Nghiên cứu quan trọng đầu tiên tại Úc tìm hiểu hậu quả của khói bụi cháy rừng đối với người mẹ và trẻ sơ sinh

A mother holds her newborn baby

A mother holds her newborn baby Source: Getty

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Các phụ nữ mang thai từng nhận được lời khuyến cáo rằng nếu hít phải bụi cháy rừng, thì có thể dẫn tới sinh non, con chậm phát triển hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nay một nghiên cứu đầu tiên của Úc tìm hiểu hậu quả của khói bụi từ cháy rừng lên cơ thể người mẹ và con cái. Tất cả những ai đã làm mẹ được thúc giục hãy đăng ký tham gia vào cuộc khảo sát quy mô toàn quốc này.


Khi bác sĩ Namita Mittal, sống ở Canberra, phát hiện mình mang thai hồi tháng Một, thì nước Úc đang ở cao điểm khủng hoảng cháy rừng của một Mùa hè Đen.

Lúc lửa nhuộm đỏ bầu trời và thành phố chìm trong những tầng khói dày đặc, bác sĩ Mittal nói cô quyết định tự nhốt mình trong nhà suốt mùa hè.

Bác sĩ Mittal đã sinh hạ hai đứa bé sinh đôi vào tháng Tám. Hai bé bị sinh thiếu tháng, một trong hai bé bị chậm phát triển, và khi sinh chỉ nặng 1,7 kg.

Mặc dù tỉ lệ sinh đôi thiếu tháng là rất phổ biến, nhưng bác sĩ Mittal nói cô còn lo lắng rằng hai em bé của mình có thể bị ảnh hưởng từ khói bụi cháy rừng trước đó.

Cô Mittal nay tham gia vào cuộc nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên của Úc, xem xét hậu quả của khói bụi từ cháy rừng lên những người mẹ và trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án này mong muốn có thêm nhiều phụ nữ di dân tham gia.

Nhà nghiên cứu dẫn đầu dự án, tiến sĩ Christopher Nolan nói ông hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp nước Úc lên kế hoạch chuẩn bị cho một thực tế mà các chuyên gia về thời tiết tin rằng những mùa cháy rừng sẽ ngày càng tồi tệ trong tương lai.

‘Những sự kiện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, và khi khí hậu thay đổi chúng ta có thể thấy những hiện tượng này ngày càng phổ biến. Chúng ta cần phải biết hậu quả của nó, chúng ta phải biết lo lắng vì những nguy cơ gì, nếu chúng tôi khám phá được một hậu quả thật sự quan trọng, thì chúng ta cần hành động để đề ra một phương án, cũng như hợp tác với chính phủ và các dịch vụ cộng đồng, dịch vụ y tế, để tìm cách giảm bớt nguy cơ cho những người mẹ và trẻ sơ sinh.’

Mặc dù các nghiên cứu tương tự từng được thực hiện tại Mĩ, nhưng tiến sĩ Nolan nói những mùa cháy rừng ở Mĩ không kéo dài và khốc liệt như tại Úc.

‘Những kết quả ban đầu từ nghiên cứu cho thấy ít nhất hai phần ba phụ nữ trong khu vực chúng tôi thực hiện khảo sát, bao gồm Lãnh thổ Thủ đô Canberra, dọc bờ biển phía Nam của NSW, đã bị ảnh hưởng bởi ngọn lửa tàn phá, và thật sự tại khu vực Riverina, hai phần ba phụ nữ đã cho biết họ bị hít phải khói bụi trầm trọng, với tầng khói dày đặc trong hơn bảy ngày. Vì vậy, đó là một sự ô nhiễm nghiêm trọng, mà chúng ta cần phải tìm hiểu hậu quả của sự ô nhiễm đó đối với sức khỏe của họ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh.’

Mặc dù kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Nolan sẽ không được tung ra cho tới đầu năm sau, nhưng một bác sĩ gia đình tại Albury nói cô đã chứng kiến hậu quả của mùa cháy rừng năm ngoái lên các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Bác sĩ Rebecca McGowan nói nhau thai của một người mẹ bị hít khói bụi trầm trọng hồi mùa hè vừa rồi đã bị phá hoại giống như của một người nghiện thuốc lá.

‘Là một GP, tôi từng nhìn thấy và lo lắng rất nhiều cho các em bé sinh ra nhỏ con, hoặc sinh thiếu tháng, đặc biệt một trường hợp khiến tôi mất ngủ - đó là một bà mẹ đã  bị hít phải khói cháy rừng quá nhiều. Cô đã đeo khẩu trang. Và cô rất cẩn thận. Nhưng nhau thai của cô đã bị ảnh hưởng khói bụi nghiêm trọng. Người phụ nữ đáng thương này bị các y tá hỏi đi hỏi lại nhiều lần là cô có hút thuốc không, bởi vì nhau thai của cô trông thật kinh khủng. Cô không biết hút thuốc. Cô chưa bao giờ đụng đến một một điếu thuốc nào trong đời. Nhưng nhau thai của cô đen thui và và sần sùi, nó thật khô và giòn nữa.’

Bác sĩ McGowan nói cô sợ rằng những ca giống như vậy sẽ càng tồi tệ hơn nếu không thực hiện ngay các hành động ý nghĩa để chống lại sự thay đổi khí hậu.

‘Khi chúng tôi nhìn vào toàn bộ vấn đề cháy rừng và hít khói bụi cháy rừng, bản thân tôi tự nhiên phải nghĩ ngay đến việc phòng ngừa. Nhưng không thể sử dụng y tế giống như ta sử dụng miếng băng cá nhân. Không thể vỗ vai người ta bảo họ tránh xa đi, mang khẩu trang vào, di tản đi, chạy thoát khỏi bụi cháy rừng đi. Mà tất cả chúng ta đều phải tỉnh thức và hành động ngay lập tức, để giảm bớt hậu quả của việc trái đất nóng lên. Bởi vì các đứa bé phụ thuộc vào chúng ta. Thế hệ tương lai phụ thuộc vào chúng ta.’


Share