Người đứng đầu Ngân hàng Thế giới nhìn thấy sự tàn phá của biến đổi khí hậu ở Tuvalu

Tuvalu - The Drowning Nation

Funafuti Atoll is at the front line against global warming. 15 feet above sea level at the highest point, rising levels are putting the population of 10,000 at risk. It is likely that this island nation will be the first country to disappear as a result of climate change. Tuvalu is the smallest country in the world, only 26 Km2. Already during the highest tides, sea water is forced up through the porous coral atoll, flooding many low lying areas. This salt water poisons the thin soil and makes growing crops very difficult, leaving the Tuvaluans dependant on expensive imports. Weather patterns are also altering. Increased storm activity is creating wave erosion with many parts of the island suffering land loss; trees are washed into the sea as the island is undercut. floodwater surrounds a house during one of the highest tides of the year. (Photo by Ashley Cooper/Corbis via Getty Images) Source: Getty / Ashley Cooper/Corbis via Getty Images

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Trong chuyến công du Thái Bình Dương và Úc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga đã đến thăm Tuvalu. Tại đây, ông đã quan sát những tác động nghiêm trọng và cấp tính của biến đổi khí hậu, cũng như vai trò của Ngân hàng Thế giới trong việc ứng phó.


Kể từ khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Ajay Banga đã đến thăm mọi khu vực mà Ngân hàng Thế giới hoạt động.

Giai đoạn cuối cùng của tiến trình này, bao gồm chuyến viếng thăm các quốc gia Quần đảo Thái Bình Dương, nơi đang chịu tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Tại Tuvalu, chuyến thăm của ông được chào đón và đây là lần đầu tiên một Chủ tịch Ngân hàng Thế giới thực hiện chuyến đi này.

Phần lớn trong số 11.000 cư dân của quốc gia này, sống trên các đảo san hô cao chưa đầy hai mét so với mực nước biển.

Trên thực tế, ông Banga cho biết, có thể thấy rõ mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra.

"Rõ ràng là họ không gặp vấn đề gì khi tạo ra loại tăng trưởng phát thải lớn, về cơ bản họ đang phải chịu tác động của biến đổi khí hậu và những gì nó gây ra cho họ”, Ajay Banga.

Ông cho biết, ông muốn viện trợ tài chính cho biến đổi khí hậu đóng vai trò lớn hơn nhiều, trong công việc mà Ngân hàng Thế giới đang thực hiện để giảm nghèo ở các quốc gia nghèo hơn.

"Ngoài ra với tôi, khả năng thích ứng và phục hồi không chỉ liên quan đến cơ sở hạ tầng, tức là về mặt vật chất".

"Nó còn liên quan đến cơ sở hạ tầng của con người và giúp họ có được chất lượng cuộc sống mà họ xứng đáng và cần đến”, Ajay Banga.

Trong 80 năm kể từ khi thành lập sau Thế chiến thứ hai, tổ chức cho vay đa phương này đã cấp hàng tỷ đô la tiền vay, cho 75 quốc gia nghèo nhất thế giới.

Các khoản tài trợ cũng được cung cấp thông qua Hiệp hội Phát triển Quốc tế của Ngân hàng Thế giới còn gọi là I-D-A.

Ông Banga cho biết ông sẽ thúc giục các quốc gia giàu có, bổ sung tiền cho I-D-A tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào tháng này, từ ngày 10 đến 24 tháng 9 năm 2024.

Các nhà hoạt động vì biến đổi khí hậu cho biết, điều quan trọng là viện trợ tài chính được cung cấp theo cách, giảm gánh nặng nợ nần cho các quốc gia nghèo ở Đảo Thái Bình Dương.
Grace Malie là một trong những người trẻ, đã trò chuyện với ông Banga trong chuyến thăm của ông.

Hiện 25 tuổi, cô cho biết cô nhớ lại lần đầu tiên biết về biến đổi khí hậu khi mới 8 tuổi, thông qua các cuộc trò chuyện với cha mẹ cô, những người đã giải thích lý do tại sao không gian sân chơi lại bị thu hẹp.

"Đây là một vấn đề cảm xúc và không công bằng, khi chúng ta phải đối mặt với những tác động tàn khốc của cuộc khủng hoảng này, mà chúng ta đóng góp rất ít và điều đang bị đe dọa là bản sắc của chúng ta đối với vùng đất của mình, bản sắc của chúng ta với tư cách là người Tuvalu và tương lai của con cái và hậu duệ của chúng ta và điều đó rất đáng lo ngại”, Grace Malie.

Cô xem thỏa thuận di cư vì khí hậu được ký kết giữa Tuvalu và Úc vào năm ngoái, với nhiều cảm xúc lẫn lộn.

Theo hiệp ước, từ năm tới, Úc sẽ cấp 280 thị thực hàng năm cho người Tuvalu, đang phải đối mặt với những nguy hiểm do biến đổi khí hậu gây ra.

"Tôi yêu đất nước của mình, tôi yêu quê hương và tôi thích làm những gì mình làm hằng ngày ở Tuvalu và tôi muốn ở lại".

"Tôi muốn ở lại đây trên đảo, tôi muốn con cái mình được trải nghiệm những gì tôi đang sống, ngoại trừ việc phải chịu tác động của biến đổi khí hậu”, Grace Malie.

Trong khi đó Phó chủ tịch Hội đồng Thanh niên Quốc gia Tuvalu là Talua Nivaga, coi lựa chọn chuyển đến Úc là biện pháp cuối cùng.

"Tôi đã từng là người ủng hộ và là người ủng hộ thanh niên cho vấn đề di chuyển vì khí hậu, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hiện đang yêu cầu mọi người phải di chuyển ở giai đoạn này".

"Những gì chúng tôi đang ủng hộ là con đường rõ ràng để mọi người di chuyển, khi nói đến các kịch bản xấu nhất và Hiệp ước Falepili đã chỉ ra một con đường rõ ràng, nhưng nó được cho là Kế hoạch B chứ không phải Kế hoạch A”, Talua Nivaga.

Ông cho biết ông đã thảo luận với ông Banga về tầm quan trọng của việc tạo việc làm và đào tạo kỹ năng cho những người trẻ tuổi trên đảo, bao gồm các kỹ năng mà người di cư vì khí hậu có thể cần.

Trong các cuộc đàm phán của Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương tại Tonga hồi tháng 8 năm 2024, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Tuvalu là Maina Talia, đã thúc giục Úc đặt ra thời hạn khẩn cấp, để chấm dứt nhiên liệu hóa thạch.

Điều đó sẽ bao gồm lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch.
Ngân hàng Thế giới cho biết vào tháng 12 rằng, họ sẽ triển khai 45 phần trăm nguồn tài trợ hàng năm của mình, cho việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu vào năm 2025.

Phó Thủ tướng Tuvalu là Panapasi Nelesoni cho biết, điều quan trọng là nguồn tài trợ phải đến được các quốc gia Đảo Thái Bình Dương cần nhất.

Ông cho biết mực nước biển dâng cao, đang khiến việc trồng rau trở nên khó khăn hơn, làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe.

"Nguồn tài trợ của IDA tức Hiệp hội Phát triển Quốc tế rất quan trọng, vì nó là khoản tài trợ được trao cho chúng tôi".

"Vì vậy, hiện tại chúng tôi rất khó vay tiền và chúng tôi muốn thấy sự tiếp tục hỗ trợ đó từ các nước giàu, xét đến vấn đề chúng tôi đang gặp phải với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao”, Panapasi Nelesoni.

Được biết Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga sẽ có bài phát biểu trước khán giả tại Viện Lowy ở Sydney, vào thứ Ba ngày 10 tháng 9 lúc 11 giờ sáng theo giờ đông bộ Úc Châu, về những thách thức kinh tế cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt và cách thúc đẩy sự thịnh vượng chung trên một hành tinh đáng sống.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 
Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share