể tin được”, Donald Trump.

Ông Trump hồi tưởng cuộc bầu cử năm 2016 tại New Hampshire, mà ông suýt thua cử trước bà Hilary Clinton.

“Quí vị còn nhớ cái đêm tuyệt đẹp đó vào tháng 11, bốn năm trước không?"

"Vâng, tôi không nghĩ chuyện này sẽ gần như vậy, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ gần như vậy".

"Cảm ơn quí vị và đó là một bài thánh ca. Công bằng mà nói, hãy nghĩ về điều đó có ai trong lịch sử chính trị, ông Ronald Reagan rất nổi tiếng nhưng chưa bao giờ có bài hát đó".

"Đó là một lời ca tụng, thậm chí tôi sẽ không nói đến vì tôi không muốn khóc".

"Thế nhưng ông Ronald Reagan không bao giờ có bài hát đó, không ai từng có bài hát như vậy”, Donald Trump.

Bốn năm trước, ông Craig Boden bầu cho ông Donald Trump.

“Tôi bỏ phiếu cho ông Trump, bởi vì ông ta sẽ mang lại một luồng gió mới cho hệ thống chính trị Hoa Kỳ”, Craig Boden.

Ông tự mô tả chính mình là một cử tri độc lập, thiêng về cánh hữu bảo thủ.

Thế nhưng việc chọn lựa Tổng Thống năm 2020, không rõ ràng như vậy.

Sinh ra và lớn lên ở Boston, sau đó là một cư dân ở Hong Kong, thế nhưng nay ông sống ở Brisbane, ông nầy 46 tuổi vẫn chưa quyết định.

“Ông Biden tranh cử với khẩu hiệu ‘bỏ phiếu cho tôi, vì tôi không phải là Trump’.

"Đối với tôi như vậy là chưa đủ và rõ ràng Trump là Trump".

"Vì vậy tôi thất vọng và tôi vẫn chưa quyết định”, Craig Boden.

Còn với ông Michael Shafran, thì không có sự do dự.

“Đối với tôi không có trí tuệ gì cả, tôi sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden, tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ ai ngoại trừ Donald Trump, vì ông ấy chắc chắn đối với tôi là vị Tổng Thống tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Donald Trump là người New York, tôi lớn lên cùng với Donald Trump".

"Tất cả mọi người ở New York, là nơi ông ấy lớn lên đều không thích Donald Trump".

"Ông ấy không được yêu thích ở tiểu bang của minh, vì chúng tôi biết ông ấy là một kẻ lừa đảo”, Michael Shafran.

Là người sống ở Nữu Ước nay sống tại Úc hơn 20 năm qua và điều hành một tiệm bán bánh mì tại Sydney.

Là một đảng viên Dân chủ có đăng ký, ông bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử Mỹ và năm nay cũng chẳng có gì khác biệt.

“Vì vậy ông Trump nói về các lá phiếu vắng mặt sẽ mang lại kết quả lừa đảo".

"Thế nhưng ông ta và tôi đều bỏ phiếu qua đường bưu điện và tôi bỏ phiếu như vậy trong suốt 19 năm qua, mà chẳng có chuyện gì cả”, Michael Shafran.

Trong khi khoảng cách địa lý giữa Úc và Mỹ khá xa, mối quan hệ giữa hai nước về ngoại giao, tài chính và xã hội không thể gần hơn được nữa.

Có 100 ngàn người Mỹ nhặn nước Úc là nhà và là tập thể thứ sáu trên thế giới của các Mỹ Kiều, sống xa nhà trên thế giới.

Trong khi những người Mỹ nầy có các khởi điểm khác nhau, thì họ dường như có cùng chung một kết luận là tin tưởng rằng, ông Joe Biden sẽ thắng cử.

Ông Craig Boden nghĩ rằng, ông Donald Trump theo đúng các hứa hẹn trong việc tăng cường kinh tế, thế nhưng về chuyện đối phó với đại dịch, ông là người chẳng làm được gì, đối với người mà ông đã bỏ phiếu hồi năm 2016.

“COVID-19 không phải là lỗi của ông Trump, thế nhưng lỗi của ông ta là thiếu một đường lối ưu tiên hàng đầu của chính phủ liên bang, trong việc đối phó với loại bệnh chết người nầy".

"Nước Mỹ chiếm 4 phần trăm dân số thế giới, thế nhưng chúng ta có hơn 20 phần trăm số tử vong của cả thế giới do COVID-19, điều đó không thể nào chấp nhận được”, Craig Boden.

Ông hy vọng việc chọn lựa một Tổng Thống tốt hơn trong tương lai.

“Có 152 triệu người tại Mỹ có thể ra ứng cử Tổng Thống, thế nhưng chỉ có 2 lựa chọn, theo tôi đó là một điều bất bình thường”, Craig Boden.

Trong khi đó hồi tuần qua, Tổng Thống Donald Trump vận động tại tiểu bang quan trọng là New Hampshire và cho các ủng hộ viên biết rằng, chiến dịch tái cử của ông sẽ có nhiều người trông chừng hết sức chặt chẽ như ‘điên dại’, trong ngày bỏ phiếu.

Các ủng hộ viên Cộng Hòa hiện tuyển mộ hàng ngàn người tình nguyện, để theo dõi sớm tại các địa điểm bầu cử cũng như tại các thùng bỏ phiếu trước ngày bầu cử vào tháng 11, trong một phần nỗ lực để tìm ra bằng chứng, hầu hậu thuẫn cho cáo buộc không có chứng cớ của ông Trump, về việc gian lận phiếu khắp nơi.

“Họ có hàng triệu lá phiếu không được yêu cầu được gửi đi khắp nơi".

"Và điều đó không tốt, không tốt, và điều đó thật tuyệt vời, mỗi ngày bạn cầm tờ báo lên và đọc, rồi điều tốt duy nhất là chúng ta có những người xem chúng như điên, cả cơ quan thực thi pháp luật và chính bạn và mọi người".

"Thế nhưng ở Philadelphia, nơi nổi tiếng với những gì đang diễn ra, chúng tôi muốn có những người theo dõi cuộc thăm dò, họ sẽ không để chúng tôi có người theo dõi cuộc thăm dò".

"Vì vậy, chúng tôi hầu tòa vì những người theo dõi cuộc thăm dò. Tại sao họ không để bạn có một người theo dõi cuộc thăm dò ý kiến? Chuyện gì vậy?".

"Hãy nghĩ về nó, chuyện gì vậy? Philadelphia thật không thể tin được”, Donald Trump.

Ông Trump hồi tưởng cuộc bầu cử năm 2016 tại New Hampshire, mà ông suýt thua cử trước bà Hilary Clinton.

“Quí vị còn nhớ cái đêm tuyệt đẹp đó vào tháng 11, bốn năm trước không?"

"Vâng, tôi không nghĩ chuyện này sẽ gần như vậy, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ gần như vậy".

"Cảm ơn quí vị và đó là một bài thánh ca. Công bằng mà nói, hãy nghĩ về điều đó có ai trong lịch sử chính trị, ông Ronald Reagan rất nổi tiếng nhưng chưa bao giờ có bài hát đó".

"Đó là một lời ca tụng, thậm chí tôi sẽ không nói đến vì tôi không muốn khóc".

"Thế nhưng ông Ronald Reagan không bao giờ có bài hát đó, không ai từng có bài hát như vậy”, Donald Trump.

Liên quan đến đại dịch, ông Trump cho rằng ngay cả không có vắc xin, nước Mỹ đã vượt qua khúc quanh trong trận chiến chống lại coronavirus và ông nói thêm rằng, đại dịch thể nào cũng sẽ chấm dứt.

“Nhiều công ty và phòng thí nghiệm lớn nhất của chúng ta, đang ra đời rất nhanh chóng với vắc xin".

"Họ đang làm rất tốt trong thời gian ngắn và rất nhanh, rồi sẽ được giao hàng nhanh chóng".

"Điều đó sẽ nhanh chóng kết thúc đại dịch; dù sao thì nó cũng kết thúc".

"Chúng ta đang đi đến lượt mình, nhưng vắc xin sẽ hết nhanh".

"Bởi vì chúng ta muốn cuộc sống bình thường, trở lại cuộc sống bình thường".

"Chúng ta chỉ thích cuộc sống bình thường bình thường mà thôi”, Donald Trump.

Ngược lại với những gì ông Trump nói, Đại học John Hopkins cho thấy các ca nhiễm tại Mỹ ở mức cao đến 83,718 trường hợp vào ngày thứ bảy, chỉ ít hơn một chút so với thứ sáu là 83,757 vụ, ít hơn được 39 ca nhiễm.

Trong khi đó, một vụ lây nhiễm mới tại Tòa Bạch Ốc ,khiến Chánh Văn Phòng của Phó Tổng Thống Mike Pence và những người thân cận với ông, bị dương tính.

Vào chiều thứ bảy, phát ngôn nhân cho ông Pence cho biết ông Marc Short, Chánh Văn Phòng của ông Pence thử nghiệm dương tính.

Trước đó trong ngày ông Pence và vợ thử nghiệm âm tính.

Phát ngôn nhân nói thêm rằng, Phó Tổng Thống sẽ không thay đổi lịch trình làm việc khi ông vận động trước ngày bầu cử 3 tháng 11.

Ông dự tính tiếp tục chương trình trong tuần nầy, mặc dù có tiếp xúc với phụ tá thân cận nhất tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ bảy.

Tại Detroit thuộc tiểu bang Michigan, ứng cử viên Phó Tổng Thống thuộc đảng Dân chủ là bà Kamala Harris nói rằng, ông Pence nên tuân thủ các hướng dẫn của Trung tâm Phòng Chống Dịch bệnh CDC, để tránh tiếp xúc và có thể lây lan virus.

“Ông ta nên theo đúng các hướng dẫn, trong khi chúng tôi đang làm như vậy".

"Tôi nghĩ những gì chúng ta xem là kiểu mẫu, đó là một tư cách tốt đẹp và đúng đắn, thì họ nên theo những gì chúng tôi hướng dẫn”, Kamala Harris.

Bà Harris cũng chỉ trích phản ứng của Tổng Thống Trump khi đối phó với đại dịch.

“Chiến dịch cuả ông Trump là thừa nhận thất bại".

"Tôi đã từng nói như vậy và ông Joe Biden cũng tuyên bố tương tự, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử".

"Đây là thất bại lớn nhất của bất cứ vị Tổng Thống nào, trong lịch sử nước Mỹ”, Kamala Harris.

Hồi đầu tháng nầy, hai nhân viên của bà Harris cũng thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Còn ông Joe Biden chỉ trích Tổng Thống Trump đặc biệt về việc cải thiện hạ tầng cơ sở.

“Donald Trump đã không thực hiện một điều chết tiệt nào, mà ông ấy nói rằng ông ấy sẽ làm".

"Ông ấy đã không mang lại được gì trên cơ sở hạ tầng, khi ông ấy đã nói chuyện vào năm 2017,18,19, 20, là sẽ cung cấp cho chúng ta một kế hoạch cơ sở hạ tầng".

"Ông ta đã không làm một điều chết tiệt nào cho đường xá của chúng ta, những cây cầu của chúng ta đang đổ nát, khi biến đổi khí hậu đang gia tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, không chỉ cháy rừng ở California và bão dọc bờ biển, mà ở đây ở Quận Luzerne, nơi lũ lụt dọc Susquehanna".

"Chúng ta có thể làm điều gì đó về chuyện đó, nhưng chúng ta phải đến với nhau”, Joe Biden.

Ông cho biết, có nhiều hy vọng cho tương lai nước Mỹ.

“Quí vị biết đấy, tôi lạc quan về tương lai của nước Mỹ, hơn là tôi đã từng tham gia vào chính trị".

"Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới, vượt qua mọi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn lúc chúng ta đã trải qua".
"Không có gì mà Mỹ không thể làm, khi chúng ta quyết định cùng nhau làm điều đó”, Joe Biden.
Liên quan đến đại dịch, ông Trump cho rằng ngay cả không có vắc xin, nước Mỹ đã vượt qua khúc quanh trong trận chiến chống lại coronavirus và ông nói thêm rằng, đại dịch thể nào cũng sẽ chấm dứt.

“Nhiều công ty và phòng thí nghiệm lớn nhất của chúng ta, đang ra đời rất nhanh chóng với vắc xin".

"Họ đang làm rất tốt trong thời gian ngắn và rất nhanh, rồi sẽ được giao hàng nhanh chóng".

"Điều đó sẽ nhanh chóng kết thúc đại dịch; dù sao thì nó cũng kết thúc".

"Chúng ta đang đi đến lượt mình, nhưng vắc xin sẽ hết nhanh".

"Bởi vì chúng ta muốn cuộc sống bình thường, trở lại cuộc sống bình thường".

"Chúng ta chỉ thích cuộc sống bình thường bình thường mà thôi”, Donald Trump.

Ngược lại với những gì ông Trump nói, Đại học John Hopkins cho thấy các ca nhiễm tại Mỹ ở mức cao đến 83,718 trường hợp vào ngày thứ bảy, chỉ ít hơn một chút so với thứ sáu là 83,757 vụ, ít hơn được 39 ca nhiễm.

Trong khi đó, một vụ lây nhiễm mới tại Tòa Bạch Ốc ,khiến Chánh Văn Phòng của Phó Tổng Thống Mike Pence và những người thân cận với ông, bị dương tính.

Vào chiều thứ bảy, phát ngôn nhân cho ông Pence cho biết ông Marc Short, Chánh Văn Phòng của ông Pence thử nghiệm dương tính.

Trước đó trong ngày ông Pence và vợ thử nghiệm âm tính.

Phát ngôn nhân nói thêm rằng, Phó Tổng Thống sẽ không thay đổi lịch trình làm việc khi ông vận động trước ngày bầu cử 3 tháng 11.

Ông dự tính tiếp tục chương trình trong tuần nầy, mặc dù có tiếp xúc với phụ tá thân cận nhất tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ bảy.

Tại Detroit thuộc tiểu bang Michigan, ứng cử viên Phó Tổng Thống thuộc đảng Dân chủ là bà Kamala Harris nói rằng, ông Pence nên tuân thủ các hướng dẫn của Trung tâm Phòng Chống Dịch bệnh CDC, để tránh tiếp xúc và có thể lây lan virus.

“Ông ta nên theo đúng các hướng dẫn, trong khi chúng tôi đang làm như vậy".

"Tôi nghĩ những gì chúng ta xem là kiểu mẫu, đó là một tư cách tốt đẹp và đúng đắn, thì họ nên theo những gì chúng tôi hướng dẫn”, Kamala Harris.

Bà Harris cũng chỉ trích phản ứng của Tổng Thống Trump khi đối phó với đại dịch.

“Chiến dịch cuả ông Trump là thừa nhận thất bại".

"Tôi đã từng nói như vậy và ông Joe Biden cũng tuyên bố tương tự, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử".

"Đây là thất bại lớn nhất của bất cứ vị Tổng Thống nào, trong lịch sử nước Mỹ”, Kamala Harris.

Hồi đầu tháng nầy, hai nhân viên của bà Harris cũng thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Còn ông Joe Biden chỉ trích Tổng Thống Trump đặc biệt về việc cải thiện hạ tầng cơ sở.

“Donald Trump đã không thực hiện một điều chết tiệt nào, mà ông ấy nói rằng ông ấy sẽ làm".

"Ông ấy đã không mang lại được gì trên cơ sở hạ tầng, khi ông ấy đã nói chuyện vào năm 2017,18,19, 20, là sẽ cung cấp cho chúng ta một kế hoạch cơ sở hạ tầng".

"Ông ta đã không làm một điều chết tiệt nào cho đường xá của chúng ta, những cây cầu của chúng ta đang đổ nát, khi biến đổi khí hậu đang gia tăng và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, không chỉ cháy rừng ở California và bão dọc bờ biển, mà ở đây ở Quận Luzerne, nơi lũ lụt dọc Susquehanna".

"Chúng ta có thể làm điều gì đó về chuyện đó, nhưng chúng ta phải đến với nhau”, Joe Biden.

Ông cho biết, có nhiều hy vọng cho tương lai nước Mỹ.

“Quí vị biết đấy, tôi lạc quan về tương lai của nước Mỹ, hơn là tôi đã từng tham gia vào chính trị".

"Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới, vượt qua mọi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ hơn lúc chúng ta đã trải qua".

"Không có gì mà Mỹ không thể làm, khi chúng ta quyết định cùng nhau làm điều đó”, Joe Biden.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share